Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng: Xác định lại vai trò chủ thể phát triển

GS-TSKH. NGUYỄN MẠI
06:00 11/04/2025

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh chóng hàng loạt vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi phải có tư duy mới về phát triển, xác định lại vai trò các chủ thể phát triển.

Nhà nước từ chỗ đơn thuần là công cụ quản lý quốc gia chuyển sang làm chức năng cơ quan công quyền, quản lý xã hội, phục vụ, cung cấp dịch vụ công - Nhà nước kiến tạo phát triển. Nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện thuận lợi cho các khu vực kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hợp tác, nhằm thực hiện mục tiêu của các chiến lược phát triển.

Nhà nước

Đường lối cuả Đảng và chủ trương của Nhà nước coi việc hoàn thiên thể chế, luật pháp tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế là vấn đề quan trọng nhất để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng đổi với đầu tư, kinh doanh.

Đối với Kinh tế tư nhân, Luật Doanh nghiệp năm 1999 với những quy định khá thuận lợi đối với việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra bước đột phá về thể chế.

Ba nhân tố cộng hưởng là (1) Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, (2) Việc điều hành của Chính phủ thông qua hoạt động của Tổ công tác đã kịp thời tiếp nhận thông tin phản hồi từ các địa phương và doanh nghiệp. Tổ trực tiếp đưa ra giải pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với Thủ tướng chính phủ kèm theo phương án giải quyết các vấn đề phát sinh. (3) Dư luận xã hội thông qua các cơ quan truyền thông rất đồng tình và tạo thành một trào lưu bỏ vốn thành lập doanh nghiệp. Do vậy khắp các địa phương trong cả nước hàng chục vạn doanh nghiệp mới thành lập, huy động nguồn vốn to lớn trong dân cư, khơi dậy ý tưởng mới, sáng kiến kinh doanh của người dân.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được ban hành để thống nhất khung khổ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của các loại hình hình doanh nghiệp: DN nhà nước, DN tư nhân, DN FDI. Đó là bước tiến lớn trong quá trình hình thành thể chế theo kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đó kinh tế tư nhân tiếp tục được phát triển.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, tạo môi trường pháp lý thông thoáng hơn cho kinh doanh như thay Giấy phép kinh doanh bằng Giấy Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tự quyết định mọi hoạt động trong khung khổ pháp luật, kể cả tự khắc dấu… đã được DN trong nước và DN FDI đánh giá cao, kỳ vọng tạo ra luồng gió mới đối với đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.

Tuy vậy, luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch, ổn định, chưa đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, nhất là các nguồn lực của Nhà nước, tiếp cận các cơ hội kinh doanh. Việc gia nhập và rút khỏi thị trường còn nhiều rào cản, thậm chí Luật Phá sản hầu như không được thực thi vì có nhiều quy định không phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khi có hiệu lực thi hành đến nay chưa có tác dụng đối với đại bộ phận SMEs do các quy định về hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi, tiếp nhận từ các Quỹ hỗ trợ về khoa học, công nghệ, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản trị doanh nghiệp do thủ tục hành chính khá phức tạp tương tự như thủ tục cấp phát ngân sách của nhà nước. Nhiều ngân hàng thương mại có gói tín dụng ưu đãi lãi suất thấp nhưng đòi hỏi doanh nghiệp thế chấp tài sản, không có nhiều ngân hàng thực hiện tín chấp, nên khi cần trả lương, mua nguyên liệu để tiếp tục sản xuất thì doanh nghiệp phải vay tín dụng đen với lãi suất khá cao.

Luật Doanh nghiệp quy định nhiều nội dung tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng một số luật chuyên ngành nhất là luật thuế, luật Hải quan, luật xây dựng, luật phòng chống cháy nổ, luật bảo vệ môi trường có nhiều nội dụng không tương thịch với Luật Doanh nghiệp, gây ra tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí cả người thực thi pháp luật và đối tượng chịu điều chỉnh pháp luật có nhận thức không thống nhất về một điều khoản hay chi tiết được quy định.

Tình trạng khá phổ biến là luật đã đến thời hiệu thực thi nhưng chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn, thậm chí do lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm nên phát sinh mâu thuẫn giữa luật với văn bản dưới luật đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong đầu tư và kinh doanh, nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, nguồn lực để phát triển.

Thực thi luật pháp còn nhiều bất cập, một số chính quyền tỉnh, thảnh phố ban hành quy định trái pháp luật, không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tồn tại nhiều chi phí không chính thức; Thủ tục hành chính phiên hà; Một bộ phận cán bộ, công chức Nhà nước quan liêu, lạm dụng chức quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, trở ngại làm môi trường đầu tư và kinh doanh thiếu an toàn, thuận lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Để khắc phục những điểm nghẽn trên đây, Nhà nước đang đẩy nhanh quá trình hoàn thiện luật pháp theo định hướng của Đảng tại các Nghị quyết ban hành trong thời gian gần đây. Đối với kinh tế tư nhân, kiến nghị cần nhanh chóng ban hành Luật về Tập đoàn kinh tế, Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ thay cho Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, sửa đổi, hoàn thiện Luật Đối tác công tư theo hướng bình đẳng, cùng có lợi giữa nhà nước với doanh nghiệp, với các phương thức BOT, BOO và BT. Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích với những ưu đãi cao các Tập đoàn kinh tế hợp tác, hỗ trợ có kết quả với SMEs trong quá trình chuyển sang doanh nghiệp số, sản xuất xanh, liên kết theo chuỗi.

Cộng đồng doanh nghiệp

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện; Hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, hình thành một số thương hiệu hàng hóa và dịch vụ có uy tín cao, không những chiếm thị phần ngày càng tăng trên thị trường trong nước, mà còn hợp tác và cạnh tranh có kết quả với các đối tác nước ngoài trong thương mại và đầu tư quốc tế.

Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, góp phần quan trọng huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Thế và lực của kinh tế tư nhân đã được gia tăng, nếu như trong hai thập niên đầu từ khi Nhà nước chủ trương Đổi mới & Hội nhập, phần lớn công trình xây dựng hạ tầng kỷ thuật, khai thác dầu khí, khoáng sản, xây dựng nhà máy chế tạo, khách sạn quy mô lớn, hiện đại, dịch vụ ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm do doanh nghiệp, nhà thầu nước ngoài thực hiện, thì ngày nay các tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam không những đủ năng lực thiết kế, thi công với đội ngũ cán bộ chỉ huy, chuyên gia công nghệ có trình độ chuyên môn cao, bằng máy móc thiết bị hiện đại, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, mà còn thực hiện trong thời gian ngắn hơn, kinh phí thấp hơn, do đó có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.

Tuy vây, phần lớn SMEs thiếu chiến lược kinh doanh thích ứng với sự biến động của thị trường thế giới và trong nước, một số doanh nghiệp vẫn kinh doanh theo phương thức "ăn xổi, ở thì", trình độ quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới, năng lực tài chính còn hạn chế; cạnh tranh không lành mạnh, tranh thủ quan hệ với công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước để "xin" dự án, tiếp cận cơ hội đầu tư bằng cả biện pháp không chính đáng như hối lộ đất đai, biệt thự, tiền bạc; một số doanh nhân đã bị xử lý hình sự.

Quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân đã chuyển biến tích cực so với trước đây, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu bình đẳng giữa doanh nhân làm chủ doanh nghiệp quy mô lớn với doanh nhân SMEs trong khi tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ, khi vay tín dụng của ngân hàng thương mại. Một số doanh nghiệp quy mô lớn ít quan tâm việc hợp tác, hỗ trợ SMEs, nhất là khi có biến động về giá cả thị trường, ứng phó với khủng hoảng kinh tế.

Nhiều hiệp hội ngành nghề đã trở thành trung tâm tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành nghề, liên doanh, liên kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hợp tác kinh tế quốc tế; xúc tiến thương mại, đầu tư, nghiên khảo sát thị trường trong và ngoài nước. bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp hội viên với Nhà nước và chính quyền địa phương, tổ chức hội thảo, tọa đàm, triển lãm, xuất bản ấn phẩm thông tin, quảng bá doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các doanh nghiệp về quản lý, pháp luật, nghiệp vụ kinh doanh; về đầu tư, sở hữu trí tuệ; về kinh tế thị trường, hòa giải quyết các tranh chấp hợp đồng…

Tuy vậy, không ít hiệp hội chưa làm đúng chức năng cúa mình, ít có các hoạt động mang lại lợi ích cho hội viên, không đủ năng lực phản biện để hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến nghề nghiệp, tư vấn cho hội viên nhất là SMEs về những yếu tố mới liên quan đến cơ hội kinh doanh, tiếp cận thị trường của hội viên.

Doanh nghiệp tư nhân, nhất là SMEs cần coi chuyển sang doanh nghiệp số, thực hiện sản xuất xanh, sản phẩm xanh là xu hướng chủ đạo để tồn tại và phát triển, nếu không muốn bị đào thải. Do vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, bồi dưỡng nhân lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chủ động tiếp cận với các Quỹ đầu tư, Quỹ khuyến khích khoa học và công nghệ, tín dụng ưu đãi của ngân hàng, tham gia chuỗi giá trị sản phẩm để tăng lợi nhuận, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

Quan hệ giữa các chủ thể

Từ năm 2015 đến nay, nước ta chuyển sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, đã có nhiều mô hình thành công trong mối liên kết của các chủ thể trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Trong nông nghiệp là mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước -Nhà nông- Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học với nhiều cấp độ thích ứng vùng miền, với chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, thương mại, dịch vụ. Trong công nghiệp là liên kết theo chuỗi cung ứng sản phẩm từ vật tư, nguyên liệu, logicstic, bán buôn, bán lẻ. Trong xây dựng là liên kết giữa cơ sở sản xuất vật tư, thiết bị nội thất, công ty vận chuyển, nhà thầu, đơn vị thi công.

Một số tỉnh, thành phố đã thực hiện mô hình liên kết khá chặt chẽ, Chính quyền đề ra chủ trương, quy định cơ chế liên kết, hướng dẫn, vận động các chủ thể tham gia; doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn, ứng dụng công nghệ, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhà máy chế biên nông sản, thực phẩm, tổ chức quản lý dự án; Người nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản và trở thành cổ đông, được chia cổ tức, được tuyển dụng thành người lao động; Nhà khoa học nhận đặt hàng của doanh nghiệp thực hiện đề án nghiên cứu, chuyển giao cho doanh ngiệp công nghệ mới, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và hiệu quả cao.

Một số mô hình thực hiện liên kết có hiệu quả như Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH Cường Tân (tỉnh Nam Định), Công ty cổ phần Gentraco - Cần Thơ. Tập đoàn Lộc Trời và Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã xây dựng các đề án phát triển cánh đồng lớn giai đoạn 2015 - 2020, hỗ trợ nông dân thành lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, làm tổ chức trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân. Sau khi thành lập hợp tác xã, Tập đoàn Lộc Trời đã cử nhân viên kỹ thuật hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý, giúp các hợp tác xã chủ động trong việc sản xuất.

Ngày 1/9/2016, Vingroup triển khai Chương trình hỗ trợ và liên kết với các hợp tác xã và hộ nông dân tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn, góp phần xây dựng tư duy sản xuất nông nghiệp xanh hiệu quả và bền vững.

Công ty Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco, Vingroup trực tiếp đào tạo và hướng dẫn các hộ nông dân có nhu cầu về quy trình sản xuất sạch; hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và giống; kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và trước thu hoạch; thu mua sản phẩm và hỗ trợ phát triển thương hiệu với chu trình từ đồng ruộng đến siêu thị, chương trình được kỳ vọng sẽ cắt giảm tối đa các khâu trung gian, tập trung nâng cao chất lượng nông sản cung ứng ra thị trường. Chương trình có tổng ngân sách khoảng 300 tỷ đồng cho năm đầu tiên, trực tiếp hỗ trợ 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân; trong đó 50 tỷ đồng để xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng với 300 người. Điều kiện tham gia chương trình là các hộ sản xuất có quy mô tối thiểu trên 1 ha, cam kết sản xuất nông sản sạch, an toàn; ưu tiên những hộ sản xuất đã đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc chuyên sản xuất trái cây đặc sản theo vùng miền. Nông sản, thực phẩm được tiêu thụ trong các hệ thống bán lẻ của Vingroup dưới thương hiệu của VinEco hoặc thương hiệu riêng của đối tác.

Tuy vậy, đến nay số doanh nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi trong công nghiệp, xây dựng, và dịch vụ còn quá ít; liên kết 4 nhà trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá thấp, kết quả khá khiêm tốn mặc dù lợi ích các bên và tiềm năng là rất lớn. Một số địa phương chưa coi trọng việc thực hiện chủ trương của Đảng về liên kết nên chưa trở thành hiện tượng phổ biến mà chỉ tập trung vào một số ngành hàng có điều kiện nhất định. Một số hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp chưa coi trọng tham gia liên kết theo chuỗi sản phẩm là định hướng quan trọng của Chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của mình trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.

Để mối liên kết các chủ thể phát triển ngày càng gắn kết, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

(1) Chính phủ chỉ đạo các bộ quản lý ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng khảo sát, chọn lọc các mô hình liên kết, các chủ thể thành công từng ngành nghề, từ đó chỉ đạo các địa phương nhân rộng ra cả nước với điều kiện chú trọng đặc thù từng tỉnh, thành phố, để tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế - xã hội của sản phẩm, của ngành và của quốc gia.

(2) Hiệp hội ngành nghề cần từ các mô hình thành công nhân rộng ra các địa phương khác, trong đó coi trọng sự hợp tác, hỗ trợ của tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp quy mô lớn, công ty tư vấn, dịch vụ với SMEs để đáp ứng đủ điều kiện tham gia liên kết theo chuỗi sản phẩm.

(3) Hàng năm cần có tổng kết, lựa chọn các mô hình liên kết để lựa chọn mô hình tiêu biểu, tổ chức các buổi lễ vinh danh tổ chức, cá nhân có đáng góp vào việc thực hiện liên kết các chủ thể phát triển.

Kinh tế tư nhân nước ta đang đứng trước cơ hội mới phát triển nhanh hơn về số lượng, chất lượng và hiệu quả, để cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế FDI đóng góp quan trọng vào gia tăng tốc độ phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình phát triển, thực hiện các mục tiêu đến năm 2030 - 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đến năm 2045 - 100 năm thành lập nước Việt Nam – Dân chủ - Cộng hòa.

  • Cùng chuyên mục
Thuế quan của Mỹ sẽ tác động tới tâm lý người mua nhà

Thuế quan của Mỹ sẽ tác động tới tâm lý người mua nhà

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thị trường bất động sản đứng trước khả năng bị ảnh hưởng do liên quan tới nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, còn người mua nhà có thể sẽ mang tâm lý thận trọng hơn.

Đầu tư - 11/04/2025 06:54

Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa thi công dự án nghìn tỷ ở Nha Trang

Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa thi công dự án nghìn tỷ ở Nha Trang

CTCP Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa thi công các hạng mục tại Nút giao Ngọc Hội (tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) như cam kết trước đó.

Đầu tư - 10/04/2025 18:06

Khi nào người trẻ nên vay mua nhà?

Khi nào người trẻ nên vay mua nhà?

Trong bối cảnh giá bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội liên tục neo cao, giấc mơ an cư của người trẻ dưới 35 tuổi càng trở nên xa vời. Với thu nhập trung bình và thời gian tích lũy ngắn, nhóm lao động trẻ đang phải đối mặt với bài toán chưa làm gì để sở hữu nhà ở giữa thành phố đắt đỏ?

Đầu tư - 10/04/2025 15:44

Quảng Nam 'bật đèn xanh' cho Đại Quang Minh làm dự án 7.200 tỷ đồng

Quảng Nam 'bật đèn xanh' cho Đại Quang Minh làm dự án 7.200 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh (thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn THACO) được tỉnh Quảng Nam cho phép lập hồ sơ đề xuất đầu tư các dự án "nghìn tỷ" theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đầu tư - 10/04/2025 15:44

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn làm dự án chuyển đổi năng lượng tại Quảng Trị

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn làm dự án chuyển đổi năng lượng tại Quảng Trị

Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng O-Door cùng đối tác liên doanh (Tập đoàn GEO, Nhật Bản) đề xuất phương án thực hiện dự án chuyển đổi năng lượng tại tỉnh Quảng Trị.

Đầu tư - 10/04/2025 15:43

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng: Cơ hội phát triển

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng: Cơ hội phát triển

Bối cảnh chính trị, kinh tế, thị trường thế giới diễn biến phức tạp, khó dự báo là thách thức đối với các quốc gia, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy vậy nước ta đang đứng trước cơ hội thuận lợi để gia tăng tốc độ phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, tạo điều kiện để các khu vực kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân phát triển.

Đầu tư - 10/04/2025 14:10

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea

Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.

Công nghệ - 10/04/2025 13:59

Loạt dự án lớn ở Đà Nẵng đang triển khai ra sao?

Loạt dự án lớn ở Đà Nẵng đang triển khai ra sao?

Trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang triển khai nhiều dự án lớn như Cảng Liên Chiểu, Nobu Residences Đà Nẵng, FPT 3 và 4...

Đầu tư - 10/04/2025 12:16

Đà Nẵng liên tục cảnh báo về việc mua bán nhà ở xã hội

Đà Nẵng liên tục cảnh báo về việc mua bán nhà ở xã hội

Chủ đầu tư dự án chung cư An Trung 2 khẳng định chưa từng thực hiện việc mở bán bất kỳ căn hộ nào tại khối A, B của dự án này.

Đầu tư - 10/04/2025 10:29

Doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư nhà máy 52 triệu USD ở Bình Định

Doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư nhà máy 52 triệu USD ở Bình Định

Công ty Mascot International A/S (trụ sở tại Đan Mạch) đầu tư hơn 1.290 tỷ đồng (52 triệu USD) để đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm may mặc chất lượng cao, kho bãi và trung tâm kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu tại Bình Định.

Đầu tư - 10/04/2025 10:28

'Soi' tiến độ dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD của PV Power

'Soi' tiến độ dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD của PV Power

Tiến độ tổng thể gói thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) tại dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 của PV Power hoàn thành 96%. Song song với việc tiến hành chạy thử, công ty cũng ký kết mua khí LNG cho giai đoạn vận hành thương mại. Như kế hoạch đã đặt ra, Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6, Nhơn Trạch 4 là tháng 9 năm nay.

Đầu tư - 10/04/2025 09:11

ADB: Cần chờ thêm tín hiệu để đánh giá dòng vốn FDI tại Việt Nam nếu bị Mỹ áp thuế quan

ADB: Cần chờ thêm tín hiệu để đánh giá dòng vốn FDI tại Việt Nam nếu bị Mỹ áp thuế quan

Theo đại diện ADB, cần tính đến yếu tố tính cạnh tranh tương đối của Việt Nam trong bối cảnh các nước khác trong khu vực cũng bị áp thuế với các mức độ khác nhau.

Đầu tư - 10/04/2025 06:45

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 chỉ đạt 6,6%

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 chỉ đạt 6,6%

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Theo đó, GDP Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026, sau khi tăng mạnh ở mức 7,1% vào năm ngoái.

Đầu tư - 09/04/2025 12:32

Bình Định thu hồi dự án 5.000 tỷ dang dở gần một thập kỷ

Bình Định thu hồi dự án 5.000 tỷ dang dở gần một thập kỷ

Sau gần thập kỷ thi công dang dở, dự án Khu đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng được tỉnh Bình Định thu hồi, chuẩn bị đưa ra đấu thầu.

Đầu tư - 09/04/2025 11:31

Hàng loạt dự án bất động sản vẫn 'tê liệt' vì định giá đất

Hàng loạt dự án bất động sản vẫn 'tê liệt' vì định giá đất

Dù đã có nghị định mới để tháo gỡ những bất cập trong công tác định giá đất tại hàng loạt dự án trên cả nước. Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn cho thấy nhiều khó khăn do thông tin thị trường bất động sản thiếu minh bạch.

Đầu tư - 09/04/2025 11:25

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng: Hành trình từ con số 0

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng: Hành trình từ con số 0

Phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là hành trình đi lên từ số 0 tròn trĩnh; sau rất nhiều lần vấp ngã, đến nay đã trở thành khu vực kinh tế đóng góp ngày càng to lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Đầu tư - 09/04/2025 08:02