[Gam màu sáng doanh nghiệp Việt] Bài cuối: Cái 'bắt tay' với Sumitomo làm nên thành công của Thắng Lợi Group
Sau 4 năm thương thảo cũng như những buổi gặp mặt giữa đối tác Nhật Bản và Tập đoàn Thắng Lợi Group thì trong năm 2022, hai bên đã gần như hoàn tất thương thảo kế hoạch hợp tác cho năm 2023 về việc phát triển 10.000 căn hộ chung cư vừa túi tiền.

Ông Nguyễn Thanh Quyền (bên trái) TGĐ Thắng Lợi Group và ông Dương Long Thành Chủ tịch HĐQT Thắng Lợi Group trong chuyến thăm làm việc với doanh nghiệp bất động sản tại Nhật Bản tháng 10/2022. Ảnh: T.L
Bài 1: Bứt phá ngoạn mục của VinFast trên hành trình vươn ra biển lớn
Bài 2: An Phát Holdings với câu chuyện đưa sản phẩm xanh Made-in-Vietnam vươn xa
Bài 3: Chuyện vui năm 2022 của Phú Đông Group
Bài 4: 'Vua tôm' Minh Phú vượt đại dịch COVID như thế nào?
Bài 5: Đại Dũng và những điểm sáng năm 2022
4 năm theo đuổi một mục tiêu
Thắng Lợi Group đã có ý tưởng kết hợp với Nhật Bản có từ năm nào thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group: Năm 2019 khi đó chúng tôi bắt đầu có ý tưởng bắt tay cùng doanh nghiệp ngoại phát triển các sản phẩm bất động sản. Thời điểm đó chúng tôi làm việc với hai công ty, một là Sumitomo và Haseko. Công ty Sumitomo ở bên Nhật được gọi là Daihatsu – là dạng công ty lớn và lâu đời, có thâm niên hơn 400 năm - Sumitomo là một trong bốn ông lớn Daihatsu.
Bản thân ở Nhật, các nhà đầu tư đã phân nhánh ra thành các lĩnh vực nhỏ. Khi phân nhánh, họ tìm kiếm đến những thị trường nhỏ, những thị trường mới nổi nhưng có tiềm năng để tham gia đầu tư. Và cũng phân tầng ra, những daihatsu sẽ đầu tư theo kiểu bền vững, đồng hành cùng phát triển.
Nếu Haseko thuần về xây dựng thì Sumitomo phát triển từ khâu thiết kế, thi công, đưa vào vận hành thậm chí có cả đơn vị trồng rừng. Có cả 500 căn nhà mẫu để khách hàng đến xem và lựa chọn căn hộ ưng ý nhất, họ sẽ tư vấn, thiết kế và thi công hoàn toàn giống như vậy. Slogan là "what you see, what you have'' (cái gì bạn thấy là những gì bạn sẽ nhận được).
Sumitomo đầu tư nhiều nơi, tuy nhiên, chủ yếu vào thị trường Bắc Mỹ – hiện đã có khoảng 500.000 căn nhà tại đây. Còn Haseko hợp tác theo kiểu xây dựng dự án, tham gia 1 phần trong đó, đây cũng là một công ty xây dựng hàng đầu ở Nhật.
Mục tiêu của mình là kêu gọi họ cùng mình làm dự án hay như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Quyền: Thời điểm đầu, chúng tôi thấy rằng công nghệ phát triển nhà ở của các doanh nghiệp Nhật Bản rất phù hợp với chiến lực phát triển các sản phẩm bất động sản của chúng tôi là hướng tới các sản phẩm nhà ở thực vừa túi tiền nhưng đầy đủ tiện ích. Tuy nhiên thời điểm đó, hai bên chỉ trên tinh thần tìm hiểu nhau. Đến năm 2021, Sumitomo khi đó đã có mặt tại Việt Nam, họ gửi lời mời Thắng Lợi sang tham quan cách họ vận hành, nhà mẫu… đồng thời ngỏ ý hai bên sẽ có hợp tác sâu hơn. Họ mong muốn tham gia cùng phát triển dự án bởi họ rất mạnh về phần thiết kế hướng tới xu hướng xanh.
Giai đoạn đầu, hai bên hợp tác với nhau ở công ty Thắng Lợi Home, công ty con của Thắng Lợi, để phát triển dòng sản phẩm cao tầng phù hợp với túi tiền với khách hàng có thu nhập trung bình.
Quay trở lại, thực ra mong muốn lớn nhất của Thắng Lợi khi làm việc với các nhà đầu tư lớn, mang tầm cỡ quốc tế đó là học hỏi tinh hoa của họ bằng cách trực tiếp lắng nghe và quan sát. Mới đây tôi được biết họ có đội ngũ khoảng 1000 nhân sự thiết kế trải khắp thế giới nhưng được quản lý chỉ bởi một giám đốc thiết kế. Mình rất ngưỡng mộ và qua đó còn học được cả cách tổ chức của họ.
Bước tiến giữa Thắng Lợi Group và doanh nghiệp Nhật hiện đã phát triển tới bước nào rồi thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Quyền: Việc hợp tác đang phát triển rất tốt, dự kiến hợp tác dự án khoảng 10.000 căn hộ đại chúng ở dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền dành cho người có thu nhập tầm trung nhưng vẫn đầy đủ tiện ích đi kèm như bệnh viện, trường học, khu vui chơi... hiện nay những sản phẩm tầm trung thì hầu như sẽ thiếu an sinh. Khi hợp tác với Nhật Bản, họ sẽ đưa ra các phương án về thiết kế, xây dựng để tiết giảm tối đa chi phí, nhân lực, từ đó giá nhà sẽ thấp. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ công tác tư vấn, đảm bảo chất lượng. Hai bên đã bước vào giai đoạn kiểm toán, thỏa thuận các nguyên tắc làm việc. Bởi hai bên không đơn thuần là đầu tư tài chính, cả hai đều muốn tham gia theo kiểu cộng hưởng giá trị.
Đầu tiên là nói đến câu chuyện dự án 10.000 căn hộ, hai bên đã thống nhất với nhau, họ sẽ tham gia vào sâu hơn khi dự án hợp tác thành công và họ có thể trở thành cổ đông bên mình. Trước hết, bên đó mong muốn cử một đội thiết kế qua mình, người điều hành mình vẫn quyết và nắm chính. Vốn hóa của công ty mà mình đang hợp tác trên dưới nghìn tỷ, họ sẽ tham gia vào bên mình khoảng 20-30%, đây là điều khoản mà hai bên sẽ cam kết với nhau.
Hiện tại liên doanh gồm ba bên, đầu tiên là Thắng Lợi, thứ hai là An Cường, thứ 3 là Sumitamo. An Cường sẽ giúp giải quyết, khắc phục các vấn đề liên quan đến nội thất của Việt Nam.
Hiện nay, Thắng Lợi Home có hai cổ đông lớn Thắng Lợi và An Cường. Thắng Lợi Home chuyên về dòng sản phẩm cao tầng, đánh mạnh vào sản phẩm vừa túi tiền. Ở Việt Nam đang có xu hướng cung cấp một giải pháp tổng thể, bán căn hộ, hỗ trợ nội thất và cả chính sách. Ví dụ khi khách hàng mua một căn hộ 1 tỷ, trong tay chỉ cần có 300-400 triệu họ có thể mua được căn hộ. Trong đó, việc chọn lựa nội thất khách hàng sẽ được tự chọn lựa tùy tài chính. Khi bàn giao căn hộ, khách hàng chỉ việc xách vali vào và ở ngay.
Trong 4 năm đàm phán, khó khăn nhất của Thắng Lợi Group khi làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản là gì?
Ông Nguyễn Thanh Quyền: Hiện nay, tần suất làm việc của Thắng Lợi với Sumitamo là liên tục, hầu như các cuộc họp diễn ra hằng tuần, việc tự mình thay đổi để thích ứng và chuyên nghiệp hơn là điều cần thiết, vì đội ngũ làm việc trực tiếp hiện nay rất khác với những đội ngũ nhà đầu tư mà Thắng Lợi đã từng làm trước đó. Họ quản lý luôn cả khu vực châu Á, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Tất cả phải quốc tế hóa.
Rào cản thứ hai đó là sự tiến bộ của họ, sự khác nhau trong cách giao tiếp, văn hóa làm việc.
Và kế hoạch tái cấu chúc doanh nghiệp

Đoàn lãnh đạo Thắng Lợi Group và lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo thăm quan nhà mẫu tại Nhật Bản. Ảnh: T.L
Trở lại câu chuyện phát triển của Thắng Lợi Group hiện nay, ông có định hướng phát triển trung và dài hạn cho doanh mình như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Quyền: Vừa rồi Thắng Lợi thay đổi chiến lược điều chỉnh lại mục tiêu cho 5 năm, 10 năm tới... Trong 5 năm vừa qua, Thắng Lợi tăng trưởng khá nhanh. Vì vậy, thời điểm vừa rồi đã có sự điều chỉnh về chiến lược, từ định hướng phát triển nhanh chuyển sang định hướng vững bền, chấp nhận chậm lại về vấn đề tăng trưởng để củng cố nội lực.
Đầu tiên cần phải có nguồn nhân lực giỏi mang tính nhân bản. Điều thứ hai là hướng đến tài chính vững mạnh. Sau đó mới nói những đến những chiến lược về công nghệ, thương hiệu, sàng lọc nhân sự, phát triển nhân tài. Và hơn hết là phát triển văn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo ra tính kế thừa và tạo ra sức mạnh nội lực bên trong.
Hiện nay thì Thắng Lợi cũng đang sử dụng cái phương pháp nhân bản. Thắng Lợi Home chỉ là công ty thành viên nhưng giá trị vốn hóa hiện nay thậm chí còn cao hơn cả tập đoàn nữa.
Bên cạnh câu chuyện tái cấu trúc về năng lực, nhân sự, sản phẩm, Thắng Lợi Group còn tái cấu trúc về vấn đề nào trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Thanh Quyền: Thắng Lợi sẽ tập trung rất mạnh để tái cấu trúc hệ thống quản trị ngay trong giai đoạn này. Bởi vì khi nhà đầu tư nước ngoài đánh giá quyết định đầu tư họ quan tâm đến 2 thứ là con người và hệ thống rồi mới xem xét đến cơ hội hợp tác khác. Mặc dù đây là câu chuyện dài hơi, cũng tồn tại nhiều khó khăn, thử thách nhưng Thắng Lợi vẫn sẽ tiếp tục kiên định với hướng đi này của mình.
Thắng Lợi Group từng có kế hoạch lên sàn chứng khoán từ lâu, vậy kế hoạch này giờ ra sao thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Quyền: Thực ra Thắng Lợi đã lỡ dịp lên sàn 2 lần. Chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch lên sàn cách đây 5 năm. Năm ngoái thực sự là thời điểm chín muồi để lên sàn nhưng chúng tôi tạm gác lại mục tiêu này. Thực tế, các cổ đông lớn của Thắng Lợi đều không có ý định thoái vốn, thay vào đó, mục đích lên sàn của chúng tôi là để tiếp cận các quỹ đầu tư lớn, huy động những nguồn lực lớn để làm những dự án lớn. Khi đó ban lãnh đạo đánh giá, tập đoàn cần có sự tham gia của một quỹ đầu tư nước ngoài để tăng tính chuyên nghiệp, uy tín của tập đoàn đối với các nhà đầu tư. Trong năm nay, kế hoạch lên sàn của Thắng Lợi tiếp tục bị chậm một nhịp do bị ảnh hưởng sự suy thoái của thị trường chứng khoán, bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch này.
Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện!
- Cùng chuyên mục
Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 12:09
Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Đầu tư - 28/03/2025 11:55
Nhiều dự án bất động sản bỏ hoang ở Đà Nẵng 'tái sinh'
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Đầu tư - 28/03/2025 10:29
Thành lập thành viên mới, Viettel nuôi tham vọng xuất khẩu dịch vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Đầu tư - 28/03/2025 10:23
Đà Nẵng có thêm dự án căn hộ cao cấp hơn 700 tỷ đồng
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 08:41
New Việt Thắng tái khởi động dự án 450 tỷ ở Huế
Sau một thời gian ngừng thi công, dự án Khu du lịch sinh thái nhà rường Huế đã được CTCP Đầu tư thương mại du lịch New Việt Thắng tái khởi động.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Đầu tư vào tài sản số đang 'nóng', cần lưu ý những rủi ro gì?
Đầu tư vào các tài sản số đã trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thách thức mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Quảng Trị 'thúc' mặt bằng cho Cảng hàng không hơn 5.800 tỷ
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư tổ chức thi công đảm bảo tiến độ dự án cảng hàng không Quảng Trị.
Đầu tư - 27/03/2025 19:02
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khánh thành đường nghìn tỷ nối khu công nghiệp lớn nhất Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã cắt băng khánh thành Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.
Đầu tư - 27/03/2025 19:01
InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ
Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.
Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03
Viện Lowy: Việt Nam không phải là 'cửa sau' của hàng hóa Trung Quốc
Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng bản thân Việt Nam và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng còn ảnh hưởng nhiều hơn.
Đầu tư - 27/03/2025 16:52
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
FPT thành lập Trung tâm R&D về chip bán dẫn ở Đà Nẵng
Trung tâm R&D về công nghệ cao và chip bán dẫn sẽ nghiên cứu phát triển 100% sản phẩm của FPT, kỳ vọng trung bình mỗi năm sẽ có 10 sản phẩm mới ra đời.
Đầu tư - 27/03/2025 13:48
Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.
Đầu tư - 27/03/2025 07:58
Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên
Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.
Đầu tư - 27/03/2025 06:00
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
3
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago