Thủ tướng: Đặt mục tiêu xuất khẩu 100 tỷ USD cho ngành dệt may năm 2030

Nhàđầutư
Thủ tướng "đặt hàng" 7 nhiệm vụ để ngành dệt may phát triển trong thời gian tới. Trong đó có những con số cụ thể như, đến năm 2030 xuất khẩu đạt 100 tỷ USD, có 30 thương hiệu đóng góp vào thị trường thế giới.
ĐÌNH VŨ
14, Tháng 12, 2019 | 12:48

Nhàđầutư
Thủ tướng "đặt hàng" 7 nhiệm vụ để ngành dệt may phát triển trong thời gian tới. Trong đó có những con số cụ thể như, đến năm 2030 xuất khẩu đạt 100 tỷ USD, có 30 thương hiệu đóng góp vào thị trường thế giới.

Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đang tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Nói về quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho biết, ngành dệt may đã có chặng đường phát triển 120 năm, từ những nhà máy dệt nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất nhập khẩu.

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,85 tỷ USD tăng 7,38%; xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD tăng 21,6%; xuất khẩu sợi ước đạt 4,09 tỷ USD, tăng 1,61%; xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD, tăng 13,21%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,32 tỷ USD, tăng 8,22%.

Năm 2019, dệt may Việt Nam xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với năm 2018.

Ông Vũ Đức Giang cho biết, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành dệt may, năm 1999 hiệp hội dệt may Việt Nam đã được thành lập với mục tiêu góp vần vào sự phát triển của ngành dệt may. Sau 20 năm hoạt đột, hiệp hội đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành dệt may bằng những góp ý chính sách với Chính phủ, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước....

Tham gia lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng trước sự lớn mạnh của ngành dệt may Việt Nam, cùng với đó đánh giá cao vai trò của VITAS trong sự phát triển của ngành.

Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, là ngành sử dụng nhiều lao động nhất cả nước với 3 triệu lao động, chiếm 1/4 số lao động toàn ngành công nghiệp. Từ chỗ Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới về dệt may đã vươn lên vị trí cường quốc về xuất khẩu, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh trong lĩnh vực này.

thu-tuong-hiep-hoi-det-may-20

Thủ tướng tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội dệt may Việt Nam 

Đánh giá cao vai trò của VITAS, Thủ tướng nhấn mạnh, Hội đã làm đúng chức năng, vai trò, thể hiện tầm nhìn trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành; là cầu nối quan trọng giữa ngành với Chính phủ và cơ quan Nhà nước; tích cực và chủ động tham vấn chính sách, nhất là trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bảy nhiệm vụ Thủ tướng giao ngành dệt may

Thủ tướng cũng đặt ra 7 vấn đề với ngành dệt may cần phải làm tốt trong thời gian tới.

Một là cần làm tốt xuất khẩu nhưng cũng cần chú trọng hơn, đúng mức hơn tới thị trường gần 100 triệu dân trong nước, nhất là tầng lớp trung lưu đang gia tăng, sẽ chiếm 50% dân số đến năm 2030. Đây chính là hướng phát triển bền vững cho ngành dệt may. Sản phẩm dệt may “made in Việt Nam” không chỉ có mặt ở ngoài nước mà cần ở cả trong nước.

Thứ hai, ngành dệt may vẫn chưa thoát khỏi được tình trạng thiếu tự chủ, tự cường về nguyên liệu, chủ yếu chỉ sản xuất sợi và gia công sản phẩm. Hiện nay, 60% nguyên liệu xơ sợi phải nhập khẩu. Việt Nam chưa làm chủ và phát triển được các công đoạn sản xuất như nhuộm, chế tạo các loại vải chất lượng cao, vật liệu, phụ kiện cao cấp. Đó là nguyên nhân khiến giá trị gia tăng chưa cao.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn lệch hẳn về may mặc với kim ngạch chiếm tỉ lệ đến 78% tổng kim ngạch của toàn ngành, 28/36 tỷ USD xuất khẩu năm 2018, trong khi đó sợi chỉ chiếm hơn 8% và vải gần 3%, phụ kiện may dưới 10%. Cơ cấu sản phẩm phải tính lại một cách cụ thể hơn để có sự phân công sản xuất tốt hơn.

Thứ tư, cơ cấu lao động ngành còn hạn chế. Đến cuối năm 2018, trong gần 3 triệu lao động đang làm việc ở 7.000 doanh nghiệp dệt may trong cả nước thì có khoảng 25% lao động có đào tạo chuyên môn còn lại 75% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc có 17% là học tiểu học.

Thứ năm, kinh tế nước ta ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Đó là điều đáng mừng nhưng dưới góc độ khác thì lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ, vốn là lợi thế cạnh tranh lâu nay của nhiều ngành trong ngành dệt may, đang mất dần. Theo mô hình đàn sếu bay thì lợi thế cạnh tranh này sẽ chuyển sang các nước kém phát triển hơn. Vậy ngành dệt may trong năm tới sẽ phải làm gì để tự nâng mình lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế để tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc dệt may của thế giới, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thứ sáu, công tác phát triển Đảng ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang bộc lộ những bất cập. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 70% số doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam, có một số nguy cơ trắng các tổ chức Đảng trong doanh nghiệp này. Nhiệm vụ của Hiệp hội chính là làm sao khắc phục được tình trạng này.

Thứ 7 là đại bộ phận đời sống công nhân dệt may hiện nay khá tốt, trung bình thu nhập từ 8-9 triệu/tháng. Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều doanh nghiệp dệt may đời sống công nhân còn thấp. Vì vậy, tiến tới cần cải thiện thêm đời sống công nhân trong ngành, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Định hướng một số nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, phải tạo ra thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp mang tầm thế giới, khu vực, mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, cho thế hệ mai sau. Đến năm 2030, phải phấn đấu xuất khẩu 100 tỷ USD.

Thành công của Việt Nam trong kinh tế thị trường không phải chỉ là số lượng, chất lượng mà là thương hiệu, nhất là thương hiệu ngành dệt may. Thủ tướng đề nghị, phấn đấu đến 2030 có ít nhất 30 thương hiệu của ngành dệt may đóng góp vào thị trường thế giới.

Thủ tướng nhắc lại, dệt may Việt Nam phải đứng tốp đầu của thế giới. Do đó, cần có tinh thần tự cường phát triển và phải hướng tới sự phát triển bền vững, thịnh vượng, “phát triển nhanh nhưng bền vững trong một thế giới không bền vững”. Đó là bài toán khó đặt ra cho các nhà điều hành và của Hiệp hội chúng ta.

Hiệp hội cần tiếp tục làm tốt vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng cao, các chuỗi giá trị toàn cầu, tổ chức phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nâng cao năng lực chuyên môn, tham gia các chương trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước.

Đáp lại những yêu cầu Thủ tướng đặt ra cho Hiệp hội dệt may, ông Vũ Đức Giang mong muốn những chỉ đạo của Thủ tướng sẽ lan toả được tới các bộ ngành, địa phương tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển để ngành dệt may tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ