Khởi động điện hạt nhân, nhóm ngành nào có thể hưởng lợi?

NGỌC ĐIỂM
14:54 19/02/2025

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp được tham gia trực tiếp vào thực hiện dự án điện hạt nhân trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng điện và cung cấp nguyên liệu, thiết bị sẽ là đơn vị hưởng lợi trước tiên.

Một nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Nguồn: World - Energy

Cơ chế đặc thù cho nhà máy điện hạt nhân

Sáng ngày 19/2, với 459/460 đại biểu tán thành, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quốc hội thông qua.

Theo đó, dự án được trao nhiều cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ. Đó là Quốc hội trao quyền cho Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện dự án; áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn với các gói thầu tư vấn, thực hiện dự án, thẩm tra báo cáo, thẩm định công nghệ…

Về phương án vốn, chủ đầu tư được vay, vay lại theo điều kiện ưu đãi (không chịu rủi ro tín dụng, không phải lập đề xuất chương trình, dự án dùng vốn ODA, vay ưu đãi… ). Chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đốn ứng từ nguồn vốn vay, trái phiếu; ngân hàng thương mại được miễn áp dụng quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với chủ đầu tư…

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội phê duyệt lần đầu vào năm 2009 với tổng công suất 4.000 MW, chia thành 2 nhà máy trên diện tích 1.642 ha. Song, đến năm 2016, dự án bị tạm dừng vì nhiều yếu tố.

Ngày 25/11/2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.

Theo quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam cần 150.000 MW công suất nguồn điện và đến 2050 thì cần khoảng 490.000 – 573.000 MW. Điện mặt trời và điện gió được kỳ vọng là nguồn năng lượng xanh trong tương lai nhưng thiếu ổn định, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, điện than đối mặt thách thức lớn trong cam kết giảm phát thải ròng.

Do vậy, việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được xác định không chỉ là lời giải cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần vào quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững, đưa nền khoa học công nghệ của đất nước phát triển lên tầm cao mới.

Với tầm quan trọng đó, tại cuộc họp tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2023, tầm nhìm đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII điều chỉnh) ngày 12/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam sẽ phát triển hạt nhân tập trung, hạt nhân quy mô nhỏ trên phạm vi cả nước. Quy hoạch điều chỉnh đề nghị là đến năm 2030 phải xác định không phải chỉ có Ninh Thuận mà ít nhất phải có 3 trong 8 điểm đã được xác định có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Doanh nghiệp hưởng lợi?

Theo KB Research, dự án gồm 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, tổng đầu tư dự kiến rơi vào 12 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn có thể được điều chỉnh sau khi Bộ Công thương bổ sung vào Quy hoạch điện VIII, bổ sung 4.000 MW vào lưới điện quốc gia.

Dự án này cùng với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ là các đại dự án đem lại nguồn việc lớn cho doanh nghiệp nhà thầu thi công, xây lắp hạ tầng… Hay nhóm thép và vật liệu xây dựng hưởng lợi từ nhu cầu xây dựng gia tăng.

Ninh Thuận – nơi đặt nhà máy điện hạt nhân được áp dụng cơ chế đặc thù trong việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án điện hạt nhân. Riêng mỏ khoáng sản thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông) đang hoạt động và còn hạn khai thác sẽ được nâng công suất tối đa 50% mà không phải lập dự án điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, bình luận dự án điện hạt nhân Ninh Thuận khởi động sẽ mang lại lợi ích trước hết cho đơn vị trực tiếp tham gia xây dựng dự án như thiết kết, tư vấn, xây dựng điện, thi công xây lắp và cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng.

Đồng thời, dự án mang tầm cỡ quốc gia, Nhà nước sẽ độc quyền trong việc đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Do vậy, nhiều khả năng Chính phủ sẽ giao cho đơn vị là doanh nghiệp nhà nước thực hiện.

Theo đánh giá của các đơn vị phân tích, các ngành nghề dưới đây có khả năng được hưởng lợi từ các dự án điện hạt nhân.

Đầu tiên là ngành khai thác và chế biến khoáng sản, do các nhà máy điện hạt nhân cần nhiều loại nguyên liệu đặc biệt như uranium, zirconium, titan, đồng, nhôm, chì, kẽm để sản xuất thiết bị và nhiên liệu. Các doanh nghiệp tiềm năng có thể hưởng lợi như Masan High-Tech Materials (MSR), Tổng công ty Khoáng sản TKV (Vimico), CTCP Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam...

Ngành sản xuất thép và kim loại đặc biệt với các đơn vị đầu ngành như Tập đoàn Hoà Phát, Tổng công ty Thép...

Ngành xây dựng, hạ tầng như Coteccons, Hoà Bình, Vinaconex, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà...

Ngành cơ khí, chế tạo máy, thiết bị điện như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty Xây dựng Cơ khí (Coma), CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM)...

Ngành vận tải, logistics như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các công ty vận tải, cảng biển...

  • Cùng chuyên mục
Triển vọng các nhóm ngành tiềm năng trên thị trường chứng khoán

Triển vọng các nhóm ngành tiềm năng trên thị trường chứng khoán

Dù thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh song việc lựa chọn giải ngân đầu tư ở nhóm ngành nào, cổ phiếu nào đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Đầu tư thông minh - 12/03/2025 07:00

Kích hoạt sóng bán vốn Nhà nước

Kích hoạt sóng bán vốn Nhà nước

Hoạt động bán vốn Nhà nước nhộn nhịp trở lại từ đầu năm, trong đó nổi bật nhất là phiên đấu giá trị giá 21.000 tỷ đồng của Becamex IDC.

Đầu tư thông minh - 11/03/2025 15:31

Gọi tên kênh đầu tư tối ưu năm 2025

Gọi tên kênh đầu tư tối ưu năm 2025

Môi trường kinh tế vĩ mô trong nước ổn định cùng quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên của Chính phủ là những nền tảng quan trọng hỗ trợ cho các kênh đầu tư.

Đầu tư thông minh - 11/03/2025 08:52

Đầu tư thế nào khi VN-Index vượt 1.300 điểm?

Đầu tư thế nào khi VN-Index vượt 1.300 điểm?

Ông Nguyễn Bá Huy, Giám đốc Đầu tư quỹ VLGF tại Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân có thể giải ngân trên thị trường chứng khoán thông qua các quỹ đầu tư cổ phiếu.

Đầu tư thông minh - 06/03/2025 10:12

Sếp Mirae Asset: Dòng vốn ngoại sẽ sớm trở lại

Sếp Mirae Asset: Dòng vốn ngoại sẽ sớm trở lại

Ông Kang Moon Kyung, Tổng Giám đốc Chứng Khoán Mirae Asset cho rằng những yếu tố như dự báo tăng trưởng kinh tế dự kiến tăng từ 8% trở lên, các cân đối vĩ mô ổn định, triển vọng nâng hạng đang đến gần sẽ giúp dòng vốn nước ngoài sớm trở lại TTCK trong thời gian tới.

Đầu tư thông minh - 05/03/2025 07:00

Chiến tranh thương mại và tác động đến Việt Nam

Chiến tranh thương mại và tác động đến Việt Nam

Song song với các tác động tích cực ngắn hạn mà nền kinh tế Việt Nam có thể tận dụng thông qua cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, vẫn còn rất nhiều thử thách và khó khăn mà doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt.

Đầu tư thông minh - 04/03/2025 07:45

VN-Index vượt 1.300 điểm, mua cổ phiếu nào?

VN-Index vượt 1.300 điểm, mua cổ phiếu nào?

Nhiều nhóm ngành, cổ phiếu đã có nhịp tăng mạnh theo VN-Index trong thời gian vừa qua, do đó việc tìm kiếm cơ hội đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng hơn, tránh tình trạng mua đuổi cổ phiếu đã ở vùng giá cao.

Đầu tư thông minh - 03/03/2025 07:00

Nhiều yếu tố hỗ trợ VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm

Nhiều yếu tố hỗ trợ VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm

Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Chứng khoán Yuanta Việt Nam, VN-Index hội tụ nhiều yếu tố để vượt xa mốc 1.300 điểm.

Đầu tư thông minh - 25/02/2025 12:12

UBCKNN đang xây dựng Đề án đào tạo và tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư

UBCKNN đang xây dựng Đề án đào tạo và tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư

Theo ông Nguyễn Công Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, UBCKNN đang xây dựng Đề án đào tạo nhà đầu tư và Đề án tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư để cụ thể hóa lộ trình và giải pháp triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Đầu tư thông minh - 25/02/2025 07:00

Động lực nào cho cổ phiếu cảng biển?

Động lực nào cho cổ phiếu cảng biển?

Các doanh nghiệp cảng biển đã có mùa BCTC quý IV/2024 rất tích cực, song những thông tin tốt và triển vọng phần nào đã phản ánh vào đà tăng của cổ phiếu nhóm này xuyên suốt 1 năm qua.

Đầu tư thông minh - 23/02/2025 15:28

Gọi tên nhóm cổ phiếu tiềm năng nhờ xúc tác lợi nhuận

Gọi tên nhóm cổ phiếu tiềm năng nhờ xúc tác lợi nhuận

Định giá toàn thị trường ở vùng thấp do nhóm ngân hàng và bất động sản. Lợi nhuận được dự báo phục hồi năm 2025 cùng định giá thấp là động lực cho 2 nhóm ngành này.

Đầu tư thông minh - 23/02/2025 10:01

Thống đốc NHNN: Chính sách tiền tệ, tỷ giá chịu rất nhiều áp lực

Thống đốc NHNN: Chính sách tiền tệ, tỷ giá chịu rất nhiều áp lực

Đánh giá về bối cảnh năm 2025, Thống đốc NHNN cho biết, diễn biến kinh tế thế giới và trong nước sẽ tiếp tục khó lường với độ mở cửa lớn của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN Việt Nam sẽ chịu rất nhiều áp lực.

Đầu tư thông minh - 21/02/2025 15:03

Vì sao VN-Index gặp khó ở mốc 1.300 điểm?

Vì sao VN-Index gặp khó ở mốc 1.300 điểm?

Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết VN-Index nhiều lần chinh phục mốc 1.300 điểm không thành công là do thiếu vắng sự tham gia đồng đều của các nhóm ngành trụ cột chính gồm ngân hàng, bất động sản, xây dựng & vật liệu, dịch vụ tài chính.

Đầu tư thông minh - 21/02/2025 11:52