'Kinh tế tư nhân cần tăng trưởng 11%/năm để GDP đạt 2 con số'

THANH THANH
10:51 10/02/2025

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được khai thác hiệu quả, cần tăng trưởng khoảng 11%/năm để đạt được mức tăng trưởng GDP 2 con số.

Lực lượng doanh nghiệp đóng góp 60% GDP

Sáng 10/2, phát biểu tại hội nghị "Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, qua gần 40 năm Đổi mới, doanh nghiệp (DN) nước ta đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với hơn 940.000 DN đang hoạt động, hơn 30.000 hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh.

Riêng năm 2024, có trên 233.000 DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động, cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, một số DN phát triển đạt tầm khu vực và thế giới; chủ động tham gia và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

"Lực lượng DN đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước", ông Dũng cho hay.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất đáng tự hào, đáng khích lệ, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận rằng nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều  khó khăn, thách thức. Sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, DN vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại; tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới. Ảnh: Vingroup.

Phần lớn DN có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế; tư duy kinh doanh vẫn mang tính “thời vụ”, thiếu tầm nhìn chiến lược. Mặc dù đã xuất hiện đội ngũ DN vừa và lớn, tuy nhiên, chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng; chưa có các dự án quy mô đủ lớn, nhất là trong các lĩnh vực mới, có tính dẫn dắt để tạo động lực bứt phá, lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…”.

Cùng với đó, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn, sức mua thị trường còn yếu, phục hồi chậm. Việc triển khai một số dự án hạ tầng trọng điểm còn vướng mắc, chưa triệt để. Thể chế, pháp luật vẫn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, gây cản trở phát triển DN và đời sống nhân dân.

Khu vực kinh tế tư nhân cần tăng trưởng 11%/năm

Bộ trưởng nhấn mạnh chúng ta đang ở thời điểm rất quan trọng khi thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn: Sự ra đời của các ngành công nghiệp mới; sự thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư; sự điều chỉnh trong cấu trúc thương mại, gia tăng hàng rào thuế quan; xung đột vũ trang; đặc biệt là rủi ro về một "cuộc chiến thương mại" toàn cầu đang hiện hữu.

Theo Bộ trưởng, điều này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cho các quốc gia thời cơ, vận hội mới.

Trong nước, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích.

Với quan điểm phát triển đột phá, chủ động quyết định tương lai, lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển, nước ta đã xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phải đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số từ năm 2026 nhằm hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn về kỷ nguyên phát triển mới và mục tiêu chiến lược đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, phải trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

"Để đạt được mức tăng trưởng hai con số thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần tăng khoảng 11%/năm…", Bộ trưởng nhận định và đề nghị, trước yêu cầu phát triển mới, cộng đồng DN nói chung, đội ngũ DN tư nhân nói riêng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sứ mệnh của mình trong phát triển KT -XH đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng . Ảnh: Nhật Bắc/VGP.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi mở 6 định hướng và giải pháp cho thời gian tới.

Một là, phải thống nhất cao nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của DN nói chung, DN tư nhân nói riêng trong phát triển kinh tế - xã hội. Xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Hai là, tập trung hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là "đột phá của đột phá", tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho DN.

Theo đó, ngay trong năm 2025, phải thực sự đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng "kiến tạo phát triển", từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản và lấy người dân, DN làm trung tâm; quan tâm, đồng hành cùng DN một cách thực chất, theo tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo: "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể". 

Đặc biệt, ưu tiên rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, BOT, BT, giao thông, năng lượng tái tạo…, trước mắt, tập trung cho các dự án tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số địa phương lớn để giải phóng nguồn lực cho DN, nền kinh tế ngay trong năm 2025.

Nghiên cứu mở rộng phạm vi, đối tượng, địa bàn áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại các địa phương và đã phát huy hiệu quả.

Thứ ba, khơi thông mọi nguồn lực, lấy nguồn lực nhà nước để khơi dậy, dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực xã hội.

Trong đó, tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, nhất là các tuyến đường cao tốc, ven biển, liên vùng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, mở ra không gian phát triển mới; các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi, trung tâm dữ liệu quốc gia… Đồng thời, có cơ chế, chính sách để DN trong nước tham gia vào các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Khai thác hiệu quả không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ để tạo không gian và động lực phát triển mới. Hình thành, phát triển các ngành kinh tế gắn với các trung tâm mới như cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chu Lai, các trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, các khu thương mại tự do, ga đường sắt tốc độ cao…

Xây dựng và triển khai ngay các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, có tính cạnh tranh khu vực, quốc tế để hình thành các trung tâm tài chính, khu thương mại tự do.

Đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi từ DN, người dân, chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Phải xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu. Ảnh: TCNN.

Thứ tư, thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 57-NQ/TW, xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại.

Theo đó, cần chủ động, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích cho những lĩnh vực mới, dự án công nghệ cao, chuyển đổi số. Hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), các phòng thí nghiệm, chuyển đổi số, ứng dụng AI, robot, công nghệ sinh học, vật liệu mới, nguyên liệu mới…Thành lập, phát huy hiệu quả các quỹ khoa học và công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đổi mới sáng tạo…

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia trong đó DN đóng vai trò trung tâm. Có cơ chế, chính sách đặc thù, huy động nguồn lực để xây dựng và phát huy hiệu quả các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, vùng, địa phương; thúc đẩy phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Tăng cường liên kết và phát huy hiệu quả các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, mạng lưới kết nối nhân tài người Việt. Bố trí nguồn lực và cơ chế chính sách đặc thù thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn. Chủ động gắn kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, các DN để thực hiện đào tạo 50.000 nhân lực chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn.

Thứ năm, xây dựng cơ chế, chính sách hình thành, phát triển DN dân tộc, quy mô lớn để dẫn dắt chuỗi giá trị trong nước và mở rộng tham gia thị trường quốc tế; phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư.

Trong đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Có chính sách đủ mạnh để tăng cường liên kết giữa DN trong nước với DN FDI. Thu hút FDI có chọn lọc, gắn kết với việc phát triển DN trong nước, dựa trên mối quan hệ “tương hỗ”, hai bên cùng có lợi, cùng phát triển.  Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các cán bộ kỹ thuật từng làm việc trong DN FDI. Đây là lực lượng đã có sẵn kinh nghiệm, trình độ, mối quan hệ với các DN FDI nên có lợi thế rất lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nguồn lực tài chính cho DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo và tham gia sâu hơn vào cụm liên kết, chuỗi giá trị.

Thứ sáu, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và mở rộng thị trường cho DN. Tạo điều kiện cho DN nội địa sản xuất những mặt hàng trong nước có thế mạnh, có khả năng duy trì và chiếm lĩnh dần thị trường trong nước.

Tập trung triển khai thực chất cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”, kích hoạt các xu hướng tiêu dùng bền vững, tiêu dùng những mặt hàng mang giá trị nội địa cao.

Hỗ trợ DN khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 FTA đã ký kết; đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhất là các nước mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện, các thị trường mới, tiềm năng.

Doanh nghiệp cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới,... Ảnh: RĐ.

Các doanh nghiệp lớn phát huy hơn vai trò tiên phong

Nhấn mạnh yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với DN là: "Tiên phong trong đổi mới sáng tạo; tăng tốc, bứt phát trong tăng trưởng; phát triển toàn diện, bao trùm, bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế sáng tạo; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường; làm tốt công tác tham gia bảo đảm an sinh xã hội", Bộ trưởng khẳng định, đây chính là kim chỉ nam hành động cho từng DN để nỗ lực vươn lên, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện Khát vọng Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Bộ trưởng đề nghị, các DN lớn cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế; phát huy vai trò “DN dẫn đầu”, chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các DN nhỏ và vừa tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị.

Các DN cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; tăng cường đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc gia, dân tộc.

Đối với các Hiệp hội DN, Bộ trưởng đề nghị các hiệp hội cần hát huy vai trò cầu nối giữa Chính phủ và cộng đồng DN. Tăng cường tham gia đối thoại, kịp thời theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng DN, phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hiệp hội, bảo vệ quyền lợi của các DN thành viên, nhất là trong các vụ kiện thương mại, phá giá; đẩy mạnh liên kết DN, hỗ trợ kết nối đầu tư kinh doanh.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân bàn việc lớn của đất nước

Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân bàn việc lớn của đất nước

Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Sự kiện - 10/02/2025 10:19

Thủ tướng: Cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng

Thủ tướng: Cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Đà Nẵng, Thủ tướng nêu rõ chủ trương xây dựng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cấp 4F - cấp cao nhất, việc di chuyển tới Đà Nẵng cũng thuận lợi, do đó cần tính toán việc mở rộng nhà ga tại sân bay Đà Nẵng phù hợp

Sự kiện - 10/02/2025 08:12

Hà Nội, Bắc Ninh yêu cầu đảm bảo tiến độ dự án đường Vành đai 4

Hà Nội, Bắc Ninh yêu cầu đảm bảo tiến độ dự án đường Vành đai 4

Lãnh đạo TP. Hà Nội và Bắc Ninh đã đề nghị chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công không được để dự án đường Vành đai 4 chậm tiến độ.

Sự kiện - 10/02/2025 06:30

Quảng Ngãi đề xuất đầu tư sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT

Quảng Ngãi đề xuất đầu tư sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT

Tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Thủ tướng có cơ chế và hỗ trợ cao nhất (70%) vốn ngân sách Trung ương để tỉnh đầu tư tuyến đường Cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum giai đoạn I và Sân bay Lý Sơn theo hình thức BOT.

Sự kiện - 09/02/2025 18:44

Thủ tướng: Quảng Nam phải thực hiện quy hoạch có bài bản

Thủ tướng: Quảng Nam phải thực hiện quy hoạch có bài bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Quảng Nam phải thực hiện quy hoạch có bài bản, có quy hoạch tốt thì có dự án tốt, có dự án tốt thì có nhà đầu tư tốt.

Sự kiện - 09/02/2025 07:45

Chốt thời điểm khởi công vào tháng 5, cầu Tứ Liên bao giờ hoàn thành?

Chốt thời điểm khởi công vào tháng 5, cầu Tứ Liên bao giờ hoàn thành?

Dự kiến TP. Hà Nội có kế hoạch khởi công cầu Tứ Liên vào ngày 19/5 và khoảng hơn 2 năm xây dựng dự án này sẽ hoàn thành.

Sự kiện - 09/02/2025 07:41

Thủ tướng đề nghị THACO tham gia sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Thủ tướng đề nghị THACO tham gia sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao

Làm việc với THACO, Thủ tướng đề nghị công ty này tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao...

Sự kiện - 08/02/2025 14:10

[Café Cuối tuần] 52.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh: Số liệu nói gì?

[Café Cuối tuần] 52.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh: Số liệu nói gì?

Việc hơn 52.800 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh không chỉ đơn thuần là một hiện tượng kinh tế nhất thời, mà có thể phản ánh những vấn đề sâu xa trong môi trường kinh doanh. Nếu không có một nghiên cứu toàn diện để xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, nền kinh tế sẽ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Sự kiện - 08/02/2025 10:05

 'Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường là chìa khóa phát triển'

'Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường là chìa khóa phát triển'

"Cải cách thể chế đặc biệt cần phải tôn trọng 3 thứ: Tôn trọng tự do con người, tôn trọng môi trường tự nhiên và tôn trọng quy luật thị trường", LS. Trương Thanh Đức nhận định.

Sự kiện - 08/02/2025 06:30

Ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Ông Trịnh Xuân Trường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.

Sự kiện - 07/02/2025 20:37

Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Khánh Hòa nhận nhiệm vụ mới

Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Khánh Hòa nhận nhiệm vụ mới

Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Khánh Hòa được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh của 2 địa phương trên.

Sự kiện - 07/02/2025 19:33

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 chỉ đạt 6,7%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 chỉ đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025 đạt 6,7% trong năm 2025 song các chuyên gia Standard Chartered vẫn lưu ý Việt Nam vẫn cần thận trọng.

Sự kiện - 07/02/2025 16:54

Ông Lê Trung Chinh làm Bí thư Đảng ủy UBND TP. Đà Nẵng

Ông Lê Trung Chinh làm Bí thư Đảng ủy UBND TP. Đà Nẵng

Ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND thành phố.

Sự kiện - 07/02/2025 11:01

Nhiều lãnh đạo ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi

Nhiều lãnh đạo ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thống nhất đơn xin nghỉ hưu trước tuổi đối với 21 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và huyện thuộc diện Ban Thường vụ quản lý.

Sự kiện - 07/02/2025 08:13

Quảng Ninh đưa phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm khu vực cửa khẩu vào hoạt động

Quảng Ninh đưa phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm khu vực cửa khẩu vào hoạt động

Ngày 6/2, tại Móng Cái, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Việt Nam) và Tập đoàn Kiểm nghiệm Trung Quốc, qua đại diện là Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc), đã chính thức ký kết hợp đồng nghiệm thu và bàn giao một cơ sở mới dành cho công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm nông sản và thực phẩm tại cửa khẩu Bắc Luân II.

Sự kiện - 07/02/2025 08:12

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và áp dụng chính sách thu phí 0 đồng với dịch vụ công trực tuyến.

Sự kiện - 07/02/2025 06:27