'Chốt' cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Điện hạt nhân Ninh Thuận

HỮU BẬT
11:23 19/02/2025

Với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, tên gọi dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý thành "Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận" để bảo đảm thống nhất với Điều 4 Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và Điều 3 Luật Đầu tư; cụm từ "cơ chế, chính sách đặc biệt" được sử dụng xuyên suốt dự thảo Nghị quyết.

Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đối tượng áp dụng tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết được điều chỉnh thành "chủ đầu tư" dự án để bảo đảm chặt chẽ; bổ sung đối tượng áp dụng "tỉnh Ninh Thuận" và "đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án". Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư cụ thể thực hiện các dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3. Theo đó, Nghị quyết có hiệu lực khi được Quốc hội thông qua, công việc giao cho chủ đầu tư cụ thể sẽ được thực hiện ngay ở bước tiếp theo.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết. Ảnh: QH.

Dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu cho phép áp dụng là chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu được thể hiện tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 3. Dự thảo Nghị quyết chỉ quy định chỉ định thầu cho các gói thầu, công việc có tính đặc thù liên quan đến công nghệ, an toàn hạt nhân, gắn liền và phục vụ trực tiếp cho công tác triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chính.

Về lựa chọn nhà thầu, đối với việc thực hiện triển khai các dự án thành phần và các công việc khác thuộc dự án nhà máy chính mà các đơn vị trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan sẽ phải tuân thủ các hình thức, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo pháp luật đấu thầu hiện hành.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3; bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung liên quan tại khoản 1 Điều 4 để bảo đảm tính minh bạch, lựa chọn được công nghệ hiện đại, an toàn.

Bên cạnh đó, UBTVQH cho biết quy trình, thủ tục thực hiện chỉ định thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác đã được pháp luật về đấu thầu quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, Luật Đấu thầu cũng đã có quy định chi tiết về kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước, quy định bắt buộc về việc công khai, đăng tải các thông tin trong quá trình đấu thầu của từng gói thầu thuộc dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đối với phương án tài chính và thu xếp vốn, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý điểm đ khoản 7 Điều 3 dự thảo Nghị quyết như sau: "Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia".

Còn với cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận (khoản 9 Điều 3), theo báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo, tỉnh Ninh Thuận rất khó thu hút các nhà đầu tư trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ninh Thuận cũng có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn, nguồn lực rất hạn chế để triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Việc hỗ trợ thêm nguồn thu cho tỉnh Ninh Thuận trong thời gian này là hết sức cần thiết để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vừa tạo điều kiện phát triển hạ tầng tạo thuận lợi để phục vụ triển khai đầu tư xây dựng dự án, trong đó có việc bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt.

"Các chính sách cụ thể, dài hạn sẽ giao Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành. Do đó, xin Quốc hội cho phép được chỉnh lý, bổ sung quy định về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận và thể hiện như quy định tại khoản 9 Điều 3 dự thảo Nghị quyết", ông Huy cho hay.

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần.

Một số cơ chế, chính sách đặc biệt được áp dụng cho dự án như, triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế.

Phạm vi công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay bao gồm các công việc theo quy định pháp luật xây dựng và các công việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm, mua bảo hiểm cho toàn bộ phạm vi thực hiện của hợp đồng, cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận hành, bảo dưỡng nhà máy trong thời gian 5 (năm) năm kể từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án; Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn để thẩm định công nghệ, an toàn, an ninh, kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trên cơ sở sử dụng hiệu quả các chuyên gia và tổ chức trong nước và quốc tế.

Với phương án tài chính và thu xếp vốn, dự án được phép áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài; chủ đầu tư được vay và đủ điều kiện vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, không phải thực hiện thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công hoặc quy mô khoản vay không đủ.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đối ứng từ nguồn vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình do Chính phủ phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với các điều kiện vay lại theo điều kiện vay của khoản phát hành trái phiếu, khả năng trả nợ của dự án và Luật Quản lý nợ công.

Ngoài ra, một số cơ chế, chính sách đặc thù khác là ngân hàng thương mại trong nước được miễn áp dụng quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với chủ đầu tư, chủ đầu tư và người có liên quan, để cho vay vượt giới hạn thực hiện phần vốn đối ứng theo quy định tại khoản 1, Điều 136 của Luật Các tổ chức tín dụng; khoản vay này không tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng đối với chủ đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 136 của Luật Các tổ chức tín dụng để không ảnh hưởng đến việc thu xếp vốn các công trình, dự án khác của chủ đầu tư…

  • Cùng chuyên mục
Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên, thêm 84.300 tỷ vốn đầu tư công

Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên, thêm 84.300 tỷ vốn đầu tư công

Với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Sự kiện - 19/02/2025 11:32

Ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng

Ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng và 4 Bộ trưởng.

Sự kiện - 18/02/2025 17:48

Ông Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh được bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Sự kiện - 18/02/2025 17:07

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Với tỷ lệ tán thành chiếm 96,86% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Sự kiện - 18/02/2025 11:05

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan trả lời kiến nghị của GS. TSKH Nguyễn Mại

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan trả lời kiến nghị của GS. TSKH Nguyễn Mại

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các Bộ, cơ quan liên quan có văn bản phúc đáp GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) về một số kiến nghị như: Việc hợp nhất Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính; chính sách ưu đãi về tín dụng cho doanh nghiệp trong nước; chính sách tài chính, thuế và kinh nghiệm xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao.

Sự kiện - 18/02/2025 10:04

Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Quảng Nam điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam công bố hàng loạt quyết định về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt.

Sự kiện - 18/02/2025 07:37

Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam

Tập đoàn vận tải Nhật Bản muốn lập trung tâm đào tạo lái xe, phòng thí nghiệm AI tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Yamato Holdings của Nhật Bản trình bày về một số kế hoạch đầu tư tại Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sự kiện - 18/02/2025 07:33

Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?

Bộ trưởng Công Thương giải trình gì về cơ chế đặc thù làm dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 17/02/2025 20:35

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nhà nước sẽ cấp tiền nghiên cứu khoa học qua cơ chế quỹ

Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nghiên cứu khoa học có bản chất rủi ro, là một loại đầu tư có rủi ro cao. Nghị quyết thí điểm sẽ cơ chế khoán chi đối với hầu hết các nghiên cứu mà không phải cam kết quả cuối cùng.

Sự kiện - 17/02/2025 16:43

Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng

Chính phủ trình bổ sung vốn điều lệ cho VEC 38.251 tỷ đồng

Việc tăng vốn cho VEC là từ nguồn vốn đầu tư công giao kế hoạch cho Bộ Giao thông Vận tải và đã giải ngân đầu tư xây dựng 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư, nên không làm phát sinh chi ngân sách nhà nước và nợ công.

Sự kiện - 17/02/2025 16:21

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ (KH&CN) được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.

Sự kiện - 17/02/2025 14:27

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ

Quốc hội xem xét công tác nhân sự, quyết định số lượng thành viên Chính phủ

Trong tuần này, Quốc hội Quốc hội sẽ xem xét quyết định các nội dung quan trọng về công tác nhân sự, số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng thành viên Chính phủ.

Sự kiện - 17/02/2025 06:46