Bộ GTVT họp khẩn về tiến độ của 3 dự án đầu tư xây dựng đường bộ phía Nam

Nhàđầutư
Một nguồn tin riêng của Nhadautu.vn cho biết, hôm nay 8/3, Bộ GTVT sẽ họp bàn về tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Quốc lộ 30 đoạn An Hữu - Đồng Tháp.
NHÂN HÀ
08, Tháng 03, 2018 | 12:01

Nhàđầutư
Một nguồn tin riêng của Nhadautu.vn cho biết, hôm nay 8/3, Bộ GTVT sẽ họp bàn về tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Quốc lộ 30 đoạn An Hữu - Đồng Tháp.

my thuan

 Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang gặp vướng mắc về vốn

Cũng theo nguồn tin trên, đích thân Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể sẽ chủ trì cuộc họp quan trọng để giải quyết các vấn đề tồn tại kéo dài ở các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ  ở khu vực phía Nam gồm có: Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Quốc lộ 30 đoạn An Hữu - Đồng Tháp.

Trước đó, hồi đầu năm nay, Bộ GTVT đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng dự án nâng cấp quốc lộ 30 đoạn qua huyện Cái Bè, Tiền Giang và TP Cao Lãnh, Đồng Tháp sau hơn 2 năm ì ạch triển khai. Trong cuộc họp giữa nhà đầu tư dự án là Liên danh Công ty cổ phần đầu tư Phương Nam và Công ty TNHH xây dựng hạ tầng Phú Mỹ tại Bộ GTVT ngày 26/12/2017, các bên liên quan đã thống nhất chấm dứt hợp đồng dự án. 

Được biết, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 30 có tổng chiều dài 32,85km, điểm đầu tại Km 1+200 (kết nối dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận) thuộc địa phận huyện Cái Bè, Tiền Giang, điểm cuối tại Km 34+230, thuộc địa phận TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.  Dự án có tổng mức đầu tư 1.130 tỉ đồng, khởi công tháng 5/2015 và dự kiến hoàn thành cuối tháng 12/2016. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8 /2017 nhà đầu tư dự án vẫn chưa thể  ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng cho vay vốn. Vì vậy, Bộ GTVT đã gia hạn hoàn thành vào cuối năm 2018. 

Trong quá trình thực hiện dự án thành viên liên danh cũng có sự thay đổi khi Công ty cổ phần Phương Nam thay thế Công ty cổ phần đầu tư T&T.

Với những lý do trên, sau hơn 2 năm khởi công, giá trị xây lắp toàn dự án chỉ đạt khoảng 2%, chiếm 13,4 tỉ đồng trong số 662 tỉ đồng giá trị xây lắp.

Trong một cuộc làm việc với tỉnh Đồng Tháp hồi tháng 11/2017, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, sẽ nghiên cứu đầu tư BOT tuyến đường mới An Hữu - Cao Lãnh song song với quốc lộ 30 sau khi dừng dự án BOT quốc lộ 30.

Trong khi đó, dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức PPP. Trong đó, Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 51,1km, áp dụng loại hợp đồng BOT. 

Theo báo cáo, Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, có tổng mức đầu tư 9.668,5 tỷ đồng, với chiều dài tuyến cao tốc là 51,1 km, tuyến nối dài khoảng 4,5 km. Nhà đầu tư thực hiện Dự án là liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (góp 30% vốn) - Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh (30%) - Công ty CP Đầu tư Xây dựng BMT (10%) - Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi (10%) - Công ty CP Hoàng An (10%) - Công ty CP Đầu tư Cầu đường CII (10%).

Với tổng mức đầu tư nêu trên, theo quy định, nhà đầu tư phải thu xếp 1.542 tỷ đồng từ vốn chủ sở hữu và khoảng 8.125,7 tỷ đồng từ khoản vay thương mại.

Theo báo cáo của Nhà đầu tư, hai ngân hàng cơ bản đồng thuận xem xét cho vay là Ngân hàng VietinBank (chấp thuận xem xét cho vay tối đa 6.000 tỷ đồng) và Ngân hàng BIDV (chấp thuận xem xét cho vay tối đa 2.500 tỷ đồng). Nhà đầu tư ký cam kết với Bộ GTVT khẳng định ký được hợp đồng tín dụng với các ngân hàng nêu trên cho phần vốn vay chậm nhất là ngày 10/10/2017.

Về lãi suất vay vốn, thực hiện theo Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính, lãi suất vay được Nhà nước thanh toán trong phương án tài chính rất thấp so với thực tế (chỉ là 7,82%/năm trong khi lãi vay thực tế của các ngân hàng hiện nay là khoảng 10,5%). Về việc này, Bộ GTVT đã có Văn bản số 4317/BGTVT-ĐTCT ngày 21/4/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc tương tự tại Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư số 55/2016/TT-BTC theo hướng điều chỉnh mức lãi suất cho bám sát với mức lãi vay mà nhà đầu tư phải trả khi vay ngân hàng.

Bộ này cũng đã có Văn bản số 10021/BTC-ĐT ngày 28/7/2017 báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép 2 dự án hạ tầng giao thông (là cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn) mặc dù đã ký hợp đồng dự án nhưng chưa ký hợp đồng tín dụng, được phép cập nhật và áp dụng nguyên tắc xác định mức lãi suất vay theo quy định của Thông tư số 75/2017/TT-BTC.

Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn nghiên cứu tính toán rút ngắn tối đa tiến độ dự án nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, do công trình đi qua vùng đất yếu, phải xử lý cố kết nền đất trước khi thi công mặt đường nên để hoàn thành công trình trong năm 2019 thì phải áp dụng giải pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng kết hợp với giải pháp công trình.

Theo tính toán của tư vấn cho thấy, để hoàn thành công trình trong năm 2019, chi phí xử lý nền đất yếu cần khoảng 2.292 tỷ đồng, trong khi đó nếu áp dụng giải pháp thông thường là bấc thấm để xử lý nền đất yếu thì thời gian hoàn thành công trình chậm hơn khoảng 6 tháng nhưng có ưu điểm là ít sử dụng cát (vật liệu này hiện đang rất khan hiếm) và chi phí xử lý nền đất yếu chỉ là khoảng 667 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ