Đã đến lúc doanh nghiệp cần ngừng tư duy ‘hữu xạ tự nhiên hương’?

Nhàđầutư
Các thương vụ gọi vốn ‘khủng’ trong năm 2018 phần nào minh chứng tầm quan trọng của công tác IR (Investor relation - Quan hệ nhà đầu tư), tuy vậy, tại sao phần nhiều doanh nghiệp Việt vẫn thờ ơ với “công cụ” đắc lực này?
HÓA KHOA
25, Tháng 02, 2019 | 11:06

Nhàđầutư
Các thương vụ gọi vốn ‘khủng’ trong năm 2018 phần nào minh chứng tầm quan trọng của công tác IR (Investor relation - Quan hệ nhà đầu tư), tuy vậy, tại sao phần nhiều doanh nghiệp Việt vẫn thờ ơ với “công cụ” đắc lực này?

nhadautu - da den luc doanh nghiep can ngung tu duy huu xa tu nhien huong

Đã đến lúc doanh nghiệp cần ngừng tư duy ‘hữu xạ tự nhiên hương’

IR là chìa khoá tiếp cận vốn

Theo thống kê của Nhadautu.vn, UBCKNN trong năm 2018 phải ban hành tổng cộng 364 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin, trong đó 73 trường hợp vi phạm là của tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, 9 trường hợp vi phạm giao dịch thao túng thị trường.

Thống kê từ Chương trình bình chọn Doanh nghiệp có hoạt động IR tốt nhất 2018 (IR Reward) cho thấy chỉ có 266 đơn vị đạt chuẩn công bố thông tin trong tổng số 686 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, tương đương tỷ lệ 38,78%, chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp lớn nhất.

Một minh chứng cho công tác IR hiệu quả trong năm 2018 là phiên chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower), giúp doanh nghiệp này thu về 7.000 tỷ đồng. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua tới 60% lượng cổ phần. Kết quả này có được nhờ nhiều yếu tố. Bên cạnh thực trạng tài chính và tiềm năng kinh doanh tốt, thì không thể không đề cập đến loạt hoạt động gặp gỡ nhà đầu tư, quảng bá, truyền thông, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều thị trường tài chính lớn trên thế giới.

Hay như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã TCB) đã chào bán thành công hơn 164 triệu cổ phiếu cho cổ đông tổ chức và thu về 21.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 922 triệu USD). Được biết, đợt IPO này đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như quỹ GIC của Singapore, Dragon Capital và Fidelity Management đều muốn đàm phán để trở thành cổ đông lớn.

Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến các trường hợp tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (mã VPB), Ngân hàng CP Tiên Phong (mã TPB),…

Xét về công tác IR “dài kỳ”, phải nhắc đến Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG), bên cạnh tuân thủ chặt chẽ việc công bố các báo cáo định kỳ và báo cáo theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hòa Phát liên tục cập nhật sản lượng sản xuất và kết quả kinh doanh hàng tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tổ chức cuộc gặp gỡ nhà đầu tư (5/12/2018) – thời điểm cổ phiếu doanh nghiệp đang liên tục tụt dốc. 

Một đơn vị khác phải nhắc đến là Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG), trong quá trình thực hiện M&A quỹ đất lớn, công ty đã tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư, gửi email chia sẻ kế hoạch kinh doanh với các cổ đông,…

Tuy vậy, đó chỉ là phần nhỏ trên TTCK, không khó để kể ra các “case-study” kinh điển vi phạm nghiêm trọng quy định công bố thông tin của UBCKNN như QCG, NDF,… (các trường hợp Nhadautu.vn đã đề cập trong bài ‘Doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin: Chuyện từ “muôn năm cũ”’).

Thậm chí mới đây, UBCKNN đã phạt gần nửa tỷ đồng với CIENCO 1 do không đăng ký giao dịch chứng khoán và không báo cáo một số tài liệu với Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo quy định.

Các tài liệu này, đáng chú ý, lại đều là các thông tin cơ bản mà giới đầu tư nói chung quan tâm trước quyết định “xuống tiền” như: BCTC công ty mẹ và hợp nhất Quý 4/2017, Quý 1/2018; Văn bản giải trình của Công ty về ý kiến kiểm toán đối với BCTC hợp nhất năm 2016 đã kiểm toán; Văn bản giải trình của Công ty về ý kiến kiểm toán đối với BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2017 đã soát xét; Văn bản giải trình của Công ty về ý kiến kiểm toán đối với BCTC hợp nhất năm 2017 đã kiểm toán;…

Thị trường cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp cũng công bố thông tin, nhưng chỉ công bố theo kiểu "cho xong", tiêu biểu là Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với BCTC không bao gồm thuyết minh, dù ngân hàng này đang niêm yết trên sàn HOSE,…

Một số trường hợp khác công bố báo cáo tài chính sơ sài, như Công ty CP Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) BCTC quý IV/2017 “mất” dòng tiền 1.700 tỷ đồng; trước đây một bài viết của Nhadautu.vn từng chỉ ra dòng tiền trả nợ đơn vị này mất 1.700 tỷ đồng, nhưng hóa ra đây là lỗi sai từ BCTC tự lập. (đọc bài  Bí ẩn dòng tiền 1.700 tỷ đồng của Địa ốc Phát Đạt). 

Trường hợp “dở khóc, dở cười” nhất là BCTC trước và sau kiểm toán có sự “vênh” lớn và quá lớn, thậm chí đang lãi thành lỗ, một số doanh nghiệp “dính chàm” dễ kể tên như Công ty CP Hùng Vương (mã HVG), Công ty CP An Trường An (mã ATG),…

Nhưng, kể cả khi doanh nghiệp tuân thủ công bố thông tin theo pháp luật vẫn chưa thể khẳng định đã là làm công tác IR tốt. Đó là khẳng định của ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến thiết Việt Nam,”Để làm tốt công tác IR, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt hơn thế, họ phải chủ động cung cấp thông tin, giải trình,… đến nhà đầu tư”.

Trường hợp này có vẻ đúng nhất với nhiều doanh nghiệp giải trình sơ sài về kết quả kinh doanh lỗ hoặc lãi giảm so với cùng kỳ. Thay vì nói rõ ràng nguyên nhân cốt lõi, họ giải trình “lợi nhuận giảm do doanh thu giảm” – điều cổ đông/nhà đầu tư đều có thể tự thấy. Luật rõ ràng không quy định cụ thể các công ty phải giải trình thế nào, tuy nhiên, cổ đông cũng có thể đánh giá được phần nào chất lượng công bố thông tin, quản trị công ty của doanh nghiệp thông qua yếu tố này.

nhadautu - giai trinh so sai

Một kiểu giải trình chênh lệch lợi nhuận giảm sơ sài của doanh nghiệp

Chưa kể, có đơn vị mà báo cáo thường niên, báo cáo HĐQT, Ban Kiểm soát và báo cáo Tổng Giám đốc “na ná” nhau, lặp từ năm này qua năm khác.

Tại sao IR chưa được doanh nghiệp Việt chú trọng?

Một trong các mục tiêu mà UBCKNN đề ra nhằm triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng “frontier market” lên hạng “emerging market” trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE là tăng cường tính công khai, minh bạch hóa trên TTCK, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của NĐTNN. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và báo cáo tài chính; Khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh đối với các doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn, lập và công bố thông tin báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nhằm giúp NĐTNN thuận lợi trong đánh giá doanh nghiệp Việt Nam.

Công tác IR lẽ ra cần được doanh nghiệp chú trọng hơn, nó không chỉ tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước yên tâm hơn với khoản đầu tư của mình, mà còn là một “điểm cộng” đẹp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. 

Nhãn tiền đã minh chứng công tác IR rất quan trọng khi nhiều thương vụ phát hành cổ phiếu “gọi vốn” thành công như bài viết đã kể ở phần trên, nhưng tại sao hoạt động này vẫn không được quan tâm? Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam đánh giá, lý do có thể bởi đây là sản phẩm mới được biết đến rộng rãi 2-3 năm trở lại đây, ngoài ra nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm mà chỉ trú tâm vào vấn đề chuyên môn.

Ý kiến ông Huỳnh Minh Tuấn - CEO Biên An Toàn đánh giá, có thể bởi chủ yếu là tầm nhìn ban lãnh đạo, công tác IR cần thời gian và tốn công sức, lãnh đạo quan niệm chỉ cần làm ăn tốt “hữu xạ tự nhiên hương là được”.

Tuy vậy, cũng phải kể đến một số trường hợp doanh nghiệp “tốt khoe xấu che” và do đó họ không cởi mở cổ đông, ngoài ra đó có thể là trường hợp lãnh đạo đưa doanh nghiệp lên sàn để bơm thổi giá cổ phiếu,…

Và dĩ nhiên về mặt khuyến nghị đầu tư, đội phân tích của các công ty chứng khoán cũng đánh giá IR là một tiêu chí tốt. Ông Ngọc nói với PV.Nhadautu,”Chúng tôi đánh giá cao công tác IR là một yếu tố quan trọng khi phân tích thông tin. Thường thì, doanh nghiệp thực hiện IR tốt thường niềm nở tiếp đón các chuyên viên phân tích của công ty và tạo cơ hội cho chúng tôi trao đổi, viết thông tin. Do đó, IR là một trong các điểm cộng lớn. Ở chiều ngược lại, có những doanh nghiệp không muốn tiếp xúc nhân viên phân tích và việc chúng tôi chỉ căn cứ thông tin trên mạng sẽ mang đến rất ít giá trị tham khảo cho nhà đầu tư.”

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ