Nhà máy nước Sông Đuống là thất bại của thị trường

PHẠM VIỆT ANH
09:30 23/11/2019

Khi nhà đầu tư ưu tiên việc tối đa hoá "lợi nhuận tài chính", “lợi ích cổ đông” thì phải tối thiểu hoá “lợi ích cộng đồng”, dẫn tới xung đột với mục đích của dịch vụ công là tối đa hóa "lợi nhuận xã hội" - tức mang lại lợi ích cho nhiều người trong xã hội nhất với phí tổn thấp nhất.

nuoc-mat-song-duong

Nhà máy nước mặt Sông Đuống

Vụ lùm xùm ở Nhà máy nước Sông Đuống đặt ra một câu hỏi quan trọng, là Chính phủ đôi lúc có nên can thiệp vào thị trường, hay để thị trường vận hành tự do? "Tự do" hiểu ở đây là nhà nước không kinh doanh, để thị trường tự cạnh tranh cung ứng; còn "Can thiệp" là Nhà nước điều tiết bằng chính sách, luật lệ và can thiệp khi thị trường thất bại và khủng hoảng xảy ra.

Động cơ lợi nhuận của doanh nghiệp luôn có xu hướng chống lại người tiêu dùng thay vì phục vụ lợi ích tốt nhất cho họ. Và như vậy, tình huống bất lợi cho người tiêu dùng xảy ra khi một doanh nghiệp đối xử không công bằng, đa số sẽ phản đối bằng cách tẩy chay sản phẩm của những doanh nghiệp này. Tuy vậy, khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm mang tính độc quyền như điện, nước, xăng dầu…, thì dù có phản đối đến mấy người tiêu dùng cũng không thể sử dụng được dịch vụ ở nơi khác và phải thoả hiệp với những vấn đề chưa hợp lý, thậm chí bất công…

Độc quyền không điều tiết sẽ dẫn đến giá cao và tổn thất vô ích.

Nếu Nhà nước phải bù giá nước sinh hoạt cho dân thì đó là tổn thất vô ích do chi phí bù giá cũng là từ thuế của người dân. Nhưng vấn đề đó là một loại chi phí không công bằng, vì: Thu thuế bình đẳng nhưng chỉ một số người dân được hưởng dịch vụ chứ không phải tất cả người dân Hà Nội.

Trong một lĩnh vực có yếu tố độc quyền, đường cầu của thị trường sẽ là đường cầu của doanh nghiệp; nghĩa là đầu ra được định sẵn và rủi ro thị trường gần như bằng 0 (không). Độc quyền là không tránh khỏi với một số lĩnh vực đặc thù, hàng hoá công tiện ích - điện, nước, xăng dầu… Những doanh nghiệp này có thể được hưởng quy chế độc quyền do chi phí đầu tư ban đầu cao và chi phí biên tế giảm dần. Dù vậy, để đảm bảo quyền lợi cuối cùng và quan trọng nhất - quyền lợi của người dân (người đóng thuế), những doanh nghiệp dạng này phải được điều tiết, quản lý bởi những chế tài đặc thù: cụ thể như là giá bán được điều tiết (Price regulated), chứ không thể chấp nhận cho doanh nghiệp được hưởng lợi nhờ áp giá độc quyền (Price monopoly). Vì lẽ đó, Luật chống độc quyền và Luật cạnh tranh được sinh ra là để điều tiết và quản lý những trường hợp như thế này. Và nếu hai bộ luật này còn khiếm khuyết, thì cần sớm phải bổ sung và hoàn thiện.

Vậy, nếu doanh nghiệp duy nhất độc quyền thì có tính cạnh tranh không? Thông thường thì không, nhưng cũng có thể có khi doanh nghiệp đó được điều tiết đủ tốt. Nghĩa là, do tính ổn định của lợi nhuận trong dài hạn, những doanh nghiệp dạng này sẽ e ngại sự "cạnh tranh tiềm năng", do vậy sẽ định giá sản phẩm đủ thấp để các doanh nghiệp khác khó có thể thay thế tham gia vào thị trường. Như vậy cạnh tranh vẫn có khi chỉ có một doanh nghiệp.

Những "điều tiết" cụ thể là gì?

Có thể bao gồm nhưng không hạn chế như: (1) Áp giá trần (Price ceiling) nhằm đảm bảo một đầu ra hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả chung của người dân; (2) Qui định về mức vốn chủ đầu tư tối thiểu không được thấp hơn một tỷ lệ đáng kể trên tổng mức đầu tư nhằm giảm thiểu các chi phí tài chính, yếu tố khiến đội giá thành, rủi ro hệ thống; Và (3) Kiểm soát khắt khe đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề trọng yếu và dòng luân chuyển vốn… Bù lại, chính quyền có thể hỗ trợ các hình thức khấu hao có lợi cho nhà đầu tư (khấu hao nhanh) và các chính sách hỗ trợ vốn vay phù hợp, một chính sách bảo đảm cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư được độc quyền tương đối khai thác kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết, nếu doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các qui chế, Nhà nước có thể mua lại doanh nghiệp theo mức giá kế toán (sau kiểm toán độc lập), thay vì mua lại theo mức thị giá thông thường.

Thông thường, khấu hao nhanh khiến tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh; tuy nhiên trong trung hạn sẽ giúp chủ đầu tư hoàn vốn nhanh hơn và trong dài hạn thì giảm giá thành có lợi cho người tiêu dùng. Dĩ nhiên, sự “hy sinh” tạm thời của Nhà nước vì lợi ích công cộng là một mức thu thuế bị hạn chế trong giai đoạn đầu, nhưng không phải bù giá lâu dài. Ngoài ra, dân số tăng lên sẽ giúp thời gian hoàn vốn nhanh hơn, nhất là lĩnh vực thiết yếu như điện, nước... Nhà máy nước thì thời gian kinh doanh càng lâu thì mức sinh lời càng lớn do chi phí tái đầu tư tài sản thấp, chi phí biên tế giảm dần + định phí thấp do tự động hoá cao.

Làm được vậy thì dù có độc quyền tương đối nhưng doanh nghiệp vẫn phải cung cấp giá cạnh tranh, miễn là họ còn e ngại sự cạnh tranh tiềm năng, sự thay thế tiềm năng của nhiều nhà đầu tư khác mong muốn tham gia vào thị trường. Là thị trường đặc thù nên phải được quản lý bởi những qui chế đặc thù, không thể theo cách quản lý thị trường tự do thông thuờng - doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm.

Đặt lại vấn đề "xã hội hoá"

Dù xã hội hoá một số lĩnh vực công là chủ trương không sai, tuy nhiên nếu không có cơ chế để kiểm soát giá cả sẽ có nguy cơ trở thành thảm hoạ dân sinh. Hai bộ luật quan trọng bậc nhất cần phải cập nhật ngay là Luật Cạnh tranh và Chống độc quyền thì mới hy vọng mới quản lý tốt hơn được. Cho tư nhân hoá nhưng phải kiểm soát và điều tiết được tư nhân vì lợi ích dân sinh, đặc biệt là trong những lĩnh vực trọng yếu.

Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển và thể chế pháp luật càng hoàn thiện thì nhà nước càng ít can thiệp, và ngược lại. Nhưng với các nền kinh tế đi sau sẽ không thể phát triển nếu họ để thị trường quyết định mọi thứ. Đất nước còn nghèo thì hàng hoá và dịch vụ công nhân tạo như giáo dục, y tế, nước sạch… là công sản cần phải được “phân phối” trực tiếp bởi Nhà nước, hoặc cho tư nhân tham gia nhưng phải được điều tiết và quản lý một cách hiệu quả bởi Nhà nước, nhằm đảm bảo tính công bằng và an sinh xã hội.

Ở Đức, sau thống nhất chính phủ tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước… nhưng sớm sau đó lại phải quốc hữu hoá những doanh nghiệp quan trọng như nhà in sau vài lần lộ mất bí mật quốc gia, hay những ngành quan trọng như điện nước... Hiện thì trong nhiều doanh nghiệp, Nhà nước Đức vẫn có cồ phần dù không chi phối. Nhờ vậy mà vẫn có khả năng kiểm soát theo luật định. Chính phủ Đức từng nắm đến 20% cổ phần của Volkswagen cho tới năm 2003. Trong nhiều trường hợp và mục đích đặc biệt, Chính phủ Đức có thể mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường tự do và vẫn có thể trở thành cổ đông bình quyền trong một công ty đại chúng.

Thị trường tự do thiếu điều tiết sẽ dẫn đến thất bại của thị trường và các nền kinh tế đi sau không thể phát triển nếu họ để thị trường quyết định mọi thứ. Trường hợp của Nhà máy nước Sông Đuống là thất bại của thị trường (độc quyền, hàng hoá công, không công bằng). Trong lĩnh vực hàng hoá công có 2 thuộc tính quan trọng là “không có cạnh tranh" và "không thể loại trừ”. Tính chất quan trọng ấy nó cho phép hợp pháp hoá sự can thiệp của Nhà nước vừa để gỡ rối cho doanh nghiệp và cũng cho người dân. Lợi ích hài hoà là đích đến cuối cùng của mọi chính sách xã hội, dân sinh.

“Xã hội hoá" không có nghĩa là phải trả giá cao hơn. Mà nếu phải dùng thuế để bù giá cho dân, thì chính sách ấy phải áp cho toàn dân; không thể không công bằng, thiếu bình đẳng. Việc thị trường hóa toàn bộ cũng không đảm bảo rằng sẽ tốt hơn Nhà nước, hoặc nghiễm nhiên cho rằng cứ tư nhân làm thì sẽ tốt.

Nước Anh, nơi khai sinh lý thuyết kinh tế thị trường tự do thì năm 2018, Chính phủ Anh đã quyết định dừng hẳn các dự án hạ tầng tư nhân hóa với lý do:

1) Các dự án công có tư nhân tham gia hóa ra lại tốn phí hơn so với thuần túy do nhà nước thực hiện (kinh tế qui mô)

2) Doanh nghiệp tư nhân nhận được dự án thường có lợi nhuận quá lớn (vấn đề phân phối của cải)

3) Nợ phát sinh từ dự án có tư nhân tham gia cùng sự phức tạp của việc bút toán và thanh toán khoản nợ này (rủi ro hệ thống)

Đương nhiên là, một khi nhà đầu tư ưu tiên việc tối đa hoá "lợi nhuận tài chính", “lợi ích cổ đông” thì phải tối thiểu hoá “lợi ích cộng đồng”. Như vậy là xung đột với mục đích của dịch vụ công là tối đa hóa "lợi nhuận xã hội" - tức mang lại lợi ích cho nhiều người trong xã hội nhất với phí tổn thấp nhất, đồng nghĩa với sự cân đối giữa tính công bằng và tính hiệu quả.

  • Cùng chuyên mục
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Tài chính - 07/05/2025 08:51

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…

Tài chính - 07/05/2025 07:55

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.

Tài chính - 06/05/2025 15:41

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 06/05/2025 11:11

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.

Tài chính - 05/05/2025 16:33

Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt

Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt

GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.

Tài chính - 05/05/2025 16:10