Chiêm ngưỡng nhà máy điện mặt trời xây trên sân golf, mỏ đá, đập nước của Nhật Bản

Không chỉ riêng Nhật Bản, rất nhiều nơi trên thế giới cũng có các sân golf bị buộc phải đóng cửa, đặc biệt là ở Mỹ. Hi vọng ý tưởng sáng tạo từ các dự án điện mặt trời của Nhật Bản có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác.
MAI HỒ
19, Tháng 07, 2017 | 06:51

Không chỉ riêng Nhật Bản, rất nhiều nơi trên thế giới cũng có các sân golf bị buộc phải đóng cửa, đặc biệt là ở Mỹ. Hi vọng ý tưởng sáng tạo từ các dự án điện mặt trời của Nhật Bản có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác.

Là quốc đảo có lịch sử kéo dài hàng thiên niên kỷ, khái niệm tái sử dụng là nội dung ăn sâu trong nền văn hoá Nhật Bản. Quan điểm này cũng được áp dụng vào cách tiếp cận quản lý đất đai và tài nguyên nước của xứ sở mặt trời mọc.

Năm 2011, trận động đất ở Tohoku và thảm hoạ hạt nhân Fukushima đã khiến Nhật Bản đánh giá lại sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng điện hạt nhân. Với cuộc cách mạng năng lượng tái tạo, các dự án quang điện là một trong những câu trả lời trong cuộc tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế của quốc gia Đông Á này.

Những hình ảnh dưới đây được thực hiện từ các chuyến bay qua Tokyo, Osaka của nhiếp ảnh gia Jamey Stillings cho thấy một loạt các dự án quang điện được được xây dựng trên các sân golf, mỏ đá cũ, đập, đảo nhân tạo và các dự án nổi.

nang-luong-tai-tao-nhat-ban6

Nhà máy điện quang sinh thái Nasu-Minami 16MW được Tập đoàn công nghệ Kyocera xây dựng trên một sân golf cũ ở vùng núi. Ảnh: Jamey Stillings

Chỉ vài thập kỷ trước, khi phong trào chơi golf nở rộ, hàng loạt các sân golf bắt đầu mọc lên ở Nhật Bản. Du lịch phát triển thì những khu resort hay sân golf cũng được xây dựng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, sau bong bóng bất động sản từ năm 1990 đến năm 2000, hàng loạt sân golf đã được tái quy hoạch do hoạt động không hiệu quả. Một số thậm chí bị bỏ hoang cho tới nay.

Một thống kê từ năm 2015 cho thấy, hơn 600 câu lạc bộ golf trên khắp Nhật Bản không có người sinh hoạt. Tình trạng này khiến một số sân golf bị bỏ hoang và hãng sản xuất thiết bị điện tử Nhật Bản, Kyocera, đã nảy ra ý tưởng biến những sân golf bỏ hoang thành nhà máy điện mặt trời.

Rõ ràng các nhà sản xuất điện mặt trời đã nhìn thấy những đặc thù lý tưởng của các sân golf với bề mặt địa hình rộng và bằng phẳng, rất phù hợp để lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt trời.

Không chỉ sáng tạo trên nền tảng các sân golf cũ, các công trình nhà máy điện mặt trời ở Nhật Bản không chỉ xuất hiện ở trên đất liền mà cả trên mặt nước. Các kỹ sư của Kyocera đã khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới ở hồ chứa của đập Yamakura, tỉnh Chiba.

nang-luong-tai-tao-nhat-ban11

 Nhà máy điện quang nổi trên mặt nước 13.7 ở hồ chứa của đập Yamakura, tỉnh Chiba. Ảnh: Jamey Stillings

Theo ước tính, nhà máy này sẽ cắt giảm 7.411 tấn CO2 hàng năm tại tỉnh Chiba - con số này tương đương với lượng khí thải ra từ các nhà máy nhiệt điện tiêu thụ khoảng 19.000 thùng dầu mỗi năm. 

Thực tế, Kyocera là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ điện mặt trời nổi. Từ năm 2014, Kyocera đã phát triển các nhà máy điện mặt trời nổi nhằm tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào của Nhật Bản, đó là bề mặt các hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp và các hồ kiểm soát lũ.

nang-luong-tai-tao-nhat-ban7

Một trang trại năng lượng mặt trời có công suất 5MW ở đập Kotani, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Ảnh: Jamey Stillings 

nang-luong-tai-tao-nhat-ban5

Một khu vực năng lượng mặt trời trên một hòn đảo công nghiệp gần Yokohama, tỉnh Kanagawa. Ảnh Jamey Stillings

nang luong

 Một dự án quang điện 2,3 MW trên hồ Sakasama, bên cạnh một sân bóng chày ở tỉnh Hyogo. Ảnh Jamey Stillings

nang luong 3

Cơ sở điện mặt trời Futtsu được xây dựng trên khu mỏ đá cũ ở tỉnh Chiba. Ảnh Jamey Stillings

nang-luong-tai-tao-nhat-ban15

Awaji-Kifune, một dự án quang điện 34,7 MW được xây trên sườn đồi của mỏ đá cũ. Ảnh Jamey Stillings

nang-luong-tai-tao-nhat-ban2

 Nhà máy điện năng lượng mặt trời ở giữa các khu dân cư. Ảnh Jamey Stillings

"Mặc dù quy mô các dự án năng lượng tái tạo có thể nhỏ hơn các dự án có quy mô lớn ở Hoa Kỳ, tuy nhiên cách tiếp cận của Nhật Bản bổ sung thêm một chương mới cho cuộc đối thoại đang diễn ra về năng lượng và biến đổi khí hậu", nhiếp ảnh gia Jamey Stillings nói.

Cách làm của các tập đoàn Nhật Bản sẽ khiến nhiều chính phủ lưu tâm. Riêng ở Mỹ, sau giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2008 cũng có nhiều sân golf bị bỏ hoang.

Hi vọng ý tưởng sáng tạo từ dự án của Nhật Bản có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác. Sân golf hay những cảnh quan xuống cấp nói chung có thể được quy hoạch lại trở thành những dự án hiệu quả và bền vững hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ