Chứng khoán tuần tới: Áp lực bán vẫn còn

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, áp lực bán sẽ vẫn còn diễn ra và nhiều khả năng trong những phiên tới thị trường sẽ giao dịch quanh vùng 1.312-1.315 điểm
NHẬT HUỲNH
11, Tháng 07, 2021 | 09:51

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, áp lực bán sẽ vẫn còn diễn ra và nhiều khả năng trong những phiên tới thị trường sẽ giao dịch quanh vùng 1.312-1.315 điểm

ndt--cp-xanh-vo-do-long-1544 (1)

Nguồn ảnh: Internet

Trong tuần giao dịch 5-9/7, mặc dù việc vận hành hệ thống mới giúp dòng tiền chảy thông suốt và thanh khoản ở mức cao, nhưng áp lực bán tháo trên diện rộng đã khiến thị trường giảm điểm mạnh, đặc biệt là phiên lao dốc ngày 6/7 khiến chỉ số VN-Index bốc hơi hơn 56 điểm.

Kết thúc phiên cuối tuần 9/7, VN-Index giảm 27,54 điểm (-2%) xuống 1.347,14 điểm với 77 mã tăng trong khi có đến 306 mã giảm; HNX-Index giảm 9,25 điểm xuống 306,73 điểm còn UPCom-Index giảm 1,4 điểm xuống 87,08 điểm.

Tính chung cả tuần, VN Index đã mất 73,54 điểm, xóa đi toàn bộ nỗ lực tăng điểm của gần 1 tháng trước đó. Mức giảm trên cũng khiến vốn hóa sàn HOSE mất 273.000 tỷ đồng, tương ứng 11,8 tỷ USD.

Dẫu vậy, trái với hoạt động chốt lời mạnh từ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã trở lại mua ròng 2.631 tỷ đồng trên HOSE trong tuần qua. Trong đó, tập trung mua các mã MBB, VHM, HPG, STB. Ở chiều ngược lại, nhóm này bán mạnh NVL, VPB và CTG.

Đây là động thái tích cực của khối ngoại khi mà trước đó khối này chủ yếu bán ròng. Tính chung từ đầu tháng 4 đến nay, khối ngoại đã bán ròng 25.364 tỷ đồng trên HOSE.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về diễn biến thị trường chứng khoán tuần qua cũng như dự báo về tuần tới, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Thị trường tuần qua có khá nhiều biến động với 4 phiên giảm sâu trong khi đa phần các luồng thông tin trên thị trường đều đang cho tín hiệu không có gì tiêu cực, ông đánh giá như thế nào?

Ông Nguyễn Thế Minh: Phiên giao dịch 6/7 thị trường giảm rất sâu, chỉ số VN-Index mất hơn 56 điểm. Điều này dẫn tới sự bất ngờ cho toàn thị trường bởi tại thời điểm đó không có quá nhiều thông tin tiêu cực. Tuy nhiên, trước đó có thông tin liên quan đến việc TP.HCM thực hiện việc giãn cách xã hội, phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, khiến họ trở nên lo ngại hơn.

Như đã biết, hiện nay thanh khoản thị trường phần lớn phụ thuộc vào nhà đầu tư cá nhân trong nước, trong khi nhà đầu tư tổ chức có giá trị giao dịch rất thấp, chưa kể sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang sụt giảm mạnh trong thời gian vừa qua. Có thể lấy ví dụ như có những thời điểm sở hữu của nhóm này lên rất cao, nhưng hiện tại tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sụt giảm xuống hơn 17%, rõ ràng đây là con số không mấy tích cực và làm ảnh hưởng đến biến động thị trường. Trong tuần qua, chỉ số VN-Index đã xuyên thủng dưới mức 1.400 điểm và ngay lập tức đà bán tháo đã được kích hoạt ngay.

Nhưng có một điểm là dù rằng thị trường giảm sâu song lại có sự phân hóa rất đặc trưng, trong đó nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ và thực phẩm lại thu hút dòng tiền khá tốt và dường như dòng tiền đang trú ẩn tại nhóm cổ phiếu này.

Kịch bản thị trường chứng khoán trong tuần tới sẽ như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Minh: Theo tôi, sau những phiên giảm mạnh tuần qua thì áp lực bán sẽ vẫn còn diễn ra và nhiều khả năng trong những phiên giao dịch tới thị trường sẽ giao dịch quanh vùng 1.312-1.315 điểm. Margin hiện tại của thị trường mặc dù đã hạ rồi nhưng vẫn đang ở mức rất cao bởi thường tâm lý của nhà đầu tư khi thị trường giảm mạnh là sẽ dùng tiền margin để mua vào. Theo tôi, những nhà đầu tư không có áp lực margin thì không nhất thiết phải bán tháo trong giai đoạn này.

Xin cám ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ