Bức tranh bất động sản công nghiệp đối lập giữa 2 miền Nam - Bắc

Nhàđầutư
Với lợi thế về hạ tầng đồng bộ, bất động sản công nghiệp phía Bắc thu hút các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như điện tử, máy vi tính, ôtô, máy móc và thiết bị... Còn ở phía Nam chủ yếu là cao su, nhựa, thực phẩm, nước giải khát, vật liệu xây dựng và may mặc.
VŨ PHẠM
09, Tháng 11, 2023 | 17:06

Nhàđầutư
Với lợi thế về hạ tầng đồng bộ, bất động sản công nghiệp phía Bắc thu hút các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như điện tử, máy vi tính, ôtô, máy móc và thiết bị... Còn ở phía Nam chủ yếu là cao su, nhựa, thực phẩm, nước giải khát, vật liệu xây dựng và may mặc.

Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, quý III, thị trường BĐS công nghiệp được bổ sung nguồn cung mới từ một số dự án được khởi công, ra mắt mới.

Đơn cử như VSIP II quy mô 500 ha tại Nghệ An; VSIP Cần Thơ quy mô 900 ha; VSIP Bắc Ninh II quy mô 28 2ha, khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II quy mô 250 ha tại Bắc Ninh; KCN công nghệ cao Long Thành quy mô 410 ha tại Đồng Nai…

Việc lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo trong 9 tháng đầu năm 2023 tiếp tục dẫn đầu về tổng vốn đầu tư với hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư bất động sản (BĐS) công nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tác động khiến nhu cầu về BĐS KCN có sự tăng trưởng tích cực trong năm 2023. Trong đó, khu vực phía Bắc có lực cầu cao từ lĩnh vực điện tử, khu vực phía Nam là nhóm sản xuất ô tô, may mặc, bao bì.

Trinasolar-Viet-Nam-1

Tập đoàn Trina Solar vừa đề xuất triển khai giai đoạn 3 của dự án Nhà máy phát triển năng lượng tại Thái Nguyên với quy mô 420 triệu USD. Ảnh: Trina Solar

Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu thuê và công suất cho thuê BĐS công nghiệp trong quý III có xu hướng tăng nhẹ so với quý II. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy KCN tại 2 miền Nam Bắc đều duy trì ở khoảng 85-90% đối với cả loại hình đất công nghiệp, nhà xưởng và nhà kho xây sẵn. Tỷ lệ giao dịch về đất công nghiệp tăng khoảng 5,9% so với quý trước, tính chung 9 tháng cao hơn 20% so với cả năm 2022.

Giá cho thuê bình quân tại các KCN trong quý III cơ bản ổn định so với quý II/2023 (giá thuê đất công nghiệp trung bình tại các thị trường cấp 1 ở miền Nam đạt 189 USD/m2/kỳ hạn còn lại, tăng nhẹ 1% so với quý trước và cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái). Thị trường ghi nhận các giao dịch lớn đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản, với đa dạng các ngành công nghiệp như cơ khí, hóa chất, nhựa, cao su, điện tử.

Phía Bắc thu hút nhiều dự án giá trị cao hơn phía Nam

Theo Savills Việt Nam, nửa đầu năm, phía Bắc thu hút FDI lớn nhất đối với lĩnh vực sản xuất với 3,4 tỷ USD, tương đương 63% dự án FDI sản xuất đăng ký mới với 238 dự án mới. Xét về ngành nghề đầu tư, thiết bị điện chiếm tổng vốn đầu tư FDI sản xuất đăng ký mới lớn nhất với 21%, trị giá 1,14 tỷ USD. Tiếp đó là ngành máy tính, điện tử và sản phẩm điện với tổng vốn đầu tư chiếm 20% và các sản phẩm cao su, nhựa chiếm 15%.

Phân theo vùng kinh tế, có thể thấy, các chuyên gia Savills đánh giá, phía Bắc, các lĩnh vực nhận được vốn đầu tư mới chủ đạo là máy vi tính, điện tử và các sản phẩm điện, chiếm 19% tống vốn đầu tư toàn vùng; thiết bị điện (15%); sản phẩm từ cao su và nhựa chỉ ở mức 5% và xe cơ giới là 4%. Trong khi, phía Nam, bức tranh có phần trái ngược khi các sản phẩm từ cao su và nhựa có lượng vốn đầu tư lớn nhất, chiếm 10% tổng vốn đầu tư sản xuất toàn vùng, sản xuất chế tạo từ kim loại chiếm 4% và nước uống chiếm khoảng 3%.

Ngày 5/11, Tập đoàn Trina Solar đề xuất triển khai giai đoạn 3 của Dự án Nhà máy phát triển năng lượng tại Thái Nguyên với mức đầu tư dự kiến 420 triệu USD. Đây là mức đầu tư lớn nhất của tập đoàn này tại nước ngoài trong lĩnh vực quang điện.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất và năng lượng mặt trời cũng được ghi nhận xu hướng dịch chuyển về phía Bắc. 3 trong số 5 dự án sản xuất hàng đầu ở Khu kinh tế phía Bắc vào năm ngoái liên quan tới năng lượng mặt trời. Trong số 30 nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời trên cả nước thì 77% ghi nhận tại khu kinh tế phía Bắc và chỉ 23% ở khu kinh tế phía Nam.

Có thể kể đến Trina Solar, nhà đầu tư lớn nhất với dự án trị giá 275 triệu USD tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên. Các nhà đầu tư phần lớn đến từ Trung Quốc, Hong Kong và Singapore.

Cũng trong nửa đầu năm, nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời Thornava Solar của Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu sản xuất tại nhà máy hiện đại với công suất hàng năm là 1 GWh tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh. Trong năm nay, Tập đoàn tư nhân Việt Nam AD Green khánh thành nhà máy với công suất 3 GWh trị giá 45 triệu USD, sản xuất các tấm pin mặt trời cho thị trường trong và ngoài nước. Cơ sở này có diện tích gần 8 ha tại cụm công nghiệp An Ninh, huyện Tiến Hải, Thái Bình.

Ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao, dịch vụ tư vấn công nghiệp, Savills Hà Nội nhận định, nhóm khách thuê chính tại phía Bắc là các khách thuê trong lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, bao gồm điện tử và máy vi tính, ôtô, máy móc và thiết bị và sản xuất liên quan đến năng lượng mặt trời với các khách thuê là các tập đoàn quy mô lớn như Samsung, LG Electronics, Foxconn, Canon, Hyundai, Honda và Vinfast. Còn khách thuê chủ yếu tại phía Nam là các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su và nhựa, thực phẩm và nước giải khát, vật liệu xây dựng và may mặc - những ngành nghề được đánh giá có giá trị gia tăng thấp hơn.

Vị chuyên gia này cho rằng, sở dĩ phần lớn các dự án có giá trị cao tập trung ở phía Bắc là vì khu kinh tế phía Bắc sở hữu vị trí chiến lược, tiếp cận tốt tới các thị trường trong nước và quốc tế. 5 năm qua, hạ tầng tại khu vực này có những bước cải thiện rõ rệt với hàng loạt dự án cao tốc nối liền 3 cảng chính, bao gồm cảng Hải Phòng, cảng Nước sâu Lạch Huyện, cảng Cái Lân. Đồng thời, sở hữu quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu về diện tích của các khách thuê hoạt động trong lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, tạo sức hút nhiều dự án đầu tư lớn về lắp ráp ô tô, linh kiện điện từ và sản phẩm năng lượng mặt trời.

"Khu vực kinh tế phía Bắc được xem là lợi thế lớn cho các nhà đầu tư, không chỉ tận dụng được một trong những tuyến xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam qua Hải Phòng mà còn có thể thuận lợi di chuyển hàng hóa phục vụ các thị trường lân cận", ông Thomas Rooney cho hay.

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng - cơ hội, kết nối đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN - KKT tại Việt Nam, được sự bảo trợ của Bộ KH&ĐT và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2023, với chủ đề: "Hướng tới tăng trưởng xanh". Thời gian: Thứ 5, ngày 16/11/2023 tại TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ