Phát triển kinh tế tư nhân: Hỗ trợ người thắng cuộc thay vì lựa chọn người thắng cuộc

TS. NGUYỄN ĐÌNH CUNG
06:00 14/02/2021

Kinh tế tư nhân Việt Nam, mà chính xác là các doanh nghiệp tư nhân trong nước kể từ khi được thừa nhận đã trải qua khoảng thời gian chìm nổi, lênh đênh, khó tự quyết được sứ mệnh và số phận của mình. Nhưng trong thời gian tới, kinh tế tư nhân sẽ và phải là động lực của yếu của nền kinh tế.

Từ 30.000 doanh nghiệp tư nhân đầu tiên...

Trước đây, sở hữu tư nhân bị coi là phi pháp. Sau cải cách, một trong những điểm trọng tâm của cải cách là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hay còn gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế tư nhân bắt đầu từ phi pháp chuyển thành hợp pháp.

Từ năm 1986 kinh tế tư nhân được cho phép hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh, hộ kinh tế cá thể ở quy mô gia đình, chủ yếu là làm thủ công chứ không được làm quy mô lớn. Đến năm 1988 có Quyết định của Bộ Chính trị, sau đó là Nghị định của Chính phủ về cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể, hộ tiểu chủ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (vẫn là nhỏ, thủ công, vụn vặt).

Năm 1990 ra đời Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, gần như lúc này tư nhân mới được thừa nhận. Hai luật này có sứ mệnh lịch sử là thừa nhận sự tồn tại, phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Kể từ đây khu vực kinh tế tư nhân hoạt động 1 cách hợp pháp.

kinh-te-tu-nhan

Kinh tế tư nhân sẽ và phải là động lực chủ yếu của nền kinh tế.

Có thể nói thế hệ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam hình thành là từ năm 1991 đến năm 2000. Trong khoảng thời gian này có khoảng 45.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập thì tới cuối năm 1999 còn khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động. Thế hệ doanh nghiệp tư nhân này có cơ hội kinh doanh vô cùng lớn khi chuyển sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để thành lập một doanh nghiệp cũng không đơn giản, không phải ai cũng làm được, không chỉ qua nhiều tầng nấc, mà phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới thành lập được 1 doanh nghiệp với chi phí trung bình khoảng 2.000-3.000 USD, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người lúc ấy chỉ 100 USD/người.

Từ thời điểm 1991, đánh dấu việc doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được kinh doanh những gì mà “công chức nhà nước cho phép” không hẳn là kinh doanh những gì được pháp luật cho phép. Bởi bất cứ thay đổi nào của doanh nghiệp đều phải có công văn gửi lên Sở và phải được chấp thuận bằng một “chữ viết tay” mới được làm. Doanh nghiệp từ tỉnh này cũng không được tự động sang tỉnh khác kinh doanh ha thành lập doanh nghiệp khi chưa được Chủ tịch tỉnh này giới thiệu sang Chủ tịch tỉnh kia. Ngay ở Hà Nội, trung tâm kinh tế của cả nước thì muốn thành lập doanh nghiệp phải có hội đồng thẩm định hồ sơ và thông thường hội đồng này 1 tuần mới họp thẩm định 1 lần, nhiều tỉnh là 6 tháng mới họp thẩm định.

Đến tháng 6/1999 thông qua Luật Doanh nghiệp về hình thức là hợp hai Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân nhưng về bản chất đây là cuộc cải cách vô cùng lớn. Doanh nghiệp được bỏ hết tất cả những thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp và đại bộ phận những thủ tục về đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chuyển từ xin phép thành lập sang quyền kinh doanh là đương nhiên của người dân và người dân chỉ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tinh thần này được thể hiện không chỉ ở nội dung trong Luật mà cả ở hình thức văn bản. Trước đây là “đơn xin” còn bây giờ là “đơn đăng ký”, “giấy chứng nhận đăng ký” thể hiện sự thay đổi về nhận thức. Như vậy, quyền kinh doanh không phải quyền của công chức nhà nước cho ai thì được làm mà là quyền của doanh nghiệp, của người dân. Trước đây nhiều tháng, nhiều năm mới thành lập được doanh nghiệp thì nay 1 tuần, 2 tuần, có khi là 3 ngày đã xong thủ tục và chi thành lập một doanh nghiệp cũng không đáng kể.

Một thay đổi nữa là doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm; cơ quan nhà nước, công chức nhà nước là chỉ được làm những gì luật pháp cho phép; chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Sau đó cùng với Luật Doanh nghiệp và thực thi Luật Doanh nghiệp thì đã có hàng nghìn giấy phép không tên và có tên được bãi bỏ. Đây có thể coi là cuộc cải cách hành chính sâu rộng và mạnh mẽ nhất từng diễn ra trong lịch sử phát triển doanh nghiệp Việt Nam.

Điều này thể hiện một cách rõ nét và đơn giản trong thực tế khi ngày 3/2 Thủ tướng ký Quyết định bãi bỏ hàng trăm giấy phép thì đến ngày 4/2 vào các Sở Giao thông vận tải không một bóng người đến xin phép, trong khi trước đó ngày nào cũng hàng dài người đứng xếp hàng xin giấy phép vận tải.

Luật Doanh nghiệp 1999 được cho là đã thổi luồng sinh khí mới vào môi trường kinh doanh và tinh thần kinh doanh của Việt Nam. Năm 2000-2005 sự hứng khởi của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đi đâu cũng có thể nhìn thấy với tinh thần khát khao mạnh mẽ kinh doanh. Đến năm 2001 Hiến pháp sửa đổi đã làm được một điều là thừa nhận kinh tế tư nhân là bộ phận tất yếu của nền kinh tế thể hiện vai trò một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời của kinh tế tư nhân dù vẫn ở thế dưới.

Tuy nhiên, sang đến năm 2007-2011 kinh tế tư nhân Việt Nam đã gặp 1 cuộc khủng hoảng khi đang ở cao trào, lãi suất tăng vọt lên đến hơn 20%, tín dụng co lại khiến doanh nghiệp đói vốn chết hàng loạt. Đó có thể coi là thời kỳ hao binh, tổn khí nhất của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, những doanh nghiệp còn tồn tại cũng đã bị hao mòn, thui chột tinh thần kinh doanh.

Từ 2006 đến 2016 không có một cải cách nào, cũng như thay đổi thể chế nào được thực hiện để hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó chúng ta tham gia WTO, doanh nghiệp nước ngoài tràn ngập vào Việt Nam, người ta hứng khởi, chào đón đầu tư nước ngoài mà không để ý tới sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước. Bao nhiêu thành quả cải cách trước đó trôi sông trôi bể, không những thế đủ loại giấy phép con mọc như nấm sau mưa trong vòng 10 năm.

Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, ngoài mất mát, hao mòn về sức lực tài chính còn là thui chột đam mê, khát khao kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Các giấy phép làm môi trường kinh doanh của Việt Nam xấu đi rất nhiều và mãi tới sau này, năm 2016 môi trường kinh doanh mới dần phục hồi lại bằng những cải cách thay đổi.

Năm 2014 có Luật Doanh nghiệp sửa đổi có thay đổi được cho là khá quan trọng khi tăng độ tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp được kinh doanh những gì luật không cấm, thu hẹp ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cắt bỏ các điều kiện kinh doanh, bãi bỏ các giấy phép con.

Sang tới Nghị quyết số 10 của Ban chấp hành TW khoá XII đã xây dựng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện tại gồm có 2 bộ phận là doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp và hai là hộ kinh doanh cá thể. Về đóng góp cho GDP, 2 bộ phận này đóng góp khoảng 40-42% GDP và và mục tiêu là 60-65% GDP vào năm 2030.

Trong 10 năm vừa qua, doanh nghiệp tư nhân đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trên tất cả các phương diện như lao động từ cung cấp 1,5 triệu lao động vào năm 2000 thì nay là gần 10 triệu lao động làm việc trong bộ phận doanh nghiệp có đăng ký; tài sản, vốn liếng tăng hàng trăm lần và đóng góp chủ yếu vào thu ngân sách nhà nước.

Tuy đóng góp lớn nhưng chúng ta phải làm cho nó lớn hơn nữa. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn phát triển èo uột, què quặt, không dám lớn, không muốn lớn, không lớn được. Vậy vấn đề của kinh tế tư nhân Việt Nam là gì?

Vấn đề kinh tế tư nhân nhiều khi rất đơn giản, đó là đổi mới tư duy. Bỏ tư duy doanh nghiệp nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước là chủ đạo mới mong có bình đẳng. Bình đẳng đầu tiên phải xuất phát từ thay đổi trong ý thức. Nếu nói DNNN là chủ đạo thì có nghĩa là các thành phần doanh nghiệp khác là không chủ đạo, mà chủ đạo là dẫn dắt. Điều này vừa làm méo mó hoạt động của DNNN, vừa làm ảnh hưởng, hạn chế tới hoạt động kinh tế thị trường.

Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của doanh nghiệp. Họ sẽ không tin tuyệt đối, làm việc với tâm thể để tồn tại chứ không phải để phát triển, làm để chụp giật chứ không phải làm vì trách nhiệm xã hội.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay đã có quyền tự do kinh doanh, nhưng so với yêu cầu trong bối cảnh mới, yêu cầu hội nhập và phát triển mở rộng, tận dụng tối đa tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân thì là chưa đủ. Doanh nghiệp tư nhân mới được tự do kinh doanh làm những gì mà luật không cấm nhưng còn quyền tự do làm thế nào thì vẫn là theo cách hiểu của công chức nhà nước nên rất hạn chế sự sáng tạo. Chúng ta luôn thanh tra, kiểm tra để yêu cầu làm theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có hàng triệu cách để đạt mục tiêu và bao giờ họ cũng sẽ chọn cách tốt nhất. Điều này khuyến khích sáng tạo, nuôi dưỡng sự sáng tạo. Luật pháp bao giờ cũng đi sau thực tiễn. Vì vậy cần phải quản lý theo kết quả. Ví dụ như doanh nghiệp buộc phải ra được sản phẩm đạt quy chuẩn còn việc làm sao ra được sản phẩm đạt quy chuẩn thì là việc của họ, không phải việc của cơ quan quản lý nhà nước. Cách tiếp cận này rất quan trọng. Phát triển kinh tế số nếu không tiếp cận theo hướng đặt mục tiêu là kết quả thì không làm được.

Tiếp theo là phải bỏ khái niệm quản lý nhà nước thay vào đó là giải quyết một vấn đề xã hội bằng sự hợp tác trên quan hệ đối tác cùng tìm cách giải quyết để thúc đẩy phát triển xã hội.

Nền kinh tế Việt Nam phát triển được hay không là dựa trên sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam. Kinh tế tư nhân phải trở thành một động lực chủ yếu, lực lượng chủ yếu của nền kinh tế. Sớm hay muộn sự phát triển của kinh tế tư nhân sẽ quyết định sự phát triển của quốc gia. Đó cũng là những yếu tố nền tảng để Việt Nam được thế giới thừa nhận là quốc gia phát triển.

Từ bây giờ kinh tế tư nhân phải là lực lượng chủ yếu không phải chỉ trên các văn bản mà phải cả trên thực tế. Chủ yếu ở đây cần được hiểu là cạnh tranh quốc tế. Khu vực doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực cạnh tranh, muốn có năng lực cạnh tranh phải có nhiều nhóm doanh nghiệp đứng top đầu trong nghiên cứu phát triển công nghệ, đủ sức cạnh tranh khu vực, cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, để xây dựng được nền tảng công nghệ là một vấn đề lớn phải bàn. Ai sẽ đủ sức để đầu tư cho khoa học công nghệ - một lĩnh vực đầy rủi ro?

Cuối cùng, muốn khu vực kinh tế tư nhân phát triển cần phải khiến cho doanh nghiệp cảm thấy an toàn, bình đẳng và được bảo vệ. Họ không thể phát triển nếu ngày ngày lo sợ bị xâm phạm, cơ hội kinh doanh có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào.

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45