[Gặp gỡ thứ Tư] Môi trường đầu tư an toàn, minh bạch là sức hút 'tăng tốc' dòng vốn FDI
TS. Nguyễn Hoàng Lê cho rằng, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa, việc xây dựng và đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Nguyễn Hoàng Lê (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa cần nhiều yếu tố quan trọng.
Tiến sĩ có thể đánh giá, nhìn nhận toàn cảnh chính sách thu hút FDI của chúng ta thời gian quan như thế nào?
TS Nguyễn Hoàng Lê: Với những biến động nhanh chóng, phức tạp trên thế giới đã buộc các quốc gia phải điều chỉnh lại các chính sách về FDI của mình. So với các nước trong khu vực và châu lục, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam bởi ưu thế đến từ thể chế chính trị ổn định, các chính sách thu hút của Chính phủ, lực lượng lao động dồi dào...
Điều đó đã được minh chứng trong suốt thời gian qua dòng vốn FDI luôn tăng trưởng. Lũy kế đến ngày 31/12/2024, dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 502,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt gần 322,5 tỷ USD, tương đương 64,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đặc biệt trong cả năm 2024, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Cục Thống kê, Bộ Tài chính cũng vừa cho biết, 2 tháng đầu năm 2025, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng ấn tượng 35,5% so với cùng kỳ.
Đây là tín hiệu tốt, chúng ta kỳ vọng lượng vốn đăng ký mới này sẽ sớm được giải ngân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Môi trường cạnh tranh không minh bạch, lành mạnh, sẽ tạo cơ hội cho những vi phạm về quy định, chính sách của các DN không đủ năng lực và sự liêm chính, từ đó làm cản trở sự phát triển của các nhà đầu tư nói chung trong đó có nhà đầu tư FDI.
Để tạo niềm tin và động lực thu hút nguồn vốn FDI, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan đã ban hành mới và sửa đổi rất nhiều quy định liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), trong đó có những cơ chế, chính sách cho khối DN FDI hoạt động. Tập trung cải cách và hoàn thiện thể chế, dỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh và đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch giúp cải thiện mội trường đầu tư.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng các quy định, chính sách ở các địa phương, bộ, ngành vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thiếu an toàn sẽ giảm sự thu hút đầu tư và liên kết
Như ông đề cập về những tồn tại ở trên, môi trường đầu tư có vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta cần làm gì để cải thiện những bất cập, hạn chế điều này?
TS. Nguyễn Hoàng Lê: Nếu môi trường cạnh tranh không minh bạch, lành mạnh, sẽ tạo cơ hội cho những vi phạm về quy định, chính sách của các DN không đủ năng lực và sự liêm chính, từ đó làm cản trở sự phát triển của các nhà đầu tư nói chung trong đó có nhà đầu tư FDI.
Bên cạnh đó, nếu không xây dựng và có những hành lang pháp lý rõ ràng, chính tắc trong văn hoá và ứng xử kinh doanh từ cơ quan quản lý nhà nước đến các DN với nhau thì cũng tạo ra những tiền lệ xấu, gây cản trở quá trình tạo môi trường đầu tư lành mạnh mà Chính phủ đã và đang nỗ lực xây dựng từ trước đến nay.
Để có thể xây dựng một môi trường đầu tư chuyên nghiệp, ổn định, chúng ta cần chỉ ra những bất cập, nhận diện được những hậu quả từ việc chưa hoàn thiện môi trường kinh doanh an toàn, ổn định để từ đó có thể tìm giải pháp tháo gỡ các bất cập, nhằm xây dựng hoàn thiện môi trường, tạo các khung pháp lý an toàn, lành mạnh cho các DN đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư FDI, các hiệp hội DN FDI cho rằng, việc không chấp hành các quy định về pháp luật, về văn hóa trong kinh doanh cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của mỗi DN. Tức là, nếu môi trường cạnh tranh không minh bạch, thiếu an toàn sẽ gây ra hàng loạt các hệ lụy như: Làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng; giảm uy tín chung của DN Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế; ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, cản trở sự phát triển bền vững của DN, nền kinh tế và tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của DN…
Nếu môi trường đầu tư không minh bạch, rủi ro về pháp lý và tài chính tăng cao, khiến các nhà đầu tư e ngại sẽ dẫn đến việc dòng vốn đầu tư chảy sang các quốc gia khác có môi trường kinh doanh ổn định và an toàn hơn. Chính vì vậy, vấn đề minh bạch hóa môi trường kinh doanh không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn giúp Việt Nam trở thành điểm đến đáng chú ý trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Do đó, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút nguồn đầu tư FDI, tạo "sân chơi" bình đẳng, an toàn và minh bạch cho các DN trong nước, tạo động lực để các DN tin tưởng liên kết, hợp tác với nhau thì cần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như nâng cao nhận thức cho các DN (những chủ thể của nền kinh tế) về vai trò, ý nghĩa của thực hiện đúng pháp luật, có văn hóa chuyên nghiệp, minh bạch trong kinh doanh.
Tính minh bạch trong môi trường kinh doanh không chỉ thúc đẩy đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết và hợp tác giữa các DN trong nước. Với các thông tin về thị trường, đối tác và các cơ hội kinh doanh được công khai và minh bạch, các DN có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn các đối tác phù hợp để tiến hành hợp tác kinh doanh. Liên kết và hợp tác giữa các DN nhằm tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, chia sẻ rủi ro và tối ưu hóa nguồn lực.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành chính sách tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch để thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật từ đó tạo điều kiện để xã hội, DN, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
Như vậy, khi môi trường cạnh tranh lành mạnh thì tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Đồng thời cũng là điều kiện để không chỉ DN FDI mà DN thuộc các thành phần cũng phát triển sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp phải tuân thủ cạnh tranh lành mạnh
Để tạo môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, doanh nghiệp cũng góp phần không nhỏ. Doanh nghiệp cần chuyển mình ra sao để đồng hành cùng Chính phủ?
TS. Nguyễn Hoàng Lê: Về định hướng thu hút đầu tư, Phạm Minh Chính đã khẳng định tại Hội nghị gặp gỡ cộng đồng DN FDI và Diễn đàn DN Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024): "Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao để cộng đồng DN, nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư hiệu quả, lâu dài, bền vững tại Việt Nam".
Các DN phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật; tôn trọng thỏa thuận hợp tác giữa các bên để tạo ra sự ổn định, an toàn trong kinh doanh, đầu tư.
Trong đó, Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực của OECD.
Như vậy, chúng ta có thể thấy sự quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc đổi mới cơ chế, chính sách để tạo nên một môi trường vĩ mô an toàn, minh bạch, tạo điều kiện tối đa thu hút các nguồn vốn FDI nói chung và tạo đà cho sự phát triển của DN Việt Nam nói riêng.
Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đó, Chính phủ đã và đang tiếp tục huy động và vận dụng thường xuyên các nguồn lực của xã hội, hợp tác quốc tế, góp phần mở rộng phạm vi và chất lượng thực hiện việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo ra không gian lành mạnh cho các nhà đầu tư.
Góp sức, đồng hành cùng Chính phủ, các DN trước tiên phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật; tôn trọng thỏa thuận hợp tác giữa các bên để tạo ra sự ổn định, an toàn trong kinh doanh, đầu tư. Đồng thời, từng bước nâng cao nhận thức của mình thể hiện qua việc chủ động phối hợp cùng với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm minh bạch hóa môi trường đầu tư kinh doanh.
Để làm được điều đó, công tác tuyên truyền kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư phải được đẩy mạnh, đa dạng hóa về hình thức, hiệu quả về nội dung, bao trùm rộng khắp trên cả nước và có sự tiếp cận phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhóm chủ thể nhất định.
Theo đó, muốn phát triển lớn mạnh, bền vững, cần "thượng tôn pháp luật" với những cam kết chắc chắn, minh bạch, rõ ràng. Bởi vì, khi các bên muốn hợp tác và liên kết với nhau một cách lâu dài thì bên cạnh sự chấp hành pháp luật, dựa vào niềm tin của mình với đối tác, bảo đảm cam kết của mình với các dự án mà mình đang triển khai thì ý thức tuân thủ sự cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ luật pháp và văn hóa kinh doanh của các DN sẽ cộng hưởng cho quá trình tạo nên môi trường đầu tư an toàn, minh bạch của Chính phủ đang nỗ lực hoàn thiện.
Cùng nhau kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng với khung pháp lý công bằng, minh bạch và vận hành chính sách ổn định là kỳ vọng của cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài và các DN Việt Nam trong hành trình cùng nhau hợp tác, liên kết và phát triển bền vững.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Chính phủ ban hành Nghị định về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tại Đà Nẵng, TP.HCM
Nghị định số 76 của Chính phủ quy định chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Sự kiện - 02/04/2025 07:33
Nhà vua Bỉ ủng hộ mở rộng hợp tác với Việt Nam về tua-bin điện gió, hydrogen xanh
Tại các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Nhà Vua Bỉ Philippe ủng hộ mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng, nhất là những lĩnh vực Bỉ có thế mạnh.
Sự kiện - 01/04/2025 22:45
Đại học Anh Quốc Việt Nam rót thêm 33 triệu USD mở rộng học xá
BUV dự kiến hoàn thành giai đoạn 3 vào năm 2028, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên, với tổng mức đầu tư dự kiến đạt 165 triệu USD.
Sự kiện - 01/04/2025 21:04
Nhiều doanh nghiệp còn 'mơ hồ' về chính sách ưu đãi khi làm nhà ở xã hội
TS Cấn Văn Lực cho rằng, có rất nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, nhưng nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa thẩm thấu được lợi ích từ các chính sách ưu tiên. Trong đó có quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội.
Sự kiện - 01/04/2025 14:25
Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp Bỉ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam
Chủ tịch nước đề nghị Bỉ có tiếng nói để Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Sự kiện - 01/04/2025 14:18
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm về kinh tế của Hoa Kỳ
Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam đang tích cực giải quyết các quan tâm hiện nay của Hoa Kỳ.
Sự kiện - 01/04/2025 06:28
Bà Cao Thị Hòa An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên
Bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.
Sự kiện - 31/03/2025 19:00
Đoàn doanh nghiệp hùng hậu tháp tùng Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ thăm Việt Nam
Chuyến thăm được kỳ vọng đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại - đầu tư, một trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Sự kiện - 31/03/2025 16:47
Sắp 'khóa sổ' kiểm kê tài sản công, 4 bộ, ngành, địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê
Chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc việc kiểm kê thực tế tài sản công, tuy nhiên vẫn còn 3 bộ, ngành, 1 địa phương có đơn vị thậm chí vẫn chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.
Sự kiện - 31/03/2025 06:00
Thủ tướng: Trước 30/5 phải xong thủ tục xử lý hơn 1.500 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án vướng mắc, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, với những vấn đề có tính cá biệt thì phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Về thời hạn, các thủ tục để xử lý cho các dự án phải hoàn thành trước 30/5.
Sự kiện - 30/03/2025 15:53
Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau trong 2025
Thủ tướng Phạm Minh chính yêu cầu, dứt khoát tới tháng 12/2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn về Hà Nội, vào TP.HCM và tới Đất Mũi (Cà Mau).
Sự kiện - 30/03/2025 06:42
Thủ tướng: Tăng trưởng GDP quý I/2025 'xấp xỉ 7%'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay, tạo đà cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Sự kiện - 29/03/2025 23:20
Doanh nghiệp Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
Điều này được Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva công bố tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Brazil trưa 29/3 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của ông.
Sự kiện - 29/03/2025 18:33
Tổng Bí thư: Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP. Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới. Trung ương cũng có nhiều sự quan tâm, kỳ vọng với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội.
Sự kiện - 29/03/2025 12:49
Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên
TP. Hà Nội giao cho CTCP Hateco Long Biên sử dụng 4.500 m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên với mục đích sử dụng đất là thương mại dịch vụ.
Sự kiện - 29/03/2025 10:50
[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!
Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây liên tục có những phát biểu và hành động cổ vũ, động viên các công ty tư nhân tham gia sâu hơn vào nền kinh tế quốc gia.
Sự kiện - 29/03/2025 10:19
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 2 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago