SSI: Mỹ áp thuế kỷ lục không ảnh hưởng tới 'đại gia' Thép Việt

Nhàđầutư
Theo SSI, do các doanh nghiệp thép Việt Nam đã lường trước động thái siết chặt thị trường của Mỹ và có những biện pháp chuẩn bị nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng.
XUÂN TIÊN
11, Tháng 12, 2017 | 08:05

Nhàđầutư
Theo SSI, do các doanh nghiệp thép Việt Nam đã lường trước động thái siết chặt thị trường của Mỹ và có những biện pháp chuẩn bị nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng.

my-danh-thue-thep-viet-nam

 SSI nhận định các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng trước nguy cơ đánh thuế kỷ lục của Mỹ

Thép nguồn gốc Trung Quốc chịu mức thuế kỷ lục

Bộ Thương mại Mỹ vừa đưa ra quyết định sơ bộ về việc áp các mức thuế lên mặt hàng thép chống gỉ và thép cán nguội của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc vì cho rằng việc nhập khẩu các sản phẩm thép này là hành vi né tránh lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ (AD/CVD) áp dụng đối với thép CORE và thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc.

Như vậy, cho đến khi mức thuế cuối cùng được công bố ngày 16/2/2018, thép cán nguội của Việt Nam sản xuất từ phôi thép Trung Quốc sẽ phải chịu với tổng mức thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá là 522%, trong khi thép chống ăn mòn Việt Nam sản xuất từ phôi thép Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế 238%. 

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chứng minh được không sử dụng vật liệu sản xuất thép của Trung Quốc có thể xin miễn trừ mức thuế này. 

Biểu thuế sơ bộ nêu trên được áp dụng cho tất cả các lô hàng từ ngày 4/11/2016, thời điểm bắt đầu cuộc điều tra của Mỹ sau khi sáu nhà sản xuất Mỹ đệ đơn kiện các doanh nghiệp Trung Quốc đã né thuế bằng cách chuyển các lô hàng thép qua Việt Nam ngay sau khi lệnh áp thuế chống bán phá giá được ban hành đối với thép Trung Quốc. 

Theo Bộ Thương mại Mỹ, sau khi áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép của Trung Quốc vào năm 2015, giá trị nhập khẩu thép cuộn cán nguội từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 11 triệu USD mỗi năm lên 295 triệu USD. 

Không chịu nhiều ảnh hưởng 

Theo Công ty Chứng khoán SSI, do thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chỉ áp dụng lên mặt hàng thép chống gỉ và thép cán nguội, một số doanh nghiệp sản xuất thép dẹt như Hoa Sen (Mã chứng khoán: HSG) và Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) có thể phải chịu thuế, trong khi Hoà Phát (Mã chứng khoán: HPG) sẽ không phải chịu thuế do chỉ xuất khẩu thép dài. Hiện tại, xuất khẩu chiếm 40-45% tổng lượng sản lượng bán thép thành phẩm của HSG và NKG.

Tuy nhiên, việc áp thuế lần này không gây ảnh hưởng đáng kể lên các nhà sản xuất thép dẹt. Trên thực tế, các nhà xuất khẩu thép dẹt của Việt Nam đã lường trước rủi ro về các biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước của Mỹ và nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đến lên 50-70 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm ASEAN, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan ....

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thị trường Mỹ chỉ chiếm 13% kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017, thấp hơn mức 27% cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự đa dạng hóa nhanh chóng và tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Do đó, có thể ước tính xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ chiếm 5-7% tổng khối lượng bán hàng của HSG hay NKG. Thậm chí ngay cả khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm, tổng sản lượng xuất khẩu tôn mạ vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 43% trong 10 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái. 

Mặt khác, ngoài việc nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc, HSG và NKG cũng đa dạng hoá nguyên liệu mua hàng từ các nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, cũng như các nguồn nội địa như Formosa Hà Tĩnh. 

Vì thuế nhập khẩu chỉ nhằm vào thép Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, nên các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể né thuế bằng việc sử dụng thép cuộn cán nóng (HRC) mua từ các nguồn khác để sản xuất thép xuất khẩu sang Mỹ và bằng cách đưa ra chứng nhận đầu vào vật liệu có xuất xứ từ các nước khác, không phải là nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Theo SSI, do các doanh nghiệp thép Việt Nam gần đây đã giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, cũng như có các biện pháp để tránh thuế nhập khẩu, sẽ không có bất kỳ tác động đáng kể nào đến kết quả kinh doanh của các công ty thép niêm yết từ thông tin này. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ