Đổi mới quản lý trong phát triển kinh tế tư nhân: Cuộc cách mạng về cả tư duy và hành động

ANH TRUNG
19:28 12/03/2021

Đây là kỳ vọng rất lớn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi xây dựng Đề án được Chính phủ giao, nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

1232020huyen6

Bất cập tư duy quản lý ngược

Tại hội thảo góp ý kiến hoàn thiện Đề án “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chiều 12/3, những điểm tồn tại, hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân được các chuyên gia kinh tế nhìn nhận có một phần nguyên nhân xuất phát từ hạn chế, yếu kém của cơ chế, phương thức quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là quản lý nhà nước đối với khu vực này.

Theo đó, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế; Môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro, thiếu minh bạch; Tiếp cận cơ hội kinh doanh, nguồn lực phát triển chưa thực sự bình đẳng, phát sinh nhiều chi phí trung gian, chi phí không chính thức; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao...

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẳng thắn đánh giá, nhận thức của các cơ quan Trung ương, cho đến người trực tiếp xây dựng pháp luật, thiết lập môi trường kinh doanh, thị trường vẫn rất nặng nề, kìm hãm, mang tính quản lý rất chặt chẽ, nhưng lại quản l‎ý chặt chẽ ở đầu vào chứ không phải ở đầu ra.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là mô hình quản lý đang rất bất cập, kìm kẹp sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

"Quản lý‎ nhà nước đúng ra phải theo hình phễu, tạo tự do thuận lợi ở khâu đầu vào, rồi mới dùng các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn để kiểm tra, giám sát, hậu kiểm. Thế nhưng bấy lâu nay chúng ta đang quản lý‎ theo hình nón, vào phát là ghè ngay, nào là đất cát, nào là vốn liếng, doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn lực mà lại hình thành cơ chế xin – cho", Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, thái độ các cấp chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp mặc dù có cải thiện nhưng vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, trên thực tế doanh nghiệp đang phải kêu ca, phàn nàn rất nhiều. Chính thái độ này khiến doanh nghiệp khổ sở, nhiều khi chán nản, bỏ cuộc, có làm được chi phí cũng rất cao nên mong manh dễ vỡ.

"Chúng ta hay nói doanh nghiệp không chịu lớn nhưng phải nhìn nhận họ cũng không có điều kiện để mà lớn. Tư duy quản lý của chúng ta thế, khiến doanh nghiệp kiếm được ít lợi nhuận là chuyển qua tích lũy ngay, không tiếp tục tái đầu tư để nâng cao công nghệ, nâng cao năng suất, vì họ rất sợ rủi ro. Nếu không thay đổi được nhận thức, thái độ của Nhà nước với khu vực tư nhân, thì doanh nghiệp rất khó phát triển, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận.

Cải thiện tính liên kết để phát triển

Một trong các hạn chế về phát triển của khu vực kinh tế tư nhân được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra là tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với các đối tác nước ngoài, trong khi số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam là rất nhiều.

Đây là một vấn đề mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra rất băn khoăn khi đặt câu hỏi, phải chăng văn hóa liên kết của chúng ta yếu?

"Liên kết giữa các khu vực, giữa các doanh nghiệp yếu đã đành, nhưng bản thân tính liên kết trong nội bộ doanh nghiệp cũng yếu, giữa ngay cá nhân với cá nhân thôi cũng yếu", Bộ trưởng nói.

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đồng tình và cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cấp bản thân, qua đó tìm kiếm và tham gia các chuỗi cung ứng với giá trị gia tăng cao hơn mới hy vọng có thể phát triển.

Đáng chú ý, bà Phạm Chi Lan đánh giá, không những tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt với nhau hay với khối doanh nghiệp ngoại yếu, mà ngay cả trong bản thân bộ máy Nhà nước cũng chưa có sự gắn kết, chưa vì mục tiêu chung, vẫn bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ.

Vị nữ chuyên gia này thậm chí đề xuất nên hình thành một bộ tổng hợp chuyên theo dõi việc thiết kế, xây dựng và thực thi pháp luật giữa các cơ quan nhà nước để tránh tình trạng chồng chéo, tránh tình trạng "Bộ này cho nhưng Bộ khác lại gạt".

Để tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia vào các chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị toàn cầu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bật mí, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng gói ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài có cam kết về tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp Việt trong chuỗi liên kết của họ.

Dù chi tiết vẫn chưa được công bố, nhưng với thông tin trên, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào bước phát triển mới của kinh tế tư nhân trong thời gian tới khi các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34