Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Cụm từ "quan trọng nhất" đánh dấu một bước chuyển rõ rệt về mặt tư duy. Trước đó, nhiều nghị quyết và văn kiện của Đảng từng gọi kinh tế tư nhân là "một động lực quan trọng", nhưng chưa bao giờ dùng từ "quan trọng nhất" xác quyết như vậy. Tuy nhiên, chính sự mạnh mẽ này lại đặt ra một loạt câu hỏi về tính tương thích giữa chủ trương của Đảng và khuôn khổ pháp lý hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan.
Hiến pháp còn "nợ" khu vực tư nhân một vị trí xứng đáng
Hiến pháp 2013, tại Điều 51, xác định: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế… Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Vai trò "chủ đạo" của kinh tế nhà nước từ lâu được hiểu là việc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chi phối các lĩnh vực then chốt, dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế.
Cách xác định này phù hợp với giai đoạn kinh tế Việt Nam còn ở giai đoạn đầu của quá trình đổi mới. Nhưng đến nay, khi kinh tế tư nhân chiếm hơn 60% GDP, đóng góp 70% tổng đầu tư toàn xã hội và sử dụng hơn 85% lực lượng lao động phi nông nghiệp, thì vị trí của họ trong Hiến pháp và pháp luật không còn tương xứng với vai trò thực tế trong đời sống kinh tế.
Không thể phủ nhận rằng trong suốt ba thập kỷ qua, chính khu vực kinh tế tư nhân - từ những hộ kinh doanh nhỏ đến các tập đoàn tư nhân lớn - mới là lực lượng năng động nhất, sáng tạo nhất và đang tạo ra xương sống cho nền kinh tế Việt Nam. Họ không chỉ là người làm ra của cải, mà còn là chủ thể tích cực trong đổi mới công nghệ, xuất khẩu, và hội nhập toàn cầu.
Không để chủ trương của Đảng "hiểu một đằng", luật pháp "ghi một nẻo"
Trong hệ thống pháp lý hiện hành, DNNN vẫn đang được xác định là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế. Luật Quản lý và Sử dụng vốn nhà nước năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đều tiếp tục củng cố quan niệm này.
Tình trạng pháp lý như vậy đang tạo nên một độ vênh giữa chính sách và thể chế. Một mặt, Đảng yêu cầu "thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất" của phát triển quốc gia. Mặt khác, Hiến pháp và các đạo luật lại duy trì vai trò ưu tiên, thậm chí đặc quyền cho DNNN, mà không xác lập rõ địa vị pháp lý bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân.
Điều này có thể sẽ tạo ra hai hệ quả:
1. Làm giảm hiệu lực chính sách: Một chủ trương đúng đắn của Đảng nhưng không được cụ thể hóa trong luật thì rất khó thực thi trong thực tế.
2. Làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư: Các doanh nhân tư nhân, nhất là lớp doanh nhân trẻ, cần một hệ thống pháp lý rõ ràng, bảo vệ họ khỏi các rủi ro chính sách hay sự phân biệt trong tiếp cận nguồn lực, thị trường, tín dụng.
Bối cảnh mới, yêu cầu mới
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà các quốc gia cạnh tranh không chỉ bằng tài nguyên hay lao động giá rẻ, mà bằng thể chế. Những điểm nghẽn thể chế hiện nay đang cản trở Việt Nam khai thác hết tiềm năng tăng trưởng.
Thêm vào đó, các sức ép từ bên ngoài như chiến tranh thương mại, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, siết chặt xuất xứ hàng hóa - đang đòi hỏi Việt Nam cần có một khung thể chế vững vàng để khu vực tư nhân có thể vươn lên đóng vai trò dẫn dắt. Nếu không có sự bảo đảm pháp lý, thì chính sách hỗ trợ tư nhân sẽ mãi chỉ là lời hứa.
Sửa Hiến pháp: Bước đi cần thiết và cấp bách
Việc sửa đổi Hiến pháp đang được đưa vào chương trình của cơ quan lập pháp. Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để khẳng định rõ vai trò trung tâm của khu vực tư nhân, đồng thời tái định vị vai trò DNNN theo hướng tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như an ninh, quốc phòng, hạ tầng chiến lược.
Thay vì duy trì nguyên tắc "chủ đạo" một cách bao trùm, hãy để pháp luật phản ánh đúng thực tiễn: ai tạo ra nhiều việc làm hơn, đóng góp nhiều giá trị hơn thì cần được thừa nhận, bảo vệ, và trao cơ hội tương xứng. Điều đó không chỉ là lẽ công bằng, mà còn là động lực phát triển bền vững.
Nghị quyết 68 là một tín hiệu chính trị rất rõ ràng. Tín hiệu đó sẽ sáng hơn nếu được biến thành luật. Muốn khu vực tư nhân thực sự trở thành động lực "quan trọng nhất", thì Nhà nước cần trao cho họ vị trí pháp lý tương ứng.
Thiết nghĩ, đã đến lúc cần phải sửa Hiến pháp, sửa luật để khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân và trao cho họ niềm tin cũng như hành lang pháp lý rõ ràng để phát triển đột phá trong kỷ nguyên mới.
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
Sri Lanka mời gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực chiến lược
Lãnh đạo hai nước chia sẻ tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, cần có những biện pháp đột phá để khai thác hiệu quả.
Sự kiện - 05/05/2025 16:24
Bộ Chính trị: Ưu tiên áp dụng biện pháp về dân sự, kinh tế khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế
Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước.
Sự kiện - 05/05/2025 14:58
Thủ tướng: Năm 2025, quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD để đạt mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Sự kiện - 05/05/2025 11:49
Bộ Chính trị đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030
Khẳng định tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, Bộ Chính trị đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Sự kiện - 05/05/2025 11:19
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.
Sự kiện - 05/05/2025 10:17
Sáng nay (5/5), Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 9
Kỳ họp 9, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa hết sức hệ trọng nhằm triển khai cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sự kiện - 05/05/2025 06:40
Có thể lấy ý kiến người dân về sửa Hiến pháp qua VNeID
Hiến pháp dự kiến sẽ được sửa 8/120 điều và lấy ý kiến người dân trong một tháng, có thể thông qua ứng dụng VNeID.
Sự kiện - 04/05/2025 17:08
Quy định mới về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Tùy theo các mức độ vi phạm về xử lý vi phạm hành chính, cán bộ, công chức có thể bị các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc, bãi nhiệm.
Sự kiện - 04/05/2025 10:34
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng Ban.
Sự kiện - 02/05/2025 07:51
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công cuối năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. vào ngày 19/12/2025.
Sự kiện - 01/05/2025 06:13
Hợp long cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung
Ngày 30/4, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An, công trình giao thông có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của địa phương này.
Sự kiện - 30/04/2025 15:14
Hào khí non sông – Lời thề tiếp nối trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Năm mươi năm (30/4/1975-30/42025) – nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày đại thắng mùa Xuân, khi dân tộc ta khép lại trang sử chiến tranh để mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và dựng xây đất nước.
Sự kiện - 30/04/2025 10:08
[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tiềm năng kinh tế biển còn rất lớn
Nhiều mục tiêu của đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển gần như đã "về đích" trước 1 năm, tuy nhiên, tiềm năng từ kinh tế biển, trong đó có thủy sản vẫn chưa được khai thác. Nhadautu.vn phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến về vấn đề này.
Sự kiện - 30/04/2025 10:00
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Sự kiện - 30/04/2025 09:11
'Hòn ngọc Viễn Đông' sẽ tỏa sáng trở lại
Sài Gòn - TP.HCM từng là trung tâm kinh tế hàng đầu Đông Nam Á nhờ khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ. Sau 50 năm thống nhất, kinh tế tư nhân lấy lại vị thế, trở thành "bộ phận quan trọng nhất" của nền kinh tế, như lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Để thực sự vươn tầm thế giới, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tháo gỡ rào cản và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tỏa sáng.
Sự kiện - 30/04/2025 07:18
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago