Nguyên do lợi nhuận Điện lực Hà Nội sụt giảm?

Nhàđầutư
Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, doanh thu thuần bán điện năm 2017 của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đạt 30,1 tỷ đồng, tăng trưởng 5,6% so với năm 2016. Điểm tích cực là chi phí giá vốn chỉ tăng 4,5% khiến cho lợi nhuận gộp tăng trưởng tới 22,7%, đạt 2.189 tỷ đồng.
DUY VIỆT
18, Tháng 01, 2019 | 15:44

Nhàđầutư
Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, doanh thu thuần bán điện năm 2017 của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đạt 30,1 tỷ đồng, tăng trưởng 5,6% so với năm 2016. Điểm tích cực là chi phí giá vốn chỉ tăng 4,5% khiến cho lợi nhuận gộp tăng trưởng tới 22,7%, đạt 2.189 tỷ đồng.

nhadautu - EVN HA NOI

Nguyên do lợi nhuận Điện lực Hà Nội sụt giảm?

Tuy nhiên, sau khi trừ đi các khoản chi phí tài chính, chi phí hoạt động (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) và cộng với doanh thu từ hoạt động tài chính, EVN Hà Nội chỉ còn báo lãi trước thuế 173 tỷ đồng, giảm tới 34% so với con số 262 tỷ đồng đạt được trong năm 2016.

Vậy nguyên nhân do đâu?

Trong khi doanh thu chỉ tăng có 5,6% thì chi phí hoạt động (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) của EVN Hà Nội lại tăng đột biến. Cụ thể, chi phí này tăng thêm 22%, từ 1.217 tỷ đồng lên thành 1.482 tỷ đồng.

Đi sâu phân tích, có thể thấy cấu thành lớn nhất của 2 khoản chi phí trên là chi phí nhân công. Năm 2017, chi phí này lên đến 829 tỷ đồng, chiếm 56% tổng chi phí và tăng trưởng 17% so với năm 2016

Bên cạnh đó, một đơn vị thành phần là chi phí khác bằng tiền cũng tăng tới 20% thành 106 tỷ đồng. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, các khoản chi phí khác bằng tiền này gồm chi tiếp khách, hội nghị khách hàng, công tác phí,…..

18.1

 

Như vậy, nhìn qua các con số tài chính có thể cho thấy việc lợi nhuận của EVN Hà Nội giảm mạnh chủ yếu là do tăng chi phí nhân công. Vậy thực tế lương thưởng của nhân sự doanh nghiệp này ra sao?

Theo nguồn tin Nhadautu.vn, thu nhập của cán bộ EVN Hà Nội luôn vượt kế hoạch đề ra, năm sau cũng cao hơn năm trước. Cụ thể, mức thu nhập bình quân của viên chức quản lý năm 2016 lên tới 48 triệu đồng/người/tháng, vượt 9,3% so với con số 43,9 triệu đồng/người/tháng đã đề ra. Còn năm 2017, con số này tăng nhẹ lên thành 49 triệu đồng/người/tháng. Số lượng nhân viên quản lý vẫn giữ nguyên là 9 người.

Còn đối với người lao động, thu nhập năm 2016 đạt 13,7 triệu đồng/người/tháng, tăng không đáng kể so với mức kế hoạch. Tuy nhiên, sang năm 2017 mức thu nhập của người lao động đã tăng lên tới 15,1 triệu đồng/người/tháng. Lưu ý là số lượng người lao động của EVN Hà Nội lên tới 7.259 người, do đó việc tăng thêm 1,4 triệu đồng/người/tháng cũng sẽ làm tăng đáng kể chi phí nhân sự.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra trong nửa đầu năm 2018. Mặc dù doanh thu thuần bán điện và lợi nhuận gộp tăng trưởng lần lượt là 17% và 52% so với 6 tháng 2017 nhưng lợi nhuận lại âm tới 514 tỷ đồng. Một trong nguyên nhân chính vẫn do tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đột biến, từ 580 tỷ đồng lên 729,5 tỷ đồng.

Rủi ro từ gia tăng nợ vay

Một vấn đề khác cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh của EVN Hà Nội là khoản vay nợ bằng ngoại tệ đang tăng dần. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2017, tổng dư nợ vay (bao gồm cả vay ngắn và dài hạn) của EVN Hà Nội đã tăng thêm 2.332 tỷ đồng, từ 9.180 tỷ đồng lên 11.512 tỷ đồng. Trong đó khoản vay từ 2 ngân hàng trong nước là VietcomBank và BIDV khoảng 3.381 tỷ đồng. Còn lại 8.971 tỷ đồng là vay nguồn vốn ODA bằng đồng EUR có lãi suất 1,2% và 4,85%/năm, đồng Yên Nhật có lãi suất 1,2%/năm và 2,5%/năm và đồng Đô la Mỹ có lãi suất thả nổi. Hầu hết các khoản vay đều được đảm bảo bởi giá trị tài sản hình thành từ các khoản vay. Ngoài ra, còn có khoản vay Ngân hàng thế giới với lãi suất cố định là 1%/năm và được bảo lãnh thanh toán bởi chính phủ.

Việc nợ vay gia tăng cũng đồng nghĩa chi phí lãi vay cũng tăng theo. Chỉ trong 6 tháng 2018, chi phí lãi vay của EVN Hà Nội đã tăng 29%, từ 286,6 tỷ đồng lên 370 tỷ đồng. Tính ra, mỗi ngày EVN Hà Nội phải chi ra khoảng 2 tỷ đồng để trả lãi vay.

Trong khi nợ vay có xu hướng tăng thì kết quả kinh doanh của EVN Hà Nội lại có dấu hiệu đi xuống. Theo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất (2015 - 2017), lợi nhuận trước thuế của EVN Hà Nội năm 2015 đạt 283 tỷ đồng, đã giảm xuống còn 262 tỷ đồng trong năm 2016 và chỉ còn 173 tỷ đồng trong năm 2017.

Phần lớn các khoản nợ của EVN Hà Nội là các khoản vay lại bằng ngoại tệ và được Chính phủ bảo lãnh. Nếu EVN Hà Nội kinh doanh kém hiệu quả và không có khả năng trả nợ, thì ngân sách nhà nước sẽ phải đứng ra thanh toán.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ