Doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin: Chuyện từ “muôn năm cũ”

Nhàđầutư
Cái mất của doanh nghiệp niêm yết khi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin không chỉ tiền, mà còn là sự không tin tưởng từ phía cổ đông, nhà đầu tư.
HÓA KHOA
22, Tháng 02, 2019 | 06:54

Nhàđầutư
Cái mất của doanh nghiệp niêm yết khi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin không chỉ tiền, mà còn là sự không tin tưởng từ phía cổ đông, nhà đầu tư.

nhadautu - DN chua man ma voi IR

Doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin: Chuyện từ “muôn năm cũ”

Nhìn từ câu chuyện Quốc Cường Gia Lai…

Năm 2018 ghi nhận trường hợp Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) là “case study” điển hình bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhắc nhở trên toàn thị trường về việc công bố thông tin.

Cụ thể, doanh nghiệp đã chậm báo cáo và công bố thông tin theo đúng quy định đối với các giao dịch có liên quan, giao dịch góp vốn, thoái vốn tại 14 công ty con, công ty liên kết từ năm 2013 đến tháng 8/2017.

“Việc công bố thông tin chậm, thiếu sót gây ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán và quyền lợi của nhà đầu tư”, HOSE khẳng định.

Chưa dừng lại ở đó, HOSE quyết định đưa cổ phiếu QCG vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/2/2019. Ngoài ra, cổ phiếu này đã bị đưa vào danh sách các mã không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Diễn biến này dẫn tới kịch bản không tránh khỏi là giá cổ phiếu giảm không phanh. Tính từ phiên 30/11/2018 cổ phiếu QCG đạt 5.290 đồng/cổ phiếu, đến nay thị giá mã này đã giảm 11,34% về còn 4.690 đồng/cổ phiếu (tính tới phiên 21/2/2019). Nỗi đau này càng thêm phần nặng nề khi đây chính là thời điểm thị trường chứng khoán chung đang có sự “hồi sinh” mạnh mẽ.

Cùng với QCG, thị trường ghi nhận nhiều trường hợp điển hình khác, đáng nói nhất là Công ty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định (mã NDF). Ngay sau khi vừa công bố kết quả kinh doanh lãi ròng 9 tháng đầu năm 2017 lớn, doanh nghiệp này đã bất ngờ đính chính họ không hề có cuộc họp Ban Kiểm soát nào từ năm 2015 đến 2017. Trước đó, báo cáo thường niên 2015 ghi nhận số họp Ban Kiểm soát là 4 lần; năm 2016 là 4 lần và năm 2017 là 3 lần.

Nhìn lại từ năm 2015, hai cá nhân thực hiện giao dịch cổ phiếu NDF, ông Phạm Văn Thường, Đỗ Trần Bình, đã bị xử phạt vi phạm hành chính do không báo cáo đúng thời hạn theo quy định về sở hữu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

NDF đã từng là một cổ phiếu “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán Việt Nam khi đã có giai đoạn tăng một mạch từ 3.000 đồng/cổ phiếu lên 20.000 đồng/cổ phiếu (giai đoạn từ đầu tháng 5/2017 đến khoảng đầu tháng 6/2017).

Hiện tại, cổ phiếu NDF đã bị tạm ngưng giao dịch (từ ngày 31/7/2018) do vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và tiếp tục vi phạm việc công bố thông tin. 

Minh bạch trên thị trường chứng khoán – câu chuyện muôn thuở

Câu chuyện QCG, NDF chỉ là một minh chứng cho việc nhiều doanh nghiệp niêm yết không coi trọng công tác công bố thông tin.

Thống kê của Nhadautu.vn ghi nhận Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong năm 2018 đã ban hành tổng cộng 364 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin. Tổng số tiền phạt là 20 tỷ đồng.

Chiếm chủ yếu là 260 trường hợp vi phạm của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan; 73 trường hợp là vi phạm của tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết,…

Chương trình bình chọn Doanh nghiệp có hoạt động IR tốt nhất 2018 (IR Awards) trong năm 2018 đã chỉ ra chỉ có 266 đơn vị niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin trong tổng số 686 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, tương đương tỷ lệ 38,78%. Tỷ lệ này cao hơn so với khảo sát tổ chức này trong năm 2017 (chỉ đạt 16,96%), tuy vậy có thể thấy vẫn có hơn 60% doanh nghiệp niêm yết không đạt chuẩn công bố thông tin.

Với HOSE, thống kê cho thấy Sở phải nhắc nhở 115 lần trên toàn thị trường với nhiều doanh nghiệp, con số này trong năm 2017 là 95 lần. Đáng chú ý có sự xuất hiện những doanh nghiệp niêm yết lớn như Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (mã BHN) Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG);Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước Giải khát Sài Gòn (mã SAB);Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX);…

Vi phạm phổ biến nhất của doanh nghiệp là chậm công bố các báo cáo định kỳ theo quy định (thường là báo cáo tài chính), chậm công bố thông tin,…

Trong khi, đây (điển hình nhất là thông tin tài chính) lại là các thông tin tối thiểu nhà đầu tư/cổ đông cần theo dõi để đánh giá về doanh nghiệp.

Với một số doanh nghiệp, có thể đây là sai sót nhất thời, nhưng nhiều công ty lại lợi dụng nhằm “trục lợi” số tiền lớn. Đánh giá từ nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cho hay, những tinh trạng vi phạm như trên khó có thể đảm bảo cho thị trường phát triển một cách bền vững, khi nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng chịu mức xử phạt nhỏ để thu lợi lớn.

Nhằm tăng tính răn đe với các hành vi này, UBCKNN trong quá trình sửa Luật Chứng khoán đã kiến nghị tăng mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán, bổ sung vào luật này các hình thức xử phạt mới.

Luật chứng khoán (sửa đổi) sẽ xử lý nghiêm các các hành vi như: thao túng thị trường chứng khoán, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán.

Đáng chú ý, ngoài việc xử phạt bằng tiền, UBCKNN sẽ xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm bằng cách tịch thu toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và có thể bị áp dụng các biện pháp khác như: đình chỉ/cấm giao dịch; cấm tham gia thị trường, cấm huy động vốn, cấm đảm nhận chức vụ….

Việc số lượng vụ việc vi phạm quy định công bố thông tin vẫn ở mức cao cho thấy nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa “mặn mà” với công tác quan hệ nhà đầu tư (IR). Hệ quả tất yếu là xử phạt hành chính bởi cơ quan quản lý nhà nước, nhưng cái mất đôi khi không chỉ có tiền, mà còn là sự không tin tưởng từ phía cổ đông, nhà đầu tư.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) cho hay, trong năm 2018, có 485 doanh nghiệp niêm yết được khảo sát và chấm điểm quản trị công ty theo bảng hỏi gồm 77 câu và tối đa 104 điểm. Kết quả cho thấy, không có doanh nghiệp niêm yết nào dưới 15 điểm và cũng không có doanh nghiệp nào được từ 80 điểm trở lên. Số điểm của các doanh nghiệp chủ yếu nằm trong vùng 45-65 điểm, trong đó nhiều nhất là 123 doanh nghiệp nằm trong vùng 50-55 điểm.

Được biết, nội dung bảng hỏi được chia làm hai cấp gồm 69 câu hỏi cấp 1 và 8 câu hỏi cấp 2.

Các câu hỏi cấp 1 xoay quanh vấn đề: Quyền cổ đông và đối xử công bằng giữa các cổ đông, Vai trò các bên hữu quan, Công bố và minh bạch; và Vai trò, trách nhiệm HĐQT. Tổng điểm của phần này là 100. Câu hỏi cấp 2 được chia làm hai nhóm: 2 câu hỏi cộng điểm và 6 câu hỏi trừ điểm.

HSX123

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ