'Muốn làm tốt IR, doanh nghiệp phải hiểu nhu cầu của nhà đầu tư'

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch VAFI nhận định khung pháp lý còn yếu, lẫn tâm lý thiếu cởi mở của lãnh đạo doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng nhiều công ty niêm yết không mặn mà trong công tác IR.
VÕ QUỲNH - HUY NGỌC
28, Tháng 02, 2019 | 15:42

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch VAFI nhận định khung pháp lý còn yếu, lẫn tâm lý thiếu cởi mở của lãnh đạo doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng nhiều công ty niêm yết không mặn mà trong công tác IR.

nhadautu - ong nguyen hoang hai noi ve IR

'Muốn làm tốt IR, doanh nghiệp phải hiểu nhu cầu của nhà đầu tư'

Hoạt động IR trong vài năm trở lại đây đã có sự phát triển, tuy vậy nhìn chung công tác quan hệ nhà đầu tư của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Phóng viên Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI).

Ông đánh giá thế nào về vai trò của công tác quan hệ nhà đầu tư (IR) đối với các doanh nghiệp niêm yết hiện nay?

Dân gian có câu "buôn tài ko bằng dài vốn". Thực tế từ khi kinh tế VN mở cửa đến nay, các doanh nghiệp trường vốn, có nền tảng tài chính vững chắc thì luôn dễ dàng phát triển trong thời kỳ thịnh vượng, cũng như nhanh chóng vượt qua khó khăn khi thị trường đi xuống.

Trong bối cảnh như vậy, thị trường vốn (hay thị trường chứng khoán) ngày càng được chú trọng, không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp. Một năm trở lại đây, những thương vụ chào bán cổ phần thành công của PV Power, TCB, VPB, BSR, TPB,… đã chứng minh cho mệnh đề này.

Phải thừa nhận rằng, hoạt động IR của các công ty niêm yết nếu so với khoảng 10-20 năm về trước có nhiều cải thiện. Cùng với sự phát trển của thị trường, khuôn khổ pháp lý bắt buộc phải công bố thông tin. Các doanh nghiệp theo đó đã quen với quản trị doanh nghiệp niêm yết và ghi nhận sự tiến bộ lớn.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát cho thấy chỉ khoảng hơn 30% doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin. Theo tổng hợp của Nhadautu.vn, trong năm vừa qua thanh tra UBCKNN đã xử phạt khoảng gần 80 trường hợp doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin. Theo như ông vừa nói công tác IR cực kỳ quan trọng, vậy tại sao nhiều doanh nghiệp coi nhẹ hoạt động này?

Tuân thủ theo quy định pháp luật là vậy, nhưng so với yêu cầu đánh giá, công tác IR của nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết.

Có thể thấy, nhiều đơn vị đã chấp hành yêu cầu công bố BCTC từng quý, từng năm hay báo cáo thường niên, nhưng mấu chốt của công tác IR là họ chưa hiểu và đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Tôi thấy, đa số vẫn cho rằng chấp hành tốt theo khuôn khổ pháp luật là được rồi. Họ chưa đặt mình vào vị trí của nhà đầu tư để hiểu nhu cầu của nhà đầu tư. Không phải ai cũng sẵn sàng bỏ vốn trong dài hạn như họ. Nhà đầu tư có thể là ngắn hạn, trung dài hạn, có thể trong hay ngoài nước. Mỗi đối tượng lại có nhu cầu khác nhau, nhưng điểm chung lại đều là cổ đông của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp hay cụ thể hơn là lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết cần có cái nhìn xa hơn, sâu hơn, đặt mình vào vị thế của nhà đầu tư và từ đó hiểu nhu cầu của họ.

Một minh chứng rõ nét là chưa nhiều doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Anh. Với các nhà đầu tư nước ngoài có văn phòng ở Việt Nam, khuyết thiếu này có thể khắc phục bằng cách thuê nhân viên người Việt đọc báo cáo và trình cho họ, nhưng với những nhà đầu tư nước ngoài không hiện diện ở Việt Nam thì sao?

Bản thân tôi từng tìm hỏi lãnh đạo một số doanh nghiệp niêm yết về vấn đề này, câu trả lời chủ yếu là “đang cố gắng triển khai” (rồi cũng bỏ ngỏ), hoặc cho rằng “việc này tốn kém” chi phí bỏ thêm chỉ vài trăm triệu đồng – con số không nhiều ý nghĩa đặt cạnh lợi nhuận cả trăm tỷ đồng.  

Một vấn đề khác là các nhân sự IR ở các doanh nghiệp niêm yết chủ yếu là kiêm nhiệm. Điều này dẫn đến tình trạng, có người làm quan hệ công chúng (PR),  không hiểu về tài chính vẫn kiêm luôn công tác IR, dẫn tới tình trạng khi có thắc mắc, những người này không hiểu và không thể đưa ra câu trả lời đáp ứng nhu cầu cổ đông.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp chỉ tập trung làm ăn với quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”, chỉ cần hoạt động kinh doanh tốt sẽ trực tiếp tác động đến giá cổ phiếu, không cần quá quan tâm đến hoạt động IR, ông nghĩ thế nào?

Việc các lãnh đạo doanh nghiệp không tập trung công tác IR có thể do họ không nhìn nhận ra lợi ích hoạt động này.

Thực tế, với công tác IR tốt, cái lợi trước nhất là huy động vốn dễ dàng. Thứ nữa là duy trì thanh khoản của cổ phiếu. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng cổ phiếu ưu đãi để thưởng cho nhân viên xuất sắc, thay vì dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ lãnh đạo doanh nghiệp vẫn không đánh giá cao công tác IR, có thể xuất phát từ tư duy chưa thực sự cởi mở của họ. Hoặc có sẵn sàng bỏ chi phí nhưng chưa có nhân sự phù hợp. Thực tế là phần lớn nhân sự IR là kiêm nhiệm, dẫn đến bản thân họ không mấy mặn mà, tập trung thời gian cho công tác này. Và quan hệ với nhà đầu tư yếu kém là hệ quả không tránh khỏi.

Vậy giải pháp đưa ra là gì?

Như đã phân tích đoạn trên, hai nguyên nhân chính dẫn tới công tác IR còn yếu là các quy chế pháp lý còn yếu và từ nhận thức nội tại của lãnh đạo doanh nghiệp. Để cải thiện, chắc chắn các nhóm giải pháp đưa ra phải bám vào hai hướng này.

Về mặt pháp lý, cần quy định chặt chẽ hơn các điều khoản, cũng như nâng cao mức phạt có tính răn đe đối với các doanh nghiệp, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền quy định pháp luật cũng như lợi ích của nghĩa vụ công bố thông tin nói riêng và công tác IR nói chung.

Bên cạnh đó, cần bổ sung những quy định quan trọng như lộ trình bắt buộc công bố thông tin song ngữ cả tiếng Anh, trước mắt có thể chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 500 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Tương tự, cần có lộ trình yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải có thành viên hội đồng quản trị chuyên trách công tác quan hệ nhà đầu tư, với yêu cầu phải có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, không được là người lao động của doanh nghiệp đó.

Đối với ngành ngân hàng, tôi cho rằng cần xem lại tỷ lệ quy định cho cổ đông lớn. Theo Luật doanh nghiệp, cổ đông lớn nắm từ 5% cổ phần trở lên, và bắt buộc phải công bố thông tin. Tuy nhiên Luật các TCTD lại quy định cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một nhóm cổ đông liên quan không giữ quá 20%.  Điều này dẫn tới nghịch lý là có những cổ đông nắm tới 4,99% - là mức rất lớn đối với một ngân hàng, vẫn không phải công bố thông tin. Tôi kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng, cổ đông nắm từ 1% cổ phần đã là cổ đông lớn và bắt buộc công bố thông tin.

Đối với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, theo tôi thì sớm muộn họ cũng sẽ nhận ra vai trò rất lớn của công tác IR trong mô hình quản trị nói chung. Tuy nhiên để rút ngắn khoảng thời gian này, rất cần sự tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước. Đơn cử, từ trong ghế nhà trường đã phải đào tạo sinh viên về công tác IR chẳng hạn. Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ