Thứ trưởng Bộ GTVT nói gì về việc thu giá ra, vào sân bay

Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các khoản thu giá ra, vào sân bay để báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018.
HOÀI THU
03, Tháng 02, 2018 | 12:09

Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các khoản thu giá ra, vào sân bay để báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018.

NDT - thu phi san bay

Bộ GTVT chủ động phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các khoản thu giá ra, vào sân bay để báo cáo CP 

Chiều 2/2, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018, báo chí đặt câu hỏi cho lãnh đạo Bộ GTVT về tính hợp pháp của việc thu giá ra, vào sân bay.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thu giá dịch vụ đường dẫn vào sân bay xuất phát từ quá trình lịch sử rất dài, đây không phải mới thu mà thu từ khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa cổ phần. Theo Thứ trưởng Đông, tất cả các cảng hàng không của Việt Nam đều xuất phát từ đầu tư của Nhà nước, Nhà nước quản lý, khai thác và thu phí.

Ông cũng cho biết, ACV đã hoạt động theo mô hình cổ phần hoá 2 năm nay, có nhiều chuyển đổi trong thời gian qua về tài sản sau cổ phần hoá.

Về câu hỏi thu phí có hợp pháp hay không, Thứ trưởng Bộ GTVT một lần nữa khẳng định, đó là do lịch sử để lại và có rất nhiều Luật chi phối, trong đó có Luật Hàng không. Luật này quy định giá dịch vụ hàng không và giá phi hàng không. Bên cạnh đó còn bị chi phối bởi các Luật khác như Luật giá, tất cả nội dung này tương đối phức tạp.

Thứ trưởng Đông cũng cho hay, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc này, mới đây Phó Thủ tướng cũng kết luận và chỉ đạo, đối với phí, giá dịch vụ có liên quan vào sân bay thì Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ tài chính rà soát và báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018.

"Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với Bộ tài chính, rà soát các khoản thu này để có báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018. Theo đó sẽ rà soát rõ cái nào thu chưa đúng, cái nào do lịch sử để lại thì phải báo cáo để có quyết định cuối cùng" - Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.

Chưa có kết luận cuối cùng sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống

NDT - thu phi

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trả lời câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống cũng như thời gian khắc phục, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngay khi xảy ra sự cố, Bộ GTVT đã có thông báo. Đây là dự án vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc, được triển khai thực hiện theo đúng tiến trình, nếu không có sự cố thì có thể thông cầu này cũng như cầu Cao Lãnh và toàn tuyến kết nối đồng bằng sông Cửu Long vào những tháng đầu năm 2018.

Tuy nhiên, cách đây 3 tháng đã xảy ra sự cố. "Đây là kết cấu hết sức phức tạp. Sự cố này theo nhận định, đánh giá chung của Bộ GTVT và các chuyên gia là rất hiếm xảy ra", Thứ trưởng Đông thông tin và cho biết thêm, chính vì tính phức tạp đó, ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ, huy động các chuyên gia trong nước, làm việc với các nhà tài trợ và chuyên gia nước ngoài của Hàn Quốc đánh giá, bao gồm cả những đánh giá độc lập của phía Việt Nam.

Vì đây là dự án lớn, có kết cấu phức tạp nên hiện chưa có kết luận cuối cùng, cũng chưa thể xác định thời gian thông cầu. Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, xác định trách nhiệm cũng như công khai tới dư luận ngay khi có kết luận nguyên nhân sự cố, Thứ trưởng Đông cho hay. 

Theo Bộ GTVT, cầu Vàm Cống là dự án sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc do nhà thầu Hàn Quốc đảm nhiệm. Cầu chính đã được hợp long ngày 29/9, hiện đang thi công các hạng mục hoàn thiện: Thảm bê tông nhựa mặt cầu, lắp khe co giãn, sơn kẻ đường và lắp biển báo an toàn giao thông, chiếu sáng.

Tuy nhiên, vào chiều 14/11/2017, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn, nhà thầu phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 bị nứt.

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cây cầu, Bộ GTVT cho biết, không xuất hiện nứt và các biến dạng bất thường tại các vị trí dầm được kiểm tra (ngoại trừ dầm ngang có xuất hiện vết nứt nêu trên); kích thước hình học của công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế.

Công trình cầu Vàm Cống được khởi công vào tháng 9/2013 với số vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Cầu Vàm Cống thuộc Dự án kết nối trung tâm đồng bằng sông Mekong là cây cầu dây văng lớn nhất của dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông được thực hiện bởi các nhà thầu Hàn Quốc. Đây là cầu thứ 2 (sau cầu Cần Thơ) bắc qua sông Hậu thuộc địa phận 2 tỉnh thành Đồng Tháp và Cần Thơ, cách bến phà Vàm Cống khoảng 1,5km về phía hạ lưu, cách cầu Cần Thơ khoảng 48km về phía thượng lưu.

Cầu Vàm Cống được xây dựng 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, tổng chiều dài gần 3 km, chiều cao thông thuyền 37,5 m với tổng mức đầu tư hơn 7.300 tỷ đồng. Cầu được thiết kế dây văng hình rẻ quạt gồm 114 dây bố trí trên 2 mặt phẳng xiên. Cầu dẫn phía Đồng Tháp gồm 28 nhịp; cầu dẫn phía Cần Thơ gồm 25 nhịp.

(Theo baogiaothong.vn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ