‘Sốt ruột’ với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Nhàđầutư
Trong khi tỉnh Tây Ninh đã có nghị quyết đồng thuận làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, thì phía TP.HCM vẫn chưa có động thái nào để lựa chọn thời điểm khởi công dự án, qua đó góp phần giảm lưu lượng giao thông cho QL22 hiện hữu, tăng cường kết nối vùng, phát triển kinh tế, xã hội.
NGUYÊN VŨ
16, Tháng 07, 2021 | 06:06

Nhàđầutư
Trong khi tỉnh Tây Ninh đã có nghị quyết đồng thuận làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, thì phía TP.HCM vẫn chưa có động thái nào để lựa chọn thời điểm khởi công dự án, qua đó góp phần giảm lưu lượng giao thông cho QL22 hiện hữu, tăng cường kết nối vùng, phát triển kinh tế, xã hội.

Tây Ninh 'sẵn sàng'

Ngày 28/5/2021, HĐND tỉnh Tây Ninh có Nghị quyết đồng thuận đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Cụ thể, điểm đầu tuyến cao tốc từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM, đi song song và cách QL22 hiện hữu khoảng 3- 5km, điểm cuối kết nối vào QL22 thuộc huyện Bến Cầu tại lý trình Km53+850.

Theo quy hoạch, đoạn từ Vành đai 3 đến ĐT787B (TX. Trảng Bàng) quy mô 8 làn xe; đoạn còn lại từ ĐT787B đến cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, quy mô 6 làn xe. Chiều dài toàn tuyến khoảng 50km, trong đó đoạn qua TP.HCM là 23,7km, đoạn qua địa phận tTây Ninh là 26,3km. Dự án được chia thành 2 giai đoạn đầu tư.

cao-toc-moc-bai

Tổng mức đầu tư của dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là 15.900 tỷ đồng. Ảnh: TTO

Giai đoạn 1 tuyến cao tốc được đầu tư 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h. Dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Trong đó, nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT, Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ nguồn ngân sách của TP.HCM và Tây Ninh.

Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phần diện tích thu hồi đất đoạn địa phận tỉnh Tây Ninh khoảng 231,04 ha, trong đó diện tích đất lúa khoảng 194,7 ha.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn kêu gọi đầu tư theo hợp đồng BOT là 8.467 tỷ đồng, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là 7.433 tỷ đồng. Thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Đối với dự án này, UBND TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18/6/2020.

TP.HCM còn 'đang nghiên cứu'

Theo quy định của Luật Đầu tư đối với phương thức đối tác công tư, UBND các tỉnh phải có báo cáo trình HĐND để xem xét, chấp thuận về đề xuất thực hiện dự án. Sau đó, các đơn vị chức năng mới thực hiện các bước tiếp theo.

Trong khi phía Tây Ninh đã thông qua đề xuất, thì phía TP.HCM vẫn chưa có động thái báo cáo với HĐND thành phố để lựa chọn thời điểm khởi công dự án, nhằm giảm lưu lượng giao thông cho QL22 hiện hữu, tăng cường kết nối vùng, phát triển kinh tế, xã hội.

Cũng vì “nóng lòng”, mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã chủ động báo cáo, kiến nghị UBND thành phố xem xét, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND thành phố đồng thuận về đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Tháng 6/2021, UBND thành phố giao Sở KH&ĐT khẩn trương tham mưu để báo cáo HĐND thông qua đề xuất thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ và đề xuất giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định.

Đồng thời, Sở GTVT cũng đã có nhiều văn bản đề nghị Sở KH&ĐT khẩn trương rà soát, tham mưu UBND Thành phố các nội dung về cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Nhưng, đến nay Sở KH&ĐT vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Việc chậm trễ thực hiện các thủ tục thông qua chủ trương đầu tư sẽ làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng của dự án và có nguy cơ đội vốn bởi giá vật liệu cũng đang ở mức rất cao. Theo Sở GTVT, hiện nay, chi phí giải phóng mặt bằng đã chiếm khoảng 47% tổng mức đầu tư dự án.

Hiện, tổng mức đầu tư của dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là 15.900 tỷ đồng. Mức này tăng 2.286 tỷ đồng so với dự tính trước đây là 13.614 tỷ đồng và gần 5.200 tỷ đồng so với năm 2019 là 10.700 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ góp phần hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực vùng kinh tể trọng điểm phía Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong khu vực Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng.

Đây là tuyến cao tốc được người dân, doanh nghiệp chờ đợi đầu tư nhiều năm qua, bởi tuyến QL22 hiện hữu đang quá tải. Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và TP.HCM cũng đã có nhiều cuộc làm việc để thúc đẩy sớm triển khai dự án. Tuy nhiên, đến nay cao tốc TP.HCM - Mộc Bài vẫn chưa rõ ngày khởi công.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ