'Thiên đường thuế' của các đại gia đang dốc vốn mạnh vào Việt Nam
Nhiều năm nay, dòng tiền từ các “thiên đường thuế’’ như British Virgin Islands (BVI), Cayman Islands, Singapore, Hồng Kông, Bermuda, Panama, Luxembourg, Bahamas, Panama... vẫn tiếp tục rộng cửa vào Việt Nam.
"Thiên đường" của đại gia
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xác định ba yếu tố quan trọng trong việc xem xét liệu một khu vực có là một thiên đường thuế hay không.
Thứ nhất là không đánh thuế hoặc thuế gần như bằng không. Thứ hai là bảo mật thông tin tài chính cá nhân. Thứ ba là thiếu minh bạch. Một trong những đặc điểm nổi bật của thiên đường thuế đó là các quốc gia đó rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế nước ngoài, nhất là những thông tin về tài chính.
Do vậy, thiên đường thuế thường được dùng để ám chỉ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà tại đó duy trì một hệ thống bảo mật thông tin tài chính, cho phép các cá nhân nước ngoài che giấu tài sản hoặc thu nhập để tránh thuế, hoặc giảm nghĩa vụ thuế phải nộp tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ cư trú.
Các nước thuộc khu vực Caribbean là nơi tập trung nhiều thiên đường thuế trên thế giới. Một số thiên đường thuế nổi tiếng nhất tại khu vực Caribbean là Bahamas, Pananma và Cayman Islands.
Ngoài ra, Bermuda, British Virgin Islands, Hong Kong, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Isle of Man, Monaco, Panama,… cũng là những thiên đường thuế nổi tiếng thế giới.
Trước kia có nhiều hơn các quốc gia được coi là thiên đường thuế (bao gồm cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Canada, Nhật…). Tuy nhiên, sau này các nước G20 đã cam kết tuân theo tiêu chuẩn thuế thống nhất, nên một số quốc gia đã ra khỏi danh sách thiên đường thuế để không bị trừng phạt.
Cuộc điều tra toàn cầu "Hồ sơ Paradise" (hay còn được gọi là "Hồ sơ Thiên đường") vừa công bố những tài liệu rò rỉ từ công ty luật chuyên về dịch vụ pháp lý hải ngoại Appleby đã tiết lộ cách thức giấu tài sản ở nước ngoài của giới siêu giàu và chính trị gia toàn cầu thông qua các công ty offshore (công ty hải ngoại).
Đây là vụ rò rỉ tài liệu lớn sau vụ "Hồ sơ Panama" vào năm ngoái nhưng "Hồ sơ Paradise" được đánh giá là lột tả được tính tinh vi, phức tạp trong hệ thống thuế hải ngoại trên toàn cầu.
Giáo sư chính trị quốc tế Ronen Palan tại Đại học London (Anh) đánh giá trên trang The Conversation (Australia) rằng "Hồ sơ Paradise" tiết lộ cho chúng ta nhiều hơn về các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của giới tinh hoa trong thương trường và chính trường của các quốc gia như Mỹ và Anh, với các cái tên nổi tiếng gồm Nike, Apple , Ubervà Nữ hoàng Anh Elizabeth II, 13 cố vấn, các thành viên của chính phủ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump,...
'Hồ sơ Paradise' công bố 13 công ty, 25 cá nhân liên quan tới Việt Nam trong đó có nhiều cái tên được cho là trùng với tên của nhiều doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam như Don Lam, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital; Nguyen Louis T, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư SAM hay ông Dominic Scriven , Tổng giám đốc Dragon Capital...
Giữ tài sản ở nước ngoài là được xem một trong những nghiệp vụ bí ẩn nhất của thế giới tài chính, nhằm giấu của cải khỏi tầm mắt của các quan chức thuế, làm mập mờ nguồn gốc và danh tính chủ nhân thực sự.
Có rất nhiều lý do hợp pháp để mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Người giàu làm vậy để quản lý tốt hơn danh mục đầu tư, hoặc để bảo vệ tài sản của mình. Nhưng nó cũng có thể được dùng để giúp họ trả ít thuế hơn, một cách hợp pháp.
Trên giấy tờ, các công ty offshore (hay còn được gọi là "công ty ma", "công ty vỏ bọc") rất giống công ty thật. Nhưng thực tế, các công ty này có thể không tạo ra sản phẩm, không có văn phòng hay nhân viên. Các công ty này có thể hoạt động với mục đích kinh doanh hợp pháp, nhưng chúng cũng có thể được dùng để che giấu chủ nhân của khối tài sản hoặc để né thuế.
Năm ngoái, vụ rò rỉ tài liệu "Hồ sơ Panama" của Công ty luật Mossack Fonseca đã hé lộ hàng loạt các công ty vỏ bọc được thành lập tại nước ngoài được cho là nhằm mục đích né thuế. Theo Oxfam, các dữ liệu cho thấy, cứ 10 phút, công ty luật Mossack Fonseca lại tạo ra 1 công ty ở nước ngoài.
Vốn từ "thiên đường thuế" chảy mạnh vào Việt Nam
Nhiều năm nay, dòng tiền từ các “thiên đường thuế’’ như British Virgin Islands (BVI), Cayman Islands, Singapore, Hồng Kông, Bermuda, Panama, Luxembourg, Bahamas, Panama... vẫn tiếp tục rộng cửa vào Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2017, chỉ riêng thiên đường thuế British Virgin Islands (BVI) đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới trên 1 tỷ USD, và giữ vững vị trí thứ 5 trong danh sách các quốc gia vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất vào Việt Nam. Trong đó riêng góp vốn, mua cổ phần đã gần 850 triệu USD.
Với 850 triệu USD, các nhà đầu tư đến từ quần đảo British Virgin Islands (BVI), vốn được biết đến là “thiên đường thuế” được ưa chuộng hàng đầu thế giới, đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức này.
Tính lũy kế đến hết tháng 10/2017, BVI đứng thứ 5 quốc gia vùng lãnh thổ có vốn FDI nhiều nhất vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 22,4 tỷ USD.
BVI là quần đảo với diện tích chỉ vỏn vẹn 153 km2, là một lãnh thổ hải ngoại của Anh ở khu vực biển Caribe. Nhờ những lợi thế về ưu đãi thuế, tính bảo mật cao, thủ tục thành lập dễ dàng... BVI không ngừng thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ và khẳng định thương hiệu thiên đường thuế số một trên thế giới.
Với dân số của BVI chỉ khoảng 28.000 người, nhưng hiện tại đây đã có khoảng 850.000 doanh nghiệp toàn cầu “đóng đô” trụ sở đăng ký tại đây để rót vốn đầu tư đến sang các quốc gia khác. Các công ty thuộc đảo Virgin không có văn phòng mà chỉ gói gọn trong những hòm thư.
Hay ở một tòa nhà tại thiên đường thuế Delaware (Mỹ), có tới hơn 200.000 công ty đăng ký tại đây. Với chi phí chỉ từ 79-100 USD là có thể lập công ty mà chẳng cần đi đâu, thậm chí "chỉ cần ngồi ở Hà Nội cũng có thể lập được".
Công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital được thành lập vào năm 1994 tại BVI đã rót hàng tỷ USD vốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam và vào hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Vietjet, MBBank, Hòa Phát, Novaland, ACB, FPT, Thế giới Di động, ACV, Sabeco,... và nhiều dự án bất động sản trên toàn quốc.
Dragon Capital cũng là cổ đông lớn của Công ty Chứng khoán Bản Việt (mã: VCI), cổ đông của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Hàng loạt công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài lớn khác như Indochina Capital Adviser, Vietnam Asset Management Ltd, VinaCapital Investment Management Ltd, PXP Vietnam Asset Management Ltd, Vietnam Holding Asset Management Ltd, Clear Water Capital Partner Singapore PTE Ltd cũng đăng ký đầu tư đến Việt Nam với địa chỉ đặt ở quần đảo này.
Cũng nhắc lại rằng, trong danh sách 189 cá nhân bao gồm 101 người Việt, gốc Việt và 88 cá nhân nước ngoài liên quan đến Việt Nam trong Hồ sơ Panama, nhiều người có liên quan đến các công ty nước ngoài đăng ký đặt ở cùng một địa điểm: thiên đường thuế BVI.
Nhiều tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như Procter & Gamble (P&G), ConocoPhillip, Intel thông qua các chi nhánh của họ tại BVI để rót vốn đầu tư vào Việt Nam.
Một số tổ chức tài chính tên tuổi trên thế giới hiện diện tại BVI như Barclays Bank, HSBC, Barrington Bank, First Bank Virgin Islands, First Caribbean International Bank, VP Bank (BVI) Limited. Trong đó, HSBC đang đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài thiên đường thuế BVI, số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, các thiên đường thuế khác trên thế giới như Singapore, Hồng Kông, Cayman Islands, Bermuda, Panama, Luxembourg, Bahamas, Panama… cũng đang dốc vốn mạnh vào Việt Nam.
Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết tháng 11/2017 thì số vốn rót vào Việt Nam của nhà đầu tư Singapore là hơn 41,7 tỷ USD, Hồng Kông hơn 17,6 tỷ USD, Samoa 7,1 tỷ USD, Cayman Islands gần 6,5 tỷ USD, Luxembourg 2,3 tỷ USD, Bermuda 309 triệu USD, Bahamas 108 triệu USD, Panama 63 triệu USD,...
Một số dự án lớn của những công ty đến từ thiên đường thuế có thể kể đến như Công ty TNHH Worldon Việt Nam của nhà đầu tư Gain Lucky Limited đăng ký đầu tư 300 triệu USD sản xuất hàng may mặc cao cấp tại TP. HCM; Công ty TNHH Trung tâm thương mại VinaCapital với vốn 325 triệu USD buôn bán khu thương mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ khách sạn, bất động sản; Công ty TNHH GVD Việt Nam I đầu tư 300 triệu USD phát triển, quản lý khu căn hộ chung cư và những dịch vụ chuyên chở khách du lịch, dịch vụ cho thuê xe...
Đặc biệt, Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - phát triển và điều hành cụm rạp chiếu phim tại Việt Nam - là một doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư thuộc về tập đoàn CJ (Hàn Quốc) nhưng được đầu tư vào Việt Nam thông qua Envoy Media Partners Limited, một công ty đăng ký kinh doanh tại thiên đường thuế British Virgin Islands.
Mặc dù các thiên đường thuế được xem là hợp pháp, tuy nhiên một số lỗ hổng được cho là đã được sử dụng một cách bất hợp pháp để các cá nhân và tổ chức trốn thuế và che giấu những mối quan hệ mờ ám.
Năm 2016, báo cáo “Cuộc đua thuế” của Oxfam đã công bố danh sách "15 thiên đường thuế tồi tệ nhất thế giới" xếp theo mức độ nghiêm trọng như sau: (1) Bermuda (2) Cayman Islands (3) Hà Lan (4) Thụy Sỹ (5) Singapore (6) Ireland (7) Luxembourg (8) Curaçao (9) Hồng Kông (10) Cộng hòa Síp (11) Bahamas (12) Jersey (13) Barbados, (14) Mauritius và (15) British Virgin Islands.
Theo chuyên gia của Oxfam, các quốc gia đang phát triển bao gồm cả Việt Nam thiệt hại khoảng 170 tỷ USD mỗi năm do hành vi lợi dụng các thiên đường thuế để trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
Chuyên gia này cho biết, 50% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là đến từ thiên đường thuế nên lợi nhuận đều chuyển về đó. Do đó, lợi nhuận của các khoản đầu tư này chỉ phải đóng khoản thuế rất nhỏ tại các thiên đường thuế trong khi Việt Nam lại không thu được một đồng nào.
Trao đổi với Nhadautu.vn, Luật sư Bùi Quang Tín, thành viên Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài thông thường có hai cách. Cách thứ nhất là đầu tư theo các dự án đã xin phép, theo dự án được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp phép. Phương án thứ hai là đầu tư lậu, chuyển tiền lậu, mọi rủi không được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Trong trường hợp đầu tư đúng theo pháp luật Việt Nam có hai hướng đầu tư: đầu tư vào quốc gia không phải thiên đường thuế và đầu tư vào quốc gia thiên đường thuế. Trong đó, đầu tư vào các quốc gia thiên đường thuế lại có hai hướng bao gồm: đầu tư trực tiếp theo dự án xin Bộ Kế hoạch & Đầu tư và đầu tư tiền ra nước ngoài vào các thiên đường thuế một cách hợp pháp theo dự án đã xin nhưng không hợp pháp ở chỗ là không đầu tư theo đúng dự án đã xin.
Ngoài ra, một cách thức khác đầu tư vào các thiên đường thuế là mở văn phòng đại diện để chuyển tiền ra nước ngoài, nhưng thực chất là đầu tư ở Việt Nam, lời chuyển ra nước ngoài, nhưng ở Việt Nam lại báo lỗ. Doanh nghiệp sẽ chuyển giao dịch tại Việt Nam ra nước ngoài để tránh bị đánh thuế tại Việt Nam. Cách thức này, theo Luật sư Tín, là một thực trạng khá phổ biến vì các doanh nghiệp muốn né thuế như cách các doanh nghiệp FDI chuyển giá.
- Cùng chuyên mục
Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Đầu tư - 20/11/2024 11:18
Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi
Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.
Đầu tư - 20/11/2024 09:30
Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.
Đầu tư - 20/11/2024 08:08
Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Đầu tư - 20/11/2024 06:37
Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
Đầu tư - 19/11/2024 17:13
Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình
Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.
Đầu tư - 19/11/2024 15:06
Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Đầu tư - 19/11/2024 14:57
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa
Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.
Đầu tư - 19/11/2024 11:21
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.
Đầu tư - 19/11/2024 06:30
Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ
Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.
Đầu tư - 19/11/2024 06:00
4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư
Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.
Đầu tư - 18/11/2024 18:22
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.
Đầu tư - 18/11/2024 18:21
Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).
Đầu tư - 18/11/2024 15:43
Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?
Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.
Đầu tư - 18/11/2024 14:49
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.
Đầu tư - 18/11/2024 10:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago