[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'

THANH THANH
11:14 07/05/2025

Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.

Xung quanh Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Đánh giá đúng vai trò, vị thế kinh tế tư nhân

Cảm nhận của ông về Nghị quyết 68-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành, đâu là nội dung mà ông ấn tượng nhất?

TS. Nguyễn Đình Cung: Với cá nhân tôi, Nghị quyết 68 là Nghị quyết tôi chờ đợi từ lâu. Rất nhiều ý kiến đóng góp của tôi cũng như nhiều chuyên gia đều đã có trong Nghị quyết.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Nghị quyết này là chúng ta đã đánh giá đúng vai trò, vị trí và sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân cho đến nay, và đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Thứ hai, Nghị quyết đã đưa ra một hệ thống các giải pháp khá đồng bộ, đầy đủ và quyết liệt. Trong đó, các giải pháp tựu chung lại là giải quyết hai vấn đề căn bản đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân hiện nay, đó là doanh nghiệp không muốn lớn và doanh nghiệp không thể lớn được.

TS. Nguyễn Đình Cung. Ảnh: Trọng Hiếu.

Giải quyết hai vấn đề đó, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với giải pháp "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự". Phải nói, đó là một trong những giải pháp lâu nay có thể nói rất nhạy cảm, ít người bàn luận đến và trong các kiến nghị thường cũng không đầy đủ, không triệt để.

Lần này trong Nghị quyết đã đi khá đầy đủ và khá cụ thể những giải pháp mà không hình sự hóa các ngành kinh tế dân sự. Đồng thời với đó, có giải pháp là nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra kiểm tra và không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Tôi rất ấn tượng với giải pháp "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự". Đó là một trong những giải pháp lâu nay có thể nói rất nhạy cảm, ít người bàn luận đến và trong các kiến nghị thường cũng không đầy đủ, không triệt để.

TS. Nguyễn Đình Cung

Trong đó, một giải pháp mà trước đây đã có nhưng ở tầm Chính phủ. Hiện nay Bộ Chính trị đã quyết định đưa vào nghị quyết, đó là mỗi năm chỉ được thanh tra một lần đối với một doanh nghiệp.

Tôi cho đây là giải pháp mà thực sự tôi rất ấn tượng bởi vì lâu nay, đây là một lĩnh vực mà khi doanh nghiệp có quy mô lớn lên, kinh doanh đa ngành đều cảm thấy chưa an toàn và gặp những rủi ro pháp lý và từ đó người ta "là là, chần chừ, do dự" trong việc mở rộng đầu tư kinh doanh thậm chí là chấm dứt hoặc không mở hoạt động kinh doanh.

Nghị quyết 68 đưa ra một số mục tiêu cụ thể, như mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030. Nhưng thực tế mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp chúng ta đã nhiều lần "lỡ hẹn". Ông có kỳ vọng vào mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp lần này không?

TS. Nguyễn Đình Cung: Thực ra mục tiêu tương tự thế này chúng ta đã đặt ra. Trước đây, chúng ta đặt ra mục tiêu là đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp nhưng đến bây giờ năm 2025 rồi vẫn chưa được 1 triệu doanh nghiệp. Rồi chúng ta lại đặt mục tiêu đến 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp.

Rõ ràng chúng ta đã không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nên nhớ 1 triệu hay 1,5 triệu doanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động chứ không phải là doanh nghiệp đăng ký thành lập.

Và với mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030 thì mỗi năm chúng ta phải có thêm 200.000 doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng năm thứ nhất là 20%, năm thứ hai là khoảng 16%, năm thứ ba khoảng 14%, và cuối cùng là khoảng hơn 10%. Mà hiện nay chúng ta tăng trưởng như vậy, chỉ có 3-4%, thậm chí là âm tăng trưởng.

Thực sự để đạt được mục tiêu này là kết quả tổng hòa của tất cả các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, về những giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, doanh nghiệp tiếp cận vốn, đất đai doanh nghiệp tiếp cận học công nghệ, cùng với đó là hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Tóm lại là phải tổng hòa các giải pháp để thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW, bởi vì muốn đạt được 200.000 doanh nghiệp mỗi năm, đầu tiên chúng ta phải cải thiện một cách triệt để thủ tục gia nhập thị trường, thủ tục thành lập doanh nghiệp, phải tạo một môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, thực sự an tâm, an toàn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Khu vực kinh tế tư nhân được xác lập là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc dân. Ảnh: Bảo Lâm.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói là một môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp cùng tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh tạo sản phẩm cho xã hội.

Và như vậy, rút kinh nghiệm của những lần trước, tôi cho rằng lần này phải giao cho một bộ hay là một cơ quan cụ thể và gắn trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Ví dụ, mỗi năm phải có 200.000 doanh nghiệp thì mỗi tháng phải có thêm 17.000 doanh nghiệp. Bộ phận này phải đánh giá hàng tháng, hàng quý, đánh giá 6 tháng, một năm.

Và từ đánh giá đó phải rút ra được kết luận tại sao số doanh nghiệp gia nhập thị trường chưa đạt được, vì sao doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đồng thời đề xuất giải pháp kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền nếu như việc thực thi này gặp phải vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Cần tránh cách làm theo lối truyền thống

Như vậy, cách thực hiện sẽ rất khác. Liệu rằng có "hiện thực" được cách thức như ông vừa đề xuất?

TS. Nguyễn Đình Cung: Nghị quyết 68-NQ/CP vừa đặt giải pháp vừa đặt mục tiêu mà mục tiêu đặt ra rất cao trong một thời gian tương đối ngắn phải đạt được mục tiêu đó. Điều này tạo áp lực cực kỳ lớn đối với Chính phủ cũng như là các cơ quan bộ máy thực thi nghị quyết.

Ở đây tôi vẫn cảm nhận thấy giữa mục tiêu, giải pháp và cách thức thực hiện, thì cách thức thực hiện chưa đủ mức khác biệt để người ta tin rằng chúng ta sẽ tạo ra một sự thay đổi căn bản có tính bước ngoặt trong thời gian ngắn.

Quốc hội cần ban hành một nghị quyết đặc biệt về phát triển kinh tế tư nhân, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý đối với hàng ngàn dự án đầu tư hiện nay. Việc loại bỏ các rào cản này sẽ giải phóng nguồn lực lớn, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong năm nay và những năm tới.

TS. Nguyễn Đình Cung

Tôi cho rằng cách thức thực hiện của chúng ta vẫn là Chính phủ, Quốc hội, các bộ các địa phương ban hành các kế hoạch hành động. Và như vậy, có thể cách thức thực hiện đó vẫn dựa vào bộ máy hành chính nhà nước để thực thi nghị quyết. Chúng ta biết là cách thức thực hiện này rất chậm, có thể 3-4 tháng thậm chí 6 tháng mới có thể có được kế hoạch hành động, như thế là hết năm 2025 rồi.

Ví dụ, việc rà soát bãi bỏ điều kiện kinh doanh, tháo bỏ các điểm nghẽn. Với cách thức thực hiện bấy lâu nay là các bộ rà soát, tôi cho rằng thông thường không thể loại bỏ được quan điểm, cách nhìn, thậm chí là lợi ích cục bộ. Điều này thiếu tính khách quan, thiếu tính độc lập và thiếu tính triệt để, tính nhất quán trong việc cải cách thực hiện Nghị quyết.

Theo tôi, cách thức thực hiện này phải có sự chỉ đạo áp đặt từ trên xuống, giống như lâu nay chúng ta vẫn thấy là việc tinh giản bộ máy. Như vậy, việc tinh giản bộ máy và thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW phải là cuộc cách mạng tinh giảm quy định.

Phải bãi bỏ nhiều văn bản pháp luật không còn cần thiết (nhiều văn bản pháp luật, nhiều nội dung trong các văn bản pháp luật hầu hết thủ tục hành chính theo lối xin - cho), chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đó rõ ràng là một thay đổi nó có tính bước ngoặt của hệ thống thể chế cũng như cách thức quản lý Nhà nước.

Về phía Chính phủ cũng nên thành lập một Tổ công tác đặc biệt với thành phần chủ yếu là các chuyên gia độc lập có kinh nghiệm, có trải nghiệm, có tâm huyết, có kiến thức trong cải cách pháp luật, cải cách thể chế. Tổ công tác này cũng có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ của Tổ công tác này là rà soát, đánh giá khách quan các quy định, điều kiện kinh doanh, nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và phù hợp thực tiễn. Chỉ có như vậy mới làm rõ đúng mức các số liệu, đưa ra các đề xuất chính xác, thúc đẩy phát triển tư nhân.

Nếu thực hiện đúng các nhiệm vụ này, tôi tin rằng đến hết năm 2025 chúng ta mới có thể hoàn tất công cuộc rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, từ đó giảm chi phí tuân thủ, nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, hết năm 2025 chúng ta mới có thể hoàn tất công cuộc rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, từ đó giảm chi phí tuân thủ, nâng cao hiệu quả phát triển doanh nghiệp. Ảnh: Bảo Lâm.

Thực ra, bây giờ chúng ta nói là bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh, giảm 30% chi phí tuân thủ nhưng 30% của cái gì thì không ai biết, mà chỉ có rà soát độc lập với các tiêu chí rõ ràng mới đánh giá đầy đủ, khách quan và độc lập. Lúc đó, các kiến nghị thay đổi mới nhất quán, độc lập, mới trúng với những yêu cầu của cải cách thể chế thúc đẩy phát triển.

Chúng ta cần tránh cách làm theo lối truyền thống. Nếu cứ duy trì theo cách cũ, mục tiêu khó có thể hoàn thành. Điều đó sẽ làm lỡ cơ hội phát triển của đất nước.

Thay vào đó, chúng ta phải chủ động quan sát, lắng nghe ý kiến, đề ra các cách làm khác, sáng tạo hơn. Quốc hội, các cơ quan liên quan cần góp ý, bàn luận nhiều hơn để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn.

Chúng ta có thể sửa sai, điều chỉnh để phù hợp hơn và tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị, tổ chức tốt và hệ thống giải pháp đồng bộ, mục tiêu của Nghị quyết 68-NQ/TW sẽ thành công.

Trong kỳ họp lần này, Quốc hội cần ban hành một nghị quyết đặc biệt về phát triển kinh tế tư nhân, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý đối với hàng ngàn dự án đầu tư hiện nay. Việc loại bỏ các rào cản này sẽ giải phóng nguồn lực lớn, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong năm nay và những năm tới.

Đây là một giải pháp không thể thiếu, có thể quyết định sự thành công của các mục tiêu phát triển, đồng thời tăng niềm tin về khả năng thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW như đã đề cập.

Doanh nghiệp vốn là những chủ thể thông minh. Do đó, quan trọng nhất là tạo cơ hội, xây dựng điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

TS. Nguyễn Đình Cung

Chúng ta cần có cách tiếp cận mới, đổi mới phương thức hành động, tránh chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà phải chuyển sang hành động quyết liệt, đáng tin cậy. Chính phủ giữ vai trò trung tâm trong việc đề xuất các giải pháp, còn Quốc hội tham gia thông qua luật, đề xuất chính sách phù hợp, dựa trên các đề xuất và kiến nghị cụ thể. Phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách là rất quan trọng.

Tôi hy vọng Nghị quyết 68-NQ/TW chúng ta đã có một khi suy nghĩ khác so với trước đây thì cách thức thực thi cũng phải khác để khu vực kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân như tinh thần của Nghị quyết đã nhấn mạnh.

Vậy với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ông có gợi ý gì để có thể nắm bắt cơ hội trong bối cảnh hiện nay?

TS. Nguyễn Đình Cung: Thực tế, tôi không nghĩ rằng Nhà nước có thể hoặc cần "can thiệp" quá sâu hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vốn là những chủ thể thông minh. Do đó, quan trọng nhất là tạo cơ hội, xây dựng điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

Muốn lớn mạnh và mở rộng quy mô, doanh nghiệp không thể tiếp tục đầu tư theo kiểu tràn lan, tùy tiện và quản lý theo lối cũ, thiếu khoa học. Thay vào đó, cần quản lý chuyên nghiệp, có hệ thống, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, chuyên môn hoá. Điều này đòi hỏi người quản lý, nhà đầu tư phải liên tục học hỏi, thay đổi tư duy để thích nghi với xu thế và cảnh quan phát triển mới.

Chỉ khi đó, chúng ta mới tận dụng tốt các cơ hội phát triển bền vững thay vì theo kiểu ngắn hạn. Đồng thời, vấn đề kinh doanh có trách nhiệm cũng phải được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp không chỉ hướng tới lợi ích riêng mà còn phải có trách nhiệm xã hội, coi tài sản của mình là tài sản của cộng đồng, sản phẩm của xã hội.

Người chủ doanh nghiệp cần có tinh thần cống hiến, đam mê và ý thức phục vụ lợi ích chung. Khi doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên tinh thần đó, thì sự phát triển sẽ bền vững.

Xin trân trọng cám ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Sự kiện - 07/05/2025 11:45

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir

Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.

Sự kiện - 07/05/2025 08:23

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 07/05/2025 06:00

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?

Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.

Sự kiện - 06/05/2025 19:08

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.

Sự kiện - 06/05/2025 17:11

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.

Sự kiện - 06/05/2025 15:36

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam

Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự kiện - 06/05/2025 13:50

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'

Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.

Sự kiện - 06/05/2025 13:15

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân

Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).

Sự kiện - 06/05/2025 13:13

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sự kiện - 06/05/2025 06:45

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược

Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.

Sự kiện - 05/05/2025 16:24

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Sự kiện - 05/05/2025 11:49