Tái cấu trúc khu công nghiệp hiện hữu vẫn rất chậm

Nhàđầutư
Những lợi ích của việc chuyển đổi mô hình từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái là thấy rõ. Song, khó khăn nhất đối với việc tái cấu trúc này vẫn là nguồn vốn, tiếp đó là vướng mắc về cơ chế, chính sách.
VŨ PHẠM
14, Tháng 11, 2023 | 08:15

Nhàđầutư
Những lợi ích của việc chuyển đổi mô hình từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái là thấy rõ. Song, khó khăn nhất đối với việc tái cấu trúc này vẫn là nguồn vốn, tiếp đó là vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Câu chuyện của TP.HCM là minh chứng rõ nét cho vấn đề này. Theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM có 23 khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 5.921,15 ha.

Tuy nhiên, đến nay TP.HCM chỉ có 19 KCX, KCN với tổng diện tích 4.546,14 ha, chiếm 76,78% quy mô diện tích quy hoạch dự kiến dành cho các KCX, KCN. Trong đó, có 17 KCX, KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 3.791,84 ha, chiếm 64,04%; diện tích đất xây dựng xí nghiệp, công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%.

Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TP.HCM (HBA) Đào Xuân Đức cho biết, cùng với những thành tựu đã đạt được, tốc độ tăng trưởng của các KCX, KCN có xu hướng chậm lại, nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư của TP.HCM đã giảm bớt so với các địa phương lân cận.

Empty

KCN Cát Lái ở TP. Thủ Đức, TP.HCM được đề xuất chuyển đổi thành KCN chuyên ngành logistics. Ảnh: Vũ Phạm

Tiếp theo, thu hút đầu tư vào các KCX, KCN còn hạn chế vì tập trung vào các ngành thâm dụng lao động, cũng như các ngành có giá trị gia tăng thấp. Công tác tuyển dụng lao động có kỹ năng vào KCX, KCN gặp nhiều khó khăn, chi phí lao động cao so với các tỉnh lân cận. Nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX sử dụng công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn lực...

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCX, KCN, giữa các KCX, KCN với nhau và giữa các địa phương còn hạn chế; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Đồng thời, mô hình quản lý nhà nước về KCX, KCN còn bất cập, chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế, chính sách chung cho KCN, KCX đã có, nhưng chưa đồng bộ và vận dụng chưa phù hợp với bối cảnh đang thay đổi nhanh chóng.

"Trong bối cảnh mới đòi hỏi các KCX, KCN phải xây dựng mô hình phù hợp với mục tiêu thu hút dự án lớn, dự án công nghiệp hỗ trợ và đổi mới sáng tạo", Chủ tịch HBA cho hay.

Bộ KH&ĐT đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới từ bước lập quy hoạch xây dựng và định hướng ngành, nghề thu hút đầu tư.

Còn Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp ở TP.HCM đã làm rất nhiều, nhiệm kỳ nào cũng có chiến lược phát triển, trong đó đều có tái cơ cấu, nhưng vẫn rất chậm, nhiều năm qua chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét.

Đối với mô hình KCN sinh thái, TP.HCM là một trong những nơi trọng điểm triển khai mô hình này với việc chuyển đổi thí điểm KCN Hiệp Phước. Nhưng, thách thức lớn cho TP.HCM đó là việc chuyển các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái sẽ tốn kém chi phí tái cấu trúc cơ sở hạ tầng, chi phí doanh nghiệp nâng cấp công nghệ và thu hút dự án đầu tư theo tiêu chí. Ngoài ra, còn một số rào cản về chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp.

Là người theo đuổi triết lý "xanh" trong phát triển KCN, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN sinh thái Nam Cầu Kiền (TP. Hải Phòng) nhận định, chi phí đầu tư vào KCN sinh thái cao hơn 30% so với KCN thông thường.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư khi tìm đến các KCN rất quan tâm đến hạ tầng, đảm bảo môi trường. Đặc biệt là hệ thống các công ty xuất nhập khẩu đều mong muốn được vào KCN sinh thái. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất sẽ dễ dàng vượt qua được hàng rào thuế quan khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.

"Chính phủ đã có Nghị định 35/2022 quy định về quản lý KCN và khu kinh tế. Vì vậy, các địa phương cần có hướng dẫn thông thoáng cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư chuyển đổi KCN tổng hợp sang KCN sinh thái, hoặc chuyển đổi từ KCN tổng hợp sang KCN chuyên ngành, KCN phụ trợ", ông Điệp nói và khuyên các chủ đầu tư KCN nên mạnh dạn chuyển đổi mô hình KCN sinh thái để phát triển bền vững.

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng - cơ hội, kết nối đầu tư vào KCN, KKT trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN, KKT tại Việt Nam, được sự bảo trợ của Bộ KH&ĐT và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn KCN Việt Nam 2023, với chủ đề "Hướng tới tăng trưởng xanh". Thời gian: Thứ 5, ngày 16/11/2023 tại TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ