Công tác IR tại PVN và các đơn vị thành viên: Sẵn sàng cho chặng đường mới

Để quá trình tái cấu trúc, thoái vốn diễn ra thành công nhất là nâng cao, cải thiện vị thế, hình ảnh của Petrovietnam và các doanh nghiệp dầu khí thì hoạt động quan hệ nhà đầu tư (Investor Relation - IR) phải được quan tâm đúng mức.
LÂM TÍN
05, Tháng 03, 2019 | 13:45

Để quá trình tái cấu trúc, thoái vốn diễn ra thành công nhất là nâng cao, cải thiện vị thế, hình ảnh của Petrovietnam và các doanh nghiệp dầu khí thì hoạt động quan hệ nhà đầu tư (Investor Relation - IR) phải được quan tâm đúng mức.

pvn-1-0947

 

Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam là một chặng đường dài, từ một đơn vị là Đoàn Thăm dò Dầu lửa 36 (27/11/1961) đến Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (03/9/1975), Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt (06/7/1990) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (29/8/2006). Trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Petrovietnam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào và đến nay đã hoàn thiện chuỗi các hoạt động từ khâu thượng nguồn (thăm dò, khai thác dầu khí) đến trung nguồn (kinh doanh vận chuyển khí), hạ nguồn (lọc hóa dầu, chế biến dầu khí) và công nghiệp điện, dịch vụ kỹ thuật công nghệ cao. Petrovietnam đã thực sự hội nhập quốc tế và trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Từ năm 2012, theo đề án Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước, định hướng trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Petrovietnam đã xây dựng kế hoạch Tái cấu trúc tập trung vào 5 lĩnh vực chính là: Thăm dò khai thác Dầu khí; Lọc-Hóa dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện và Dịch vụ Dầu khí chất lượng cao. Đến nay, Petrovietnam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong tiến trình tái cấu trúc phù hợp với xu thế phát triển trong điều kiện thực tế là việc thăm dò khai thác dầu khí ngày càng khó khăn mà nhu cầu năng lượng của đất nước ngày càng tăng cao. Trong tái cấu trúc thì công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã đạt được kết quả rất tích cực góp phấn cải tiến về quản trị doanh nghiệp hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu năm 2018, Petrovietnam đã cổ phần hóa thành công 3 doanh nghiệp lớn thuộc là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), gây tiếng vang lớn trên thị trường cũng như nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Petrovietnam nói chung và các Doanh nghiệp nói riêng trong việc nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành chủ quản. Cũng từ đây, Petrovietnam đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Hiện nay, Petrovietnam đã trình cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, chính bởi lẽ đó việc cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp “họ Dầu” sẽ diễn ra sôi động.

Để quá trình tái cấu trúc, thoái vốn diễn ra thành công nhất là nâng cao, cải thiện vị thế, hình ảnh của Tập đoàn và các doanh nghiệp dầu khí thì hoạt động quan hệ nhà đầu tư (Investor Relation - IR) phải được quan tâm đúng mức; đồng thời thường xuyên cải thiện và bổ sung các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng (Public Relations - PR), tạo kênh kết nối 2 chiều hiệu quả từ các bộ/ ngành, cơ quan quản lý đến Tập đoàn (PVN), các thành viên và các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông chiến lược nước ngoài. Các hoạt động cập nhật website, công bố và minh bạch thông tin, công bố các báo cáo (bao gồm cả tiếng Anh), tổ chức hoạt động họp mặt các chuyên gia phân tích tài chính, thăm doanh nghiệp, căn cứ kho cảng, nhà máy…, tổ chức các buổi hội thảo với với nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế cần được lên kế hoạch, tổ chức và triển khai thường xuyên…

Từ năm 2012 đến nay, PVN đã đưa vào vận hành bộ chỉ số PVN Index, chỉ số chứng khoán ngành bao gồm rất nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu như PVGas, PVS, PVD, DPM, PVI,… và trong thời gian tới cũng sẽ có sự tham gia của của các cổ phiếu dầu khí lớn khác như PVOil, PVPOWER, BSR,... Thông qua hoạt động vận hành và quảng bá bộ chỉ số ngành, PVN Index, mối quan hệ giữa Tập đoàn, các doanh nghiệp Dầu khí và các nhà đầu tư tổ chức lớn quốc tế sẽ được cải thiện hơn. Nhất là trong bối cảnh nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022, tỷ trọng giải ngân của các quỹ ngoại sẽ gia tăng mạnh không chỉ vào các cổ phiếu đầu ngành các nhóm ngành ngân hàng, bảo hiểm, dược phẩm, tiêu dùng mà cả các cổ phiếu ngành Dầu khí (GAS, PVD, PVS, OIL, POW…).

Hoạt động quan hệ nhà đầu tư từ lâu nay được biết đến dưới cái tên tiếng Anh (Investor Relation - IR) vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp đánh giá đúng và triển khai hiệu quả. Một chuỗi các hoạt động quan hệ nhà đầu tư đều nhằm mục đích nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, cung cấp thông tin, cập nhật các dự án, kế hoạch hoạt động kinh doanh,… Qua đó, các nhà đầu tư sẽ hiểu và đánh giá đúng tiềm năng của doanh nghiệp trước khi đầu tư.

Hoạt động IR mà các doanh nghiệp dầu khí hiện nay nhìn chung chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, cách thức triển khai hoạt động chưa đồng đều, nhất quán. Đây cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh những nhiều đơn vị chưa thực sự làm tốt công tác IR này thì có những doanh nghiệp khá chú trọng vào các hoạt động quan hệ nhà đầu tư, tổ chức các sự kiện kết nối nâng cao vị thế doanh nghiệp cũng như giải đáp kịp thời các câu hỏi thắc mắc từ phía các nhà đầu tư như: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí Phú Mỹ (PVFCCo), Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower).

Trong đó điển hình là PVPower đã tổ chức các hoạt động truyền thông, sự kiện quan hệ nhà đầu tư như: các hoạt động gặp gỡ các chuyên gia phân tích tài chính; các chương trình đi thăm nhà máy điện khí hay chương trình “Hành Trình Năng Lượng” (phối hợp với Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí triển khai trong năm 2018) đã trở thành một trong những hoạt động hiệu quả, hữu ích không chỉ phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin từ phía các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, kết nối với các quỹ đầu tư nước ngoài (Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu) mà còn hỗ trợ việc công bố thông tin cho giới phân tích và các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Các sự kiện điển hình trên được các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đánh giá rất cao.

Như vậy, Hoạt động IR bao gồm và gắn liền với các hoạt động PR, truyền thông hoặc thậm chí Marketing hình ảnh doanh nghiệp – các doanh nghiệp cần đầu tư, bổ sung, chấn chỉnh hoạt động theo chuẩn quốc tế – định hướng theo mô hình vận hành chuyên nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp niêm yết.

Các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều quan tâm và triển khai các hoạt động IR rất thành công. Nhiều doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Do vậy, các doanh nghiệp dầu khí cũng không phải là ngoại lệ khi cần nhìn nhận, đánh giá lại nghiêm túc hoạt động quan hệ với nhà đầu tư để qua đó quảng bá hình ảnh, cung cấp đầy đủ thông tin và lắng nghe ý kiến từ các nhà đầu tư quan tâm thì chắc chắn thành công sẽ cao hơn mang lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các bên.

Sáng nay 5/3 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư và Tạp chí điện tử Diễn đàn đầu tư/ Nhadautu.vn phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức Toạ đàm về “Hoạt động quan hệ cổ đông (IR) doanh nghiệp ngành dầu khí” với sự tham dự của Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Lãnh đạo PVN, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính - truyền thông, cùng nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí.

Tọa đàm được tổ chức nhằm làm rõ tầm quan trọng của quan hệ cổ đông (IR) nói chung và quan hệ công chúng PR nói riêng đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp niêm yết; đánh giá thực trạng hoạt động IR và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động IR của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngành dầu khí.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ