Việt Nam cần chủ động các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Saigon Ratings
12:14 12/04/2025

Những khó khăn, thách thức mới phát sinh từ chính sách thuế quan của Mỹ cũng là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh chính sách phát triển, chủ động các định hướng giải pháp lớn.

Việt Nam cần chủ động các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ. Ảnh: VTV

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn các mức thuế đối ứng với hàng chục quốc gia trong vòng 90 ngày, ngoại trừ Trung Quốc. Tổng thống Trump cho biết quyết định này, được đưa ra vì đã có hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ liên hệ các đại diện của Mỹ để đàm phán về thuế quan và không đáp trả Mỹ với bất kỳ hình thức nào. Sau khi Tổng thống Trump thông báo quyết định trên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bassent cho biết, ông chủ Nhà Trắng đã chuẩn bị kế hoạch hoãn áp thuế toàn diện với các quốc gia vài ngày sau khi công bố thuế đối ứng “Đây là chiến lược của ông ấy ngay từ đầu”, CNBC dẫn lời ông Bassent.

Phát biểu với Phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Cần phải có sự linh hoạt trong chính sách” và Tổng thống dự đoán các thoả thuận thương mại sẽ được thực hiện với tất cả các quốc gia, theo AFP.

Sau vài giờ sau khi mức thuế đối ứng cao được tạm hoãn, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp làm việc thảo luận với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bassent và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick thống nhất Mỹ và Việt Nam đã đạt được thống nhất về việc đàm phán một thoả thuận thương mại song phương giữa hai quốc gia. Trong đó vấn đề quan trọng nhất, là hai bên đồng ý xem xét đàm phán về thuế quan - trụ cột quan trọng nhất của thoả thuận thương mại song phương.

Đây là thành công bước đầu có ý nghĩa rất quan trọng của đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam trong những ngày căng thăng thuế quan vừa qua tại Mỹ. Tiếp theo sau Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ đã đồng ý đàm phán thỏa thuận về thương mại đối ứng với Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước, đảm bảo cân bằng lợi ích ổn định và bền vững lâu dài.

Trước đây Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán ký kết hiệp định thương mại song phương nhưng phía Mỹ chưa đồng ý. Dự kiến Chính phủ Việt Nam hôm nay sẽ thành lập và cử đoàn đàm phán kỹ thuật cấp Bộ sang Mỹ để đàm phán cụ thể hoá thoả thuận nói trên. Đây là tín hiệu rất tích cực và tác động rất lớn đến tâm lý của các doanh nghiệp và đầu tư quốc tế ở thị trường Việt Nam.

Có thể thấy rằng, trước những khó khăn, thách thức mới phát sinh thì cũng là cơ hội lớn cho Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh các chính sách phát triển, chủ động các định hướng giải pháp lớn, với các kịch bản ứng phó kịp thời, linh hoạt và hiệu quả với chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình biến động của thương mại thế giới cả trước mắt và lâu dài.

12 giải pháp tận dụng cơ hội

Những chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể gây ra những tác động, rủi ro trong ngắn hạn, song đây cũng là cơ hội cho Việt Nam thức hiện tái cấu trúc nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp; điều chỉnh chiến lược xuất nhập khẩu; tái định vị chiến lược thu hút FDI; phát triển nội lực nền kinh tế Việt Nam tự lực, tự cường và nâng cao khả năng chống chịu các cú sốc từ bên ngoài.

Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải đón đầu, chủ động và thực hiện quyết liệt các định hướng phát triển kinh tế nhằm thích nghi với bối cảnh tình hình thương mại thế giới hiện nay.

Thứ nhất, trên cơ sở Việt Nam và Mỹ đã có Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã được ký năm 2000, Việt Nam cần khẩn trương thúc đẩy tiến trình đàm phán để sớm đạt được sự thống nhất theo hướng nâng cấp Hiệp định BTA, trong đó bổ sung nội dung về thuế và sở hữu trí tuệ.

Đây được coi là một hình thức Hiệp định thương mại tự do (FTA) thu nhỏ. Trong đó, Việt Nam cần chú trọng giải quyết thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Mỹ rất quan tâm, đó là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường và trao đổi cân bằng thương mại phù hợp giữa hai nước trong thời gian tới.

Thứ hai, là các cơ quan hữu quan thường xuyên và kịp thời truyên truyền định hướng và giải thích nhằm ổn định tâm lý tiếp tục duy trì các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là tâm lý bình tĩnh cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh mới đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên thị trường phải nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, nhận diện và dự báo diễn biến tình hình kinh tế quốc tế và kinh tế trong nước (bao gồm cả những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển kinh doanh). Trên cơ sở đó, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên thị trường có thể điều chính các chiến lược, sách lược và kế hoạch kinh doanh và quyết định đầu tư phù hợp.

Trong những ngày vừa qua, do tác động thông tin chính sách thuế quan mới của Mỹ đã tác động tâm lý tiêu cực, hoang mang và lo lắng của các Hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đã có nhiều doanh nghiệp tạm dừng xuất khẩu hàng hóa, dừng ký hợp đồng và tạm dừng xuất khẩu, hạn chế nhập nguyên vật liệu sản xuất và ngừng tuyển dụng lao động. Đặc biệt là có sự biến động rất mạnh của các thị trường chứng khoán quốc tế và trong nước.

Thứ ba, chính sách thuế quan của Mỹ có thể sẽ tạo ra những rủi ro và ảnh hưởng triển vọng FDI, trong ngắn hạn đối với Việt Nam. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan sát tình hình, chờ đợi thêm thông tin về diễn biến tình hình, kết quả việc Việt Nam và Mỹ đàm phán trong thời gian tới. Các nhà đầu tư quốc tế là luôn chú trọng lập kế hoạch và ra quyết định đầu tư dựa trên triển vọng đầu tư dài hạn. Hiện nay, tâm lý tiếp tục “nghe ngóng thông tin và thận trọng” là xu hướng đang lan rộng trong giới đầu tư. Vì vậy, vấn đề truyền thông tư vấn làm ổn định tâm lý các nhà đầu tư quốc tế, là rất cần thiết đối với Việt Nam.

Thứ tư, là Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng thực hiện quản lý đồng bộ, hài hòa, hợp lý và hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để góp phần vừa ổn định kinh tế vĩ mô; vừa kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh ổn định, hiệu quả. Ổn định tiền tệ để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Chủ động đảm bảo ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo dự trữ ngoại hối. Về chính sách tiền tệ, tiếp tục ổn định tỷ giá, giảm mặt bằng lãi suất và triển khai các nhóm giải pháp cần thiết, cấp bách như gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng, khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Thứ năm, là Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với sự phát bền vững kinh tế số, kinh tế xanh và thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và đầu tư chất lượng cao; định vị lại cơ cấu hàng hóa và cấu trúc thị trường xuất nhập khẩu; đồng thời thúc đẩy thực hiện hiệu quả 17 FTA đã ký và tiếp tục đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới, với các đối tác tiềm năng ở các thị trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi, v.v. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng trên thị trường toàn cầu. FTA là chìa khóa để Việt Nam có thể tiếp tục duy trì đà xuất khẩu và hấp dẫn thu hút FDI trong thời gian tới.

Sự nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng mạng lưới FTA, góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ và mở rộng sang nhiều thị trường khác có tiềm năng là hướng đi phù hợp nhằm nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Thứ sáu, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi từ chiếc lược xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang mô hình xuất khẩu dựa trên giá trị gia tăng và nâng cao giá trị nội tại của sản phẩm nhằm đối phó hiệu quả với chính sách thuế đối ứng của Mỹ cả trước mắt và lâu dài; đồng thời xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường và được hỗ trợ bởi một hệ thống đảm bảo tăng trưởng có tính ổn định hơn và bền vững cao.

Thứ bảy, các doanh nghiệp cần chủ động tài cấu trúc tổ chức theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro và quản lý chi phí hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt Nam, ngay trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp cần chú trọng và chủ động chuyển sang ứng dụng quản trị số, AI, Blocchain, Fintech, kinh doanh xanh bền vững và chú trọng yếu tố ESG trong hoạt động kinh doanh nhằm phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh của thế giới và nâng cao năng lực hội nhập cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia sâu và hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách đổi mới trình độ công nghệ, sản xuất, kinh doanh thân thiện môi trường để hướng đến sản xuất cung ứng hàng hóa xanh cho người tiêu dùng, gia tăng hàm lượng giá trị xuất khẩu và xây dựng thương hiệu vững mạnh trên thị trường.

Thứ tám, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các chính sách kích cầu tiêu dùng trong nước, mở rộng các gói tín dụng đang được triển khai hiệu quả. Trong đó, nỗ lực phấn đấu phát triển ngành Dịch vụ du lịch nhanh và bền vững, với việc thực hiện thành công mục tiêu năm 2025 đón được khoảng 22–24 triệu khách quốc tế; đi đôi với việc khích thích gia tăng chi tiêu, mua sắm và lưu trú dài ngày của khách du lịch. Phát triển ngành Du lịch sẽ có những tác động tích cực và kích hoạt cho sự các ngành, lĩnh vực khác phát triển; đồng thời góp phần kích thích tiêu dùng nội địa.

Thứ chín, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng cách kích cầu nội địa và đầu tư công. Trong điều kiện thị trường có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay, đặc biệt là tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ, nhiều ngành kinh tế và doanh nghiệp trọng yếu đang bị ảnh hưởng, kéo theo tác động đến người lao động.

Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo cho ngành Ngân hàng triển khai ngay gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng, công nghệ số, khuyến khích đầu tư và giải phóng các nguồn lực xã hội là rất quan trọng, cần thiết và đúng thời điểm. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi và năng lực triển khai các chính sách này của Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định thành công.

Thứ mười, Việt Nam có lợi thế vị trí địa chính trị, là quốc gia có tình hình chính trị ổn định và đang có nhiều FTA với các nước lớn trên thế giới; đồng thời có nhiều cơ hội và triển vọng đầu tư lớn trong trung và dài hạn.

Vì vậy, Việt Nam cần phải nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút đồng bộ các dòng vốn đầu tư quốc tế, bao gồm các kênh dẫn vốn FDI, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động lớn, đặc biệt là chính sách thuế quan và thương mại, tạo ra nhiều bất ổn trên thị trường quốc tế; đi đôi với các nhân tố rủi ro tiềm tàng về chiến tranh thương mại Mỹ- trung, bất ổn địa chính trị và quyết sách của các Chính phủ nền kinh tế lớn làm tác động sâu sắc đến dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Đặc biệt Việt Nam chú trọng thu hút các dòng vốn FDI thế hệ mới, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm như hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật hàng không và các ngành công nghệ có trình độ kỹ thuật cao.

Mười một, tình hình cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ là vấn đề nhạy cảm, còn nhiều bất cập và chúng ta cần phải lưu ý giải quyết bài toán này, hài hòa và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, năm 2024 và 03 tháng đầu năm 2025, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nguồn cung hàng hóa, đặc biệt nguyên liệu sản xuất lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2024, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt mốc kỷ lục mới, với mức 205 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 144 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ là 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ chỉ đạt 15,1 tỷ USD.

Mười hai, trong bối cảnh chính sách thuế quan mới, Chính phủ Mỹ hết sức quan tâm đến vấn đề xuất xứ nguồn gốc hàng hóa khi xuất khẩu sang Mỹ. Vì vậy, chúng ta cần phải tăng cường kiểm soát nguồn gốc nguyên vật liệu sản xuất, tránh rủi ro liên quan đến gian lận thương mại, cam kết minh bạch chuỗi cung ứng và chống chuyển tải hàng hóa xuất khẩu. Siết chặt quản lý xuất xứ (C/0), áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và thực hiện số hóa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó có Mỹ nhằm phòng chống tình trạng gian lận thương mại đem đến nhiều hệ lụy rủi ro tiềm tàng cho quan hệ thương mại với các đối tác.

  • Cùng chuyên mục
VIB: Lãi trước thuế quý I đạt 2.400 tỷ đồng

VIB: Lãi trước thuế quý I đạt 2.400 tỷ đồng

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 7% so với trung bình quý năm 2024.

Tài chính - 29/04/2025 07:27

Thiếu khung pháp lý để tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng

Thiếu khung pháp lý để tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng

Tài sản số và tín chỉ carbon được đánh giá là 2 loại tài sản mới, tiềm năng để làm bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, khung pháp lý cho 2 loại tài sản này vẫn chưa cụ thể, rõ ràng.

Tài chính - 28/04/2025 19:28

Chủ tịch VPBank kỳ vọng tăng trưởng 35%/ năm trong 5 năm tới

Chủ tịch VPBank kỳ vọng tăng trưởng 35%/ năm trong 5 năm tới

Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng cho biết, HĐQT tin tưởng năm 2025 GPBank sẽ đạt lợi nhuận ít nhất 500 tỷ đồng; cùng với đó, việc tham gia tái cơ cấu GPBank giúp VPBank có thể tăng trưởng tín dụng 35%/năm trong 5 năm tới, nới room ngoại lên 49%.

Tài chính - 28/04/2025 19:06

Novaland thắng kiện đối tác ngoại dự án 10.000 tỷ ở Thủ Đức

Novaland thắng kiện đối tác ngoại dự án 10.000 tỷ ở Thủ Đức

Novaland liên tiếp thắng kiện tranh chấp 2 dự án bất động sản tại TP. Thủ Đức, TP.HCM. Đây là các dự án lớn quy mô lên đến chục nghìn tỷ đồng.

Tài chính - 28/04/2025 16:27

Quý I/2025, Đạt Phương báo lãi sau thuế tăng 28,8%

Quý I/2025, Đạt Phương báo lãi sau thuế tăng 28,8%

Quý I/2025, Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận lãi sau thuế hơn 100 tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Tài chính - 28/04/2025 15:12

Nợ chồng chất, Cấp thoát nước Quảng Nam xin tăng giá nước

Nợ chồng chất, Cấp thoát nước Quảng Nam xin tăng giá nước

CTCP Cấp thoát nước Quảng Nam đang nợ vốn ODA quá hạn hơn 98 tỷ đồng, lãi chưa trả hơn 93 tỷ đồng và nợ ngân sách hơn 54,7 tỷ đồng.

Tài chính - 28/04/2025 15:02

Bài toán tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới của AAA

Bài toán tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới của AAA

Thời điểm hiện tại, tác động từ thuế đối ứng với AAA chưa quá nhiều do các đối tác từ Mỹ tăng cường đặt đơn trong thời hạn hoãn áp thuế 90 ngày. Tuy nhiên, trong kịch bản bị áp mức thuế cao, việc tìm kiếm thị trường thay thế sẽ là bài toán đặt ra với ban lãnh đạo công ty.

Tài chính - 28/04/2025 12:42

CII được gỡ ‘nút thắt’ dự án Thủ Thiêm

CII được gỡ ‘nút thắt’ dự án Thủ Thiêm

CII được giao, cho thuê đối ứng 9 lô đất khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm. Doanh nghiệp đã đầu tư xong 3 lô và 1 lô khoảng 90%.

Tài chính - 28/04/2025 09:30

Hệ sinh thái Wealthtech và hành trình vươn mình của Techcom Securities

Hệ sinh thái Wealthtech và hành trình vươn mình của Techcom Securities

Hoàn thiện hệ sinh thái Wealthtech (quản lý, tích lũy gia sản kết hợp với công nghệ) đã trở thành định hướng chiến lược của Techcom Securities. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp công ty bứt phá mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số, ứng dụng AI và cả Blockchain.

Tài chính - 28/04/2025 07:00

Bidiphar dè dặt xuất khẩu vì chưa đủ nguồn lực cạnh tranh

Bidiphar dè dặt xuất khẩu vì chưa đủ nguồn lực cạnh tranh

Hiện, tình hình xuất khẩu của Bidiphar vẫn còn rất khiêm tốn so với tổng doanh thu. Nguyên nhân do gặp yếu kém về phát triển về thị trường quốc tế, đối tác yêu cầu tiêu chuẩn khá cao và tình hình thế giới đang rất biến động...

Tài chính - 27/04/2025 16:00

Chứng khoán quý II: Điểm tựa từ nội tại

Chứng khoán quý II: Điểm tựa từ nội tại

Trong bối cảnh thị trường được dự báo còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bất định bên ngoài, những yếu tố nội tại sẽ là điểm tựa quan trọng cho chứng khoán Việt Nam trong trung và dài hạn.

Tài chính - 27/04/2025 11:55

Chủ tịch LPBank Nguyễn Đức Thụy: Chúng tôi mong muốn chia cổ tức càng cao càng tốt

Chủ tịch LPBank Nguyễn Đức Thụy: Chúng tôi mong muốn chia cổ tức càng cao càng tốt

Chủ tịch HĐQT LPBank – ông Nguyễn Đức Thụy cho biết ngân hàng các năm tiếp theo có thể chia 20% bằng tiền, ông cũng bày tỏ mong muốn cổ đông sẽ đóng góp nhiều hơn thông qua sử dụng sản phẩm của LPBank.

Tài chính - 27/04/2025 11:44

VN-Index diễn biến ra sao trước kỳ nghỉ lễ?

VN-Index diễn biến ra sao trước kỳ nghỉ lễ?

Tuần sau, thị trường chứng khoán chỉ giao dịch trong hai ngày đầu tuần và sau đó bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh mục hiện tại, đồng thời tìm kiếm những mã thuộc nhóm ngành đang thu hút dòng tiền và chờ đợi điểm giải ngân hợp lý.

Tài chính - 27/04/2025 10:04

Chủ tịch LIZEN: ‘Nhu cầu đầu tư rất lớn, tăng vốn là điều phải làm’

Chủ tịch LIZEN: ‘Nhu cầu đầu tư rất lớn, tăng vốn là điều phải làm’

Khác với 2 năm trước, LIZEN chia cổ tức cổ phiếu cho năm nay. Chủ tịch LIZEN chia sẻ nhiều dự án triển khai đầu tư ngay trong năm nay nên phải giữ lại lợi nhuận.

Tài chính - 27/04/2025 06:45

ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lãi trên 1.300 tỷ

ĐHĐCĐ VietABank: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lãi trên 1.300 tỷ

Sáng ngày 26/4/2025 tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Tài chính - 26/04/2025 20:53

Doanh nhân Nguyễn Đức Tài: Thị trường có đi lùi, MWG vẫn sẽ tăng trưởng

Doanh nhân Nguyễn Đức Tài: Thị trường có đi lùi, MWG vẫn sẽ tăng trưởng

Chủ tịch HĐQT công ty Thế Giới Di Động (MWG) cho biết, công ty này chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi thuế quan khi người tiêu dùng siết chặt hầu bao do thị trường khó khăn. Tuy nhiên, dù thị trường đi ngang hay đi lùi một chút, MWG vẫn tăng trưởng.

Tài chính - 26/04/2025 19:08