Phát triển điện mặt trời: Ưu đãi đến 2019, vậy sau đó sẽ ra sao?

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, cho phép các dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước… Quyết định đã giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư, nhưng về lâu dài vẫn còn nhiều băn khoăn.
QUANG TUYẾN - NGUYỄN LONG
07, Tháng 08, 2017 | 07:11

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, cho phép các dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước… Quyết định đã giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư, nhưng về lâu dài vẫn còn nhiều băn khoăn.

Nhiều băn khoăn

Quyết định cũng nêu rõ bên mua điện (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới, với giá 9,35 cent/kWh; thời hạn hợp đồng mua bán điện với các dự án là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tính toán và thấy rằng, trong điều kiện chi phí pin, chi phí thiết bị biến đổi tần đã giảm, chi phí vốn và lãi vay xuống dưới 9%/năm, giá bán điện 9,35 cent/kwh sẽ đảm bảo dự án có tính khả thi cao.

Mặc dù vậy, các nhà đầu tư vẫn còn những câu hỏi quan trọng liên quan đến các chính sách. Cụ thể: Quyết định 11/2017/QĐ-TTg chỉ có hiệu lực đến hết 30/6/2019, sau đó Bộ Công Thương có kế hoạch ban hành chính sách năng lượng mặt trời mới. Như vậy các dự án triển khai sau 2019 sẽ có được cơ chế bán điện và ưu đãi thế nào?

phoi canh dien mat troi

Phối cảnh lắp pin mặt trời trên mái nhà máy (Công ty Mặt trời Bách khoa đang đầu tư). 

Điều quan trọng không kém là khó khăn cho các dự án cách xa các tuyến lưới điện hiện có. Chi phí của đường dây truyền tải là một yếu tố quan trọng trong khả năng tài chính của dự án.

Đầu tư điện mặt trời thường đòi hỏi quỹ đất lớn nhưng quy hoạch từng địa phương có giới hạn. Do đó, rất cần các cán bộ chuyên môn cao để thẩm định các dự án nhằm tránh hiện tượng xin dự án để chiếm dụng đất.

Bên cạnh đó, các cấp quản lý hiện nay đang thiếu kiến thức chuyên sâu về điện mặt trời, nên rất khó trong xem xét các khâu thẩm định phê duyệt dự án, quy hoạch, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

Để điện mặt trời phát triển thì phải huy động nguồn lực tài chính tổng lực của toàn xã hội. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng và ngân hàng hoàn toàn không có kế hoạch đào tạo nhân lực phục vụ cho việc thẩm định và xét duyệt tín dụng cho các dự án điện mặt trời.

Nguồn nhân sự thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện mặt trời rất hạn chế. Công việc nghiên cứu và đào tạo về năng lượng tái tạo trong các trường đại học của Việt Nam vẫn còn ở những bước đi ban đầu với quy mô nhỏ lẻ và chưa có một chương trình tổng thể định hướng nghiên cứu ở tầm quốc gia.

Chuyên gia kiến nghị

TS. Nguyễn Tiến Long, CEO Công ty Chemical & Solutions (Mỹ) nhận định, việc Chính phủ, các cơ quan chức năng và nhà đầu tư quyết liệt vào thị trường điện mặt trời ở Việt Nam là một tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng không nên quá chú trọng vào các dự án lớn vì chúng làm mất đất nông nghiệp. Việt Nam không nhiều quỹ đất để xây dựng điện mặt trời như Trung Quốc, Ấn Độ, hay các quốc gia Trung Đông, Châu Phi…

Các ý kiến cho rằng vùng đất hiện nay đang quy hoạch cho điện mặt trời là khô cằn, khó phát triển nông nghiệp là sai lầm, vì trong 25 - 30 năm nữa chúng ta có thể đạt đến trình độ cao để khai thác các quỹ đất này.

Nên cần tập trung hỗ trợ để đưa các dự án điện mặt trời ra các quần đảo, đảo mà điều kiện địa lý không thể đưa điện lưới quốc gia ra.

Sử dụng công nghệ pin mặt trời nổi tại các hồ thủy điện - thủy lợi, các hồ tự nhiên…, như vậy không tốn đất nông nghiệp và có thể giảm tình trạng bốc hơi nước và sinh tảo.

Hơn nữa, các nhà máy điện mặt trời công nghệ nổi trên mặt nước có lợi thế về độ phản xạ cao (tỷ lệ ánh sáng phản xạ từ bề mặt nước) và làm mát tự nhiên, tạo ra năng suất cao.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết Định 11/2017/QĐ-TTg cho các dự án điện trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ (đồng hồ) hai chiều.

Do đó, nên tập trung phát triển điện mặt trời cho các hộ tiêu dùng, các dự án nhỏ phù hợp về năng lực tài chính và không cần đầu tư hệ thống truyền tải đấu nối với lưới điện quốc gia.

Một số tiềm năng có thể đầu tư phát triển điện mặt trời như: Lắp đặt tấm pin mặt trời cho các nhà xưởng trong khu công nghiệp, các trang trại chăn nuôi, khu nghỉ dưỡng…; Lắp đặt tấm pin mặt trời cho các khu đô thị mới, tòa nhà làm việc, khách sạn…

Khi có quy định về việc mua bán điện, người dân sẽ giảm được chi phí đầu tư đáng kể khi không phải tốn thêm tiền đầu tư bộ tích điện. Điện xài không hết có thể coi như “gửi” lên lưới điện quốc gia, lúc cần đem xuống xài mà không cần tốn tiền mua.

Nếu áp dụng được mô hình sẽ khắc phục được bất cập hiện nay là thừa phải cho không nhưng khi cần sử dụng lại phải mua. Ví dụ với diện tích pin mặt trời khoảng 30m2 lắp đặt trên mái với chi phí tổng cộng 150 triệu đồng thì khoảng 3 năm hoàn vốn.

"Việc phát triển điện mặt trời ở Việt Nam là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...", TS. Nguyễn Tiến Long nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ