Mỹ đánh thuế kỷ lục, doanh nghiệp tôn, thép nào gặp 'hạn'?

Nhàđầutư
Mỹ nhập khẩu khoảng 8.000 tỷ đồng thép các loại của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm. Tuy nhiên con số này có thể giảm mạnh nếu Bộ Thương mại Mỹ áp dụng thuế trừng phạt lên tới 531%.
XUÂN TIÊN
09, Tháng 12, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Mỹ nhập khẩu khoảng 8.000 tỷ đồng thép các loại của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm. Tuy nhiên con số này có thể giảm mạnh nếu Bộ Thương mại Mỹ áp dụng thuế trừng phạt lên tới 531%.

ton-thep

 Doanh nghiệp Việt trước nguy cơ phải rời khỏi thị trường Mỹ

Như Nhadautu.vn đưa tin, ngày 5/12, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp dụng mức thuế trừng phạt 531% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam với lý do chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là biện pháp tạm thời dựa trên khiếu nại của 6 của nhà sản xuất thép Mỹ. Bộ Thương mại nước này sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 2/2018.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể làm đơn xin miễn trừ loại thuế này nếu có thể chứng minh nguyên liệu sản xuất không phải nguồn gốc Trung Quốc. 

Nếu không chứng minh thành công, các nhà sản xuất tôn, thép của Việt Nam có thể bị 'hất cẳng' khỏi thị trường Mỹ với mức thuế quá cao.

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thép các loại sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm đạt 420.860 tấn, đạt giá trị 337 triệu USD. Mỹ là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam sau Asean. 

Trong bối cảnh thị trường truyền thống và lớn nhất là Asean ngày càng gặp khó trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và các hạn ngạch thuế quan ngày một dày đặc, thị trường Mỹ được xem là 'cứu cánh' và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, việc Mỹ bất ngờ áp thuế với sản phẩm thép và tôn xuất xứ từ Việt Nam sẽ tác động không nhỏ tới nhiều doanh nghiệp trong nước, vốn đang không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.

Ảnh hưởng lớn nhất phải kể tới các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ. Mỹ hiện chiếm tới 35,15% tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm tôn mạ của Việt Nam (sau Asean - 43,8%). Top 4 nhà sản xuất lớn nhất hiện nay là Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam và Thép Nam Kim.

Nhà sản xuất tôn lớn nhất Hoa Sen Group (Mã chứng khoán HSG) đầu năm 2016 đã xuất khẩu lô thành phẩm 20.000 tấn, giá trị 10 triệu USD sang Mỹ. Hoa Sen có mặt tại Mỹ từ năm 2014 và liên tục đẩy mạnh kim ngạch vào thị trường này thời gian qua. Xuất khẩu hiện chiếm tới 40% doanh thu hàng năm của Hoa Sen.

Về phần mình, Tôn Đông Á đặt kế hoạch xuất khẩu tôn lạnh cao cấp vào Mỹ 5.000 tấn mỗi tháng. Tôn Phương Nam cũng tập trung xuất khẩu sang Mỹ khi thị trường Đông Nam Á đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. 

Trong khi đó, Tôn Nam Kim (Mã chứng khoán NKG) xuất khẩu 152.000 tấn tôn thép mạ trong nửa đầu năm 2017, trong đó thị trường Mỹ tăng trưởng 100%. Mỹ cũng được xác định là thị trường quan trọng khi Nam Kim đưa vào hoạt động nhà máy Nam Kim 3 với công suất 350 tấn mạ kẽm và 120.000 tấn mạ màu/ năm.

Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Thép Hoà Phát (Mã chứng khoán HPG). Theo thông tin từ doanh nghiệp, 8 tháng đầu năm 2017, Hoà Phát xuất khẩu 116.000 tấn sản phẩm, gấp 10 lần cùng kỳ với thị trường chủ yếu ngoài Asean hiện là Mỹ, Canada và Úc.

Không chỉ Mỹ, các nước Asean - thị trường lớn nhất của Việt Nam - cũng đang tìm cách thu hẹp nhập khẩu bằng các biện pháp bảo hộ.

Tôn mạ màu và tôn lạnh của Việt Nam vừa bị Thái Lan áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn lên tới 5 năm, với mức thuế lần lượt là 4,3 - 60,26% và 6,2 - 40,49%. Tại thị trường Malaysia, một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nước như Hoa Sen hay Đại Thiên Lộc đang phải chịu thuế chống bán phá giá tôn phủ màu xuất khẩu lên tới 34,85%. Sản phẩm thép cuộn cán nguội Việt Nam cũng đang chịu thuế 5 năm vào Malaysia với mức thuế 3,06-13,68% kể từ tháng 5/2016.

Các doanh nghiệp trong nước hiện đang phải đối mặt với bài toán thị trường không hề đơn giản, khi phải liên tục mở rộng sản xuất để giảm chi phí, cạnh tranh được với Trung Quốc, tuy nhiên thị trường nội địa thì có hạn, trong khi cũng không dễ dàng cạnh tranh được với sản phẩm của quốc gia khác ở thị trường xuất khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ