Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng: Hành trình từ con số 0

GS-TSKH. NGUYỄN MẠI
08:02 09/04/2025

Phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là hành trình đi lên từ số 0 tròn trĩnh; sau rất nhiều lần vấp ngã, đến nay đã trở thành khu vực kinh tế đóng góp ngày càng to lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Tại Việt Nam, kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận từ Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 và trở thành lực lượng nòng cốt đưa nền kinh tế thoát khủng hoảng, tự tin nhập cuộc với thế giới. Đến nay, kinh tế tư nhân đã thật sự được nhìn nhận là động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế.

Tháng 3/2025, trong bài viết Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, Tổng bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và góp phần xây dựng một Việt Nam năng động và hội nhập quốc tế".

Nhìn lại quá trình phát triển kinh tế tư nhân từ khi Đảng chủ trương Đổi mới và Hội nhập để đánh giá đúng thành tựu, vấn đề, từ đó đề ra định hướng, giải pháp để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn là chủ trương lớn của Đảng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, gia tăng tốc độ phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Thành tựu

Phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là hành trình đi lên từ số 0 tròn trĩnh; sau rất nhiều lần vấp ngã, đến nay đã trở thành khu vực kinh tế đóng góp ngày càng to lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Lịch sử xây dựng luật pháp của Việt Nam ghi nhận rằng, một năm sau khi Đại hội Đảng VI chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để thu hút vốn FDI khai thác tài nguyên nhất là dầu khí, lợi thế về nhân công giá rẻ vào một số ngành thâm dụng lao động, chuyển giao công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, bồi dường nhân lực chất lượng cao, gia tăng vốn đầu tư phát triển và thu ngân sách nhà nước.

Hơn một năm sau, ngày 20 tháng 5 năm 1998, Quốc hội ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 21 tháng 12 năm 1990, Quốc hội ban hành Luật Công ty để thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tài nguyên của đất nước, tạo thêm việc làm; bảo hộ lợi ích hợp pháp của người góp vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh.

Hai đạo luật này đã thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam; đến năm 1996 có khoảng 21.000 doanh nghiệp tư nhân, 9.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, 210 công ty cổ phần; số hộ kinh doanh gia đình tăng từ 840 nghìn hộ năm 1990 lên 2,2 triệu hộ vào đầu năm 1996.

Ngày 12 tháng 6 năm 1999, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp để góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.

Luật Doanh nghiệp 1999 tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng để mọi công dân từ thành thị đến nông thôn đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ. Năm 2000 có 20 nghìn, những năm sau đó tăng lên 25 nghìn, 30 nghìn, năm 2015 gần 100 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập. Năm 2016, 2017 và 2018, số lượng doanh nghiệp mới ra đời liên tục thiết lập các kỷ lục 110 nghìn, 126 nghìn và 131 nghìn; năm 2019 có thêm 138.139 doanh nghiệp. Do tác động của dịch COVID nên năm 2020 số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm nhẹ còn 134.941 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới năm 2021 là 116.839, năm 2022 là 148.533, năm 2023 là 159.298 và năm 2024 là 157.240 doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 900 nghìn doanh nghiệp và khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động với khoảng 7 triệu doanh nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp gần 45% GDP cả nước, 1/3 thu ngân sách nhà nước, hơn 40% vốn đầu tư xã hội, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra việc làm cho 85% tổng số lao động.

Từ năm 2011, hàng vạn doanh nghiệp quy mô lớn, trong đó có mấy trăm tập đoàn kinh tế tư nhân đã tạo nên sự đột phá về chất lượng và hiệu quả của kinh tế tư nhân Việt Nam. Nếu như cuối những năm 90 thế kỷ trước và những năm đầu thiên niên kỷ mới, tiêu biểu cho kinh tế tư nhân nước ta là kem đánh răng Dạ Lan, giày dép Biti's, nước rửa chén Mỹ Hảo, bánh Kinh Đô... thì ngày nay là Vietjet Air, VinGroup, SunGroup, Đèo Cả, FPT, TH True Milk, VPBank, Trung Nguyên…

Một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn đã đầu tư nhiều dự án quy mô lớn vào công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội như sân bay, cảng biển, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm.

Trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân đã được nâng cao, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường trong nước và đối tác nước ngoài trong hợp tác về thương mại và đầu tư quốc tế.

Trong mười năm gần đây nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã đi tiên phong trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng năng động, sáng tạo, đầu tư đối mới công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt, làm chủ thị trường trong nước, từng bước thực hiện dự án đầu tư tại một số quốc gia; thành lập Trung tâm Đổi mới & Sáng tạo, Trung tâm R&D, Trung tâm Big data, Trung tâm dữ liệu AI.

Nhược điểm

Khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá chưa phát huy lợi thế và tiềm năng để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang mô hình kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong số 900 nghìn doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, khoảng 97% có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,5%; doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,5%, là cơ cấu doanh nghiệp “bất thường” khi so sánh với cơ cấu của khu vực doanh nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan. Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp tư nhân chưa hợp lý; hơn 85% doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; chỉ có hơn 10% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và khoảng 1% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có công nghệ lạc hậu, trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh thấp, chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp, năng lực hội nhập quốc tế hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân khá phổ biến. Tình trạng sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm diễn ra nghiêm trọng.

Thiếu doanh nghiệp quy vừa cũng là một biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã lớn lên để trở thành doanh nghiệp quy mô vừa, trong khi doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực cũng như động cơ và tham vọng phát triển về quy mô. Nếu không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa thì hạn chế việc gia tăng doanh nghiệp quy mô lớn và tập đoàn kinh tế trong trung hạn.

Số liệu thống kê cho thấy, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP giai đoạn 1995 - 2017, dao động từ 38 - 43%; trong những sau đó có xu hướng giảm từ 43% (1995), 39% (2010) và 38% (2017) do sự sụt giảm tỷ trọng của kinh tế cá thể và kinh tế tập thể giảm từ 10% (1995) xuống 8,6% (2000), 4% (2010) và 3,8% (2017); trong khi tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân tăng 7,4% (1995) lên 9% (2005), giảm còn 7,9% (2015), tăng trở lại lên 8,64% (2017).

Tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa và lớn quá it hạn chế năng lực của nhà đầu tư trong nước vào một số ngành sản xuất công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, xây dựng Trung tâm R&D, Trung tâm Đổi mới & Sáng tạo, Vườn ươm doanh nghiệp, làm đầu tàu, hổ trợ SMEs trong các chuỗi cung ứng sản phẩm. Do đó, mặc dù Nhà nước định hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế FDI trong công nghệp, dịch vụ, thương mại quốc tế nhưng vẩn không có nhiều thay đổi, tác động đến mục tiêu xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ta.

Một thực trạng đáng lưu ý là hàng năm số doanh nghiệp mới thành lập và số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chênh lệch nhiều. Năm 2024, cả nước có hơn 233,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với năm trước; bình quân một tháng có gần 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 197,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,7%; bình quân một tháng có gần 16,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường làm giảm giá trị sản lượng sản xuất, dịch vụ, giảm nguồn hàng cung ứng trên thị trường. tác động đến cân đối cung – cầu, sa thải lao động, giảm thu nhập của công nhân, giảm thu ngân sách; trong khi doanh nghiệp mới thành lập cần có thời gian một năm và dài hơn để xây nhà máy, mua sắm thiết bị, tuyển dụng lao động mới có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường.

Mối liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI chưa hình thành theo chuỗi cung ứng sản phẩm thông qua phân công và hợp tác cùng phát triển theo phương châm hài hòa lợi ích, có người coi đó là hiện tượng "3 nền kinh tế trong 1 nền kinh tế", làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp và của quốc gia, tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng và hiệu quả hơn.

(Còn tiếp)

  • Cùng chuyên mục
Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Dự kiến, dự án Tuyến đường hầm đường Trần Phú (tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) dài khoảng 4,3km, tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng và được phân kỳ thành hai giai đoạn.

Đầu tư - 29/04/2025 14:17

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Đầu tư - 29/04/2025 10:32

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí.

Đầu tư - 29/04/2025 09:56

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Chiều 28/4, tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt tổ chức Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt.

Đầu tư - 28/04/2025 21:09

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Hai dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế, chính thức đưa vào khai thác từ 18h hôm nay 28/4.

Đầu tư - 28/04/2025 20:44

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Việt Nam hiện có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ công trình xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẻ đạt chứng nhận xanh. VARS cho biết, các bất động sản xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp, trong khi các công trình xanh có thể tăng giá trị tài sản lên 7% trong 5 năm, theo WorldGBC.

Đầu tư - 28/04/2025 16:38

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Tỉnh Bình Định bố trí 750 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Đầu tư - 28/04/2025 14:59

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam đề xuất nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 15.000 tấn mía/ngày; đồng thời, triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên với công suất 45MW, tổng mức đầu tư khoảng 60 triệu USD.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05

Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?

Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?

Kon Tum là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về thủy điện với 82 dự án đã và đang được triển khai, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến loạt dự án chậm tiến độ.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05

Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026

Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026

Báo cáo với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, liên danh T&T Group – Cienco 4 cho biết sẽ đưa sân bay Quảng Trị vào vận hành, khai thác vào tháng 7/2026.

Đầu tư - 27/04/2025 20:56

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị

TP. Đà Nẵng sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai nhiều dự án khu đô thị trong giai đoạn 2025-2026.

Đầu tư - 27/04/2025 13:11

Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'

Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'

Sau nhiều năm liên tục tăng giá và "cháy hàng" ở nhiều phân khúc, thị trường chung cư tại Hà Nội bước vào giai đoạn hạ nhiệt rõ rệt. Giá căn hộ chung cư đang giảm, giao dịch chậm lại, có 47% dự án giảm khoảng 1% so với quý trước.

Đầu tư - 27/04/2025 08:27

Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Ở quý II, thị trường bất động sản TP.HCM hứa hẹn tích cực hơn so với quý I, với nhiều dự án ra mắt, mở bán. Song, phần lớn các dự án này chỉ làm mới giỏ hàng để bán ở giai đoạn tiếp theo hoặc có những dự án đã mở bán từ trước năm 2020 đến nay mới hoàn thiện pháp lý để triển khai.

Đầu tư - 27/04/2025 07:14

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ - 26/04/2025 17:40

Đèo Cả đảm bảo đà tăng trưởng dài hạn, ổn định

Đèo Cả đảm bảo đà tăng trưởng dài hạn, ổn định

Đây là thông tin được Ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư cập nhật kết quả SXKD quý 1/2025 và định hướng hành động năm 2025.

Đầu tư - 26/04/2025 11:45