Tổng bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng
Khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, Tổng bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cần thay đổi tư duy, nhận thức và có chiến lược phát triển khu vực kinh tế này…
Nhiều điểm nghẽn…
Chiều ngày 07/03/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Tổng bí thư nhấn mạnh, năm 2025 là năm rất quan trọng đánh giá việc thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đã đặt ra, từ đó có cơ sở để đề ra mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Tổng bí thư đánh giá, mặc dù trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, kinh tế tư nhân nước ta đã có những bước phát triển và trưởng thành vượt bậc, đóng góp to lớn vào nền kinh tế và quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
Tuy nhiên Tổng bí thư cho rằng khu vực kinh tế tư nhân có nhiều điểm nghẽn, nhiều mục tiêu chưa đạt được, cần phải rà soát lại xem vấn đề ở đâu, yêu cầu giải quyết, thực hiện như thế nào.
Tổng bí thư gợi mở một số nội dung để các đại biểu, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho ý kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để kinh tế tư nhân phát triển.
Báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược TW chỉ rõ, mặc dù khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển quan trọng, đóng góp trên 50% GDP, khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động và động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, song vẫn đang gặp phải nhiều rào cản, trở ngại lớn, gây bức bối và ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò, vị trí và khả năng đóng góp của khu vực này đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta.

“Đây có thể coi là thời điểm không thể chậm trễ hơn phải xóa bỏ các rào cản, khơi dậy sức mạnh của khu vực kinh tế quan trọng này, góp phần quyết định vào thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đề ra và quyết tâm thực hiện...”- Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược TW Trần Lưu Quang nhấn mạnh.
Trưởng ban Trần Lưu Quang cũng cho rằng cần có những giải pháp vượt trội, có tính cách mạng, vừa giải quyết được hiệu quả những vấn đề đặt ra trước mắt, vừa tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, mạnh mẽ, lâu dài của kinh tế tư nhân nước ta trong thời gian tới.
“Các giải pháp cần được xây dựng và triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ, toàn diện để tạo dựng môi trường chung thuận lợi, thông thoáng; tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, doanh nhân; đồng thời, cần có những giải pháp đột phá để sớm tháo gỡ những điểm nghẽn căn bản, kéo dài nhiều năm và chưa được xử lý hữu hiệu…”- Trưởng ban Trần Lưu Quang gợi mở.
Khu vực kinh tế tư nhân nước ta đông về số lượng nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế về quy mô, tiềm lực, năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế; thiếu vắng doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế; liên kết trong nội bộ và liên kết với các khu vực kinh tế khác còn yếu kém; Ngoài các doanh nghiệp tư nhân, lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể rất lớn, nhưng “không muốn lớn”, “không chịu lớn” bởi những ràng buộc, lo ngại về quy định, thủ tục đặt ra; Đặc biệt, sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ lớn, vươn lên trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế...
6 giải pháp đột phá
Đánh giá cao 10 nhóm giải pháp mà Trưởng Ban Chính sách, chiến lược TW Trần Lưu Quang đã đề xuất là khá toàn diện, nhiều nội dung có chất lượng tốt, mang tầm định hướng chiến lược, Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý 6 giải pháp.

Thứ nhất, cần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, nhất là cho tăng trưởng. Do vậy phải thay đổi được trong tư duy, nhận thức thì mới thay đổi được trong cách “ứng xử” và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này;
Thứ hai, phải có chiến lược rõ ràng cho phát triển của khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, với không gian địa kinh tế, địa chính trị của đất nước và có tính tới những biến đổi của địa kinh tế, địa chính trị thế giới nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân có đủ sức phát triển với khả năng thích ứng, khả năng chống chọi và khả năng cạnh tranh cao;
Thứ ba là, cần tập trung nâng cao một bước cơ bản về hạ tầng và nhân lực phục vụ phát triển chung. Về hạ tầng, bao gồm cả các hạ tầng cứng như giao thông, đô thị, khu công nghiệp... và các hạ tầng về thông tin, số liệu, dữ liệu để phục vụ kết nối, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông minh, tạo điều kiện thuận lợi chung cho tất cả doanh nghiệp phát triển.
“Cần có chính sách rất cụ thể để đào tạo nhân lực nói chung, nhất là phát triển nhân lực chất lượng cao, nhân lực nhân tài theo định hướng phát triển các lĩnh vực mũi nhọn…”- Tổng Bí thư lưu ý.
Thứ tư, Tổng bí thư nhấn mạnh, điểm cốt yếu để tạo đột phá là tháo gỡ các điểm nghẽn về "thể chế", nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản, trở lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhất quán quan điểm "người dân và doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm";
Thứ năm, phải tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia để thúc đẩy phát triển khu vực này. Trong đó, phải giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn;
Thứ sáu, cần tiếp tục đổi mới, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đặc biệt là phải giải quyết được một cách căn bản, hữu hiệu những bất cập, yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng. Phải đưa các nghị quyết của Đảng nhanh chóng và thực sự đi vào cuộc sống.
Tổng Bí thư cũng đề nghị Ban Chính sách, chiến lược TW tích cực phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan trong xây dựng Nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị ban hành.
- Cùng chuyên mục
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.
Sự kiện - 12/03/2025 06:27
Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sự kiện - 11/03/2025 14:14
VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.
Sự kiện - 11/03/2025 12:38
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...
Sự kiện - 11/03/2025 10:00
'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'
Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Sự kiện - 11/03/2025 09:44
Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?
Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.
Sự kiện - 10/03/2025 17:13
Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Sự kiện - 10/03/2025 15:15
Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế
Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Sự kiện - 10/03/2025 10:38
Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.
Sự kiện - 10/03/2025 10:23
Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm
Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.
Sự kiện - 10/03/2025 06:22
Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.
Sự kiện - 09/03/2025 12:32
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?
Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.
Sự kiện - 09/03/2025 08:37
Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy
Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 178/2024 để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.
Sự kiện - 09/03/2025 08:24
Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau
Sự kiện - 08/03/2025 22:00
[Cafe Cuối tuần] Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân: Khơi thông điểm nghẽn từ tâm thế 'không dám lớn'
Dự kiến Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn kiện chính trị, mà còn là lời đáp cho khát vọng của hàng triệu doanh nhân đang chờ đợi một bệ phóng vững chắc.
Sự kiện - 08/03/2025 11:01
- Đọc nhiều
-
1
Dự báo thị trường Bất động sản Nghệ An 2025
-
2
Người trẻ mất khả năng tích lũy vì giá thuê nhà chiếm một nửa thu nhập
-
3
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
-
4
VN-Index 'sáng cửa' tăng điểm
-
5
Giá thuê văn phòng tăng liên tục trong 10 năm, thúc đẩy xu hướng dời trung tâm
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ