Dấu ấn Hoàng Ngân ở Phân Lân Văn Điển
Dù là cổ đông thiểu số, song vai trò và sự hiện diện của nhóm cổ đông Hoàng Ngân đang gia tăng nhanh chóng tại Phân lân Văn Điển thời gian qua.

Theo báo cáo tài chính vừa công bố, CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển (HoSE: VAF) năm 2024 đạt doanh thu 1.220 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2023, tuy nhiên do công ty không còn khoản thu nhập khác đột biến như năm trước, nên lợi nhuận trước thuế chỉ ở mức tương đương: 76,1 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế giảm 10% về 57 tỷ đồng.
Có lịch sử thành lập từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, sau 65 năm hình thành và phát triển, VAF tới nay là thương hiệu phân lân có tiếng trên thị trường. Từ khi cổ phần hoá vào năm 2009, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) duy trì tỷ lệ sở hữu 67% tại VAF. Cũng kể từ đó, một nhà đầu tư tư nhân dần xuất hiện và ngày càng thể hiện vai trò trọng yếu tại thành viên Vinachem – đó là Công ty TNHH Hoàng Ngân của doanh nhân Nguyễn Ngọc Thạch.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch sinh năm 1963, quê quán Ý Yên, Nam Định. Ông từng có thời gian tham gia quân ngũ, trước khi thành lập Công ty Hoàng Ngân vào năm 2001. Cuối năm 2009, ông trở thành Thành viên HĐQT trong HĐQT đầu tiên sau cổ phần hoá của VAF. Từ đó đến nay, đã qua nhiều đời Chủ tịch HĐQT lẫn TGĐ, ông Thạch là lãnh đạo lâu năm nhất, am hiểu tường tận nhất với VAF. Và cũng sau 15 năm, vai trò của ông cũng như Hoàng Ngân tại VAF ngày càng đặc biệt quan trọng, có thể thấy rõ qua cơ cấu sở hữu, nhân sự cũng như các hợp đồng lớn mà hai bên đang hợp tác.
Những người Hoàng Ngân ở VAF
Nếu như tới cuối năm 2012, Hoàng Ngân chỉ mới sở hữu 4,99% cổ phần VAF, thì tỷ lệ liên tục gia tăng các năm sau đó, khi nhà đầu tư này không ngừng mua gom cổ phiếu bên ngoài, lên mức 9,25% năm 2013, 19,44% năm 2018, 22,34% năm 2019 và tới cuối năm 2024 là 24,47%.
Doanh nghiệp có trụ sở tại Ninh Bình không giấu diếm tham vọng gia tăng mạnh mẽ sở hữu ở VAF. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, Hoàng Ngân, với vai trò cổ đông lớn đã đề nghị Đại hội thông qua tờ trình không buộc cổ đông phải thực hiện chào mua công khai khi mua cổ phiếu nâng tỷ lệ sở hữu (trực tiếp hoặc gián tiếp) vượt mức sở hữu 25%, 35%, 65% và 75% tại VAF. Mặc dù tờ trình này đã bị cổ đông chi phối Vinachem phủ quyết, song sang năm 2022, HĐQT VAF vẫn có 6 Nghị quyết, số 16, 34, 35, 45, 54, và 57 về “cho ý kiến của HĐQT về đề nghị chào mua công khai cổ phiếu của ông Nguyễn Ngọc Thạch”, “Thống nhất với nội dung khuyến nghị, đánh giá đối với đề nghị chào mua công khai của ông Nguyễn Ngọc Thạch”.

Vai trò của nhóm Hoàng Ngân còn dễ dàng thể hiện rõ qua cơ cấu nhân sự lãnh đạo cấp của doanh nghiệp này. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, bà Phạm Thị Hoàng Yến được bầu làm Thành viên HĐQT độc lập VAF. Được biết, sau khi được bầu vào HĐQT VAF, bà Hoàng Yến chỉ tham dự 1/3 cuộc họp HĐQT, vắng 2 cuộc do nghỉ chế độ thai sản. Các năm sau đó, trừ năm 2022, bà Yến cũng là Thành viên HĐQT hiếm hoi không tham dự đủ 100% các cuộc họp HĐQT của VAF.
Đáng chú ý, bà Phạm Thị Hoàng Yến lại là con dâu của ông Nguyễn Ngọc Thạch. Trong cơ cấu HĐQT 5 người hiện nay của VAF, có 3 đại diện của Vinachem, gồm Chủ tịch HĐQT Phùng Ngọc Bộ, Thành viên HĐQT kiêm TGĐ Văn Hồng Sơn và Thành viên HĐQT, Phó TGĐ Trần Thắng; trong khi ông Nguyễn Ngọc Thạch là đại diện của cổ đông tư nhân Hoàng Ngân; và bà Hoàng Yến với tư cách Thành viên Độc lập.
Điểm c, khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Thành viên HĐQT độc lập không được là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty.
Trong Ban điều hành, tháng 9/2024, HĐQT VAF có nghị quyết bổ nhiệm ông Nghiêm Đức Toản, Trưởng phòng kỹ thuật VAF làm Phó TGĐ thứ 3 của VAF. Ông Toản sinh năm 1980, là em ruột của bà Nghiêm Thị Nhung – người ở cùng địa chỉ thường trú với ông Nguyễn Ngọc Thạch, và cùng ông Thạch sở hữu 100% vốn Công ty Hoàng Ngân. Nữ doanh nhân sinh năm 1975 còn là Kế toán trưởng, Phó TGĐ Công ty Hoàng Ngân. Ông Toản có bằng kỹ sư kinh tế thuỷ lợi; kỹ sư kỹ thuật công nghệ hoá học, trong đó bằng kỹ sư công nghệ hoá học được Trường đại học Công nghiệp Việt Trì cấp tháng 6/2021.
Ngoài Phân lân Văn Điển, Hoàng Ngân còn đầu tư lớn vào một doanh nghiệp cùng ngành, và cùng "quê" khác, cũng thuộc Vinachem, là CTCP Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC), với tỷ lệ sở hữu hiện ở mức 10,82%. Ông Nguyễn Ngọc Thạch đang là Thành viên HĐQT NFC. Hai con gái của ông Ngọc Thạch cũng đang công tác tại NFC, trong đó một người làm phó phòng kinh doanh, một người là nhân viên thị trường.
Từ cổ đông đến đối tác lớn
Với cơ cấu sở hữu và nhân sự như trên, không quá khó hiểu khi Hoàng Ngân suốt nhiều năm qua là đối tác lớn bậc nhất của VAF, đảm trách nhiều hợp đồng vận chuyển, kho bãi, nguyên liệu đầu vào…
Theo đó, từ năm 2015, Hoàng Ngân và VAF đã ký các hợp đồng dịch vụ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thuê kho chứa hàng, mua bán quặng Sécpentin. Kể từ đó đến nay, hai bên có nhiều giao dịch lên đến hàng chục tỷ đồng.
Năm 2024, VAF mua từ Hoàng Ngân 66,2 tỷ đồng tiền hàng, trước đó ở các năm 2022 và 2023, Hoàng Ngân bán lần lượt cho VAF 70,2 tỷ đồng và 41,2 tỷ đồng tiền hàng.
Bên cạnh đó, trong năm 2024, VAF đã thuê Hoàng Ngân các dịch vụ vận chuyển 101.726 tấn hàng hoá, thuê kho chứa hàng hoá 51.433 tấn với tổng giá trị hơn 66 tỷ đồng.
Gần đây nhất, HĐQT VAF vào tháng 2/2025 đã có Quyết định chấp thuận chủ trương cho Tổng Giám đốc Văn Hồng Sơn ký kết Phụ lục hợp đồng thuê kho chứa phân bón và hợp đồng vận chuyển phân bón năm 2025 với Công ty Hoàng Ngân.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc một công ty cổ phần sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp là cổ đông lớn có thể ảnh hưởng đến tính minh bạch trong quản trị công ty và lợi ích của cổ đông nhỏ, tùy thuộc vào cách thức giao dịch được thực hiện. Không chỉ trường hợp của VAF, nhiều doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán Việt Nam cũng đang ghi nhận tình trạng giao dịch tương tự. Do đó, việc minh bạch giao dịch giữa công ty đại chúng với cổ đông lớn là yêu cầu chính đáng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia khuyến nghị công ty đại chúng cần công khai các giao dịch với bên liên quan, đồng thời thiết lập cơ chế phê duyệt độc lập: Các giao dịch lớn nên được hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông (bao gồm cả cổ đông nhỏ) thông qua. Kiểm toán độc lập cũng là một công cụ hữu hiệu có thể giúp đánh giá tính hợp lý của các giao dịch này, tránh tình trạng lợi ích nhóm.
Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam tới năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2023 đã yêu cầu nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết, nâng cao chất lượng công bố thông tin của công ty đại chúng.
- Cùng chuyên mục
Nhà đầu tư thích ứng với thương chiến
Động thái của Mỹ và các bên có thể khiến chiến tranh thương mại lan rộng là một trong những yếu tố buộc giới doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chuẩn bị sẵn tinh thần làm quen với những yếu tố bất định.
Tài chính - 18/02/2025 10:50
Đường đi 6.000 tỷ đồng trái phiếu của IPA
Giai đoạn 2020-2024, IPA đã thu về 6.048 tỷ đồng từ 18 đợt phát hành riêng lẻ, phần lớn trong số này được điều chuyển sang Trustlink và để trả nợ cho các lô trái phiếu trước đó.
Tài chính - 17/02/2025 15:31
Nhiều cổ phiếu tăng nhờ kết quả kinh doanh tích cực
Sự phân hóa cổ phiếu đang rõ nét khi kết quả kinh doanh tích cực năm 2024 đẩy giá một số cổ phiếu tăng vượt kỳ vọng; nhưng nhiều mã khác có mức tăng thấp, mang lại cơ hội đầu tư cho năm 2025.
Tài chính - 16/02/2025 08:48
Những kế hoạch vượt tầm của Đô thị Kinh Bắc
Năm 2025, Đô thị Kinh Bắc đề ra mục tiêu lãi 3.200 tỷ đồng, gấp 7 lần thực hiện năm trước. Song, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh 5 năm liền.
Tài chính - 16/02/2025 08:47
Xóa rào cản ngôn ngữ với nhà đầu tư ngoại
Cùng với việc công bố báo cáo tài chính song ngữ (Việt - Anh), các doanh nghiệp niêm yết đã sẵn sàng áp dụng chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) – “ngôn ngữ kế toán” chung của thế giới.
Tài chính - 14/02/2025 12:03
Cổ phiếu Coteccons vượt đỉnh thời Covid
Cổ phiếu Coteccons ghi nhận tăng giá 38% trong vòng 2 tháng qua. Kết quả kinh doanh khởi sắc cùng bối cảnh ngành thuận lợi là động lực cho cổ phiếu tăng giá.
Tài chính - 13/02/2025 18:06
Tân CEO Hapro Dương Thị Lam là ai?
HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Dương Thị Lam vào vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/3/2025.
Tài chính - 13/02/2025 18:02
Loạt doanh nghiệp Bình Định 'chốt' thời gian tổ chức đại hội cổ đông
Các doanh nghiệp tại Bình Định như CTCP Cảng Quy Nhơn, Tổng Công ty Pisico Bình Định - CTCP và CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã ấn định thời gian Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.
Tài chính - 13/02/2025 16:09
Thống nhất quy định chuyển tiền ra nước ngoài: Ổn định thị trường, thu hút nhà đầu tư
Bộ quy tắc giao dịch chuyển tiền một chiều ra ngước ngoài giúp cơ quan quản lý thuận lợi trong việc kiểm soát hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài, hạn chế tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp, góp phần giữ ổn định thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá giúp thu hút nhà đầu tư.
Tài chính - 13/02/2025 15:33
Nhờ đâu Eximbank báo lãi kỷ lục hơn 4 nghìn tỷ đồng?
Cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đa dạng hóa nguồn thu, phát triển đa dạng danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính tới khách hàng… giúp Eximbank đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024.
Tài chính - 13/02/2025 08:00
An Gia vượt kế hoạch lãi, tăng thu nhập cho Chủ tịch HĐQT hơn 300%
Bất động sản An Gia đã ghi nhận gần hết doanh thu và lợi nhuận tại dự án hiện hữu. Các dự án sắp tới của công ty gồm The Gió Riverside, The Lá Village và Westgate 2.
Tài chính - 13/02/2025 07:52
Gần 230 triệu cổ phiếu CII sắp đổ bộ về tài khoản cổ đông
Vốn điều lệ CII tăng lên 5.480 tỷ đồng sau đợt chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Doanh nghiệp còn 2 gói trái phiếu chuyển đổi tổng trị giá 4.500 tỷ đồng nữa.
Tài chính - 12/02/2025 10:01
- Đọc nhiều
-
1
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
-
2
Nhà nước cần hỗ trợ gần 890 triệu USD cho 2 dự án đường sắt
-
3
Kinh doanh hộp mù: từ trào lưu tới mô hình bền vững
-
4
Nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm cơ hội mới tại thị trường tỉnh
-
5
Tổng Bí thư: Tăng trưởng mấy con số nhưng đời sống không nâng lên thì tăng trưởng đi đâu?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 2 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 2 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago