Ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức lớn từ các FTA

Nhàđầutư
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, CPTPP và EVFTA đang mở ra những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam, nhưng đi cùng với nó cũng là không ít những thách thức.
NGUYỄN THOAN
03, Tháng 12, 2019 | 15:39

Nhàđầutư
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, CPTPP và EVFTA đang mở ra những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam, nhưng đi cùng với nó cũng là không ít những thách thức.

Nhìn nhận lại năm 2019, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, mặc dù chịu tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Tuy kim ngạch xuất khẩu không đạt 40 tỷ USD như kỳ vọng đầu năm, ngành vẫn có mức tăng trưởng ước khoảng 7,55% so với năm 2018, với kim ngạch xuất nhập khẩu dự kến là 39 tỷ US, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 22,38 tỷ USD tăng 2,21%, xuất siêu ước đạt 16,68 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD.

20191203_150232

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Hoa Kỳ vẫn là thị trường của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,97% tổng kim ngạch xuất khẩu; EU đạt 4,4 tỷ USD tăng 2,23%, chiếm tỷ trọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD tăng 7,05%, chiếm tỷ trọng 10,9%; Nhật Bản đạt 4,42 tỷ USD, tăng 4,79%, chiếm tỷ trọng 10,77%; Hàn Quốc đạt 4 tỷ USD tăng 4,42%, chiếm tỷ trọng 10,26%; Asean đạt 2,1 tỷ USD, tăng 7,75 tỷ USD, chiếm 5,38%.

Theo chia sẻ của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, tỷ trọng xuất khẩu ở các nước trong khối CPTPP tăng mạnh. Đặc biệt, có những nước trước đây Việt Nam rất khó để đặt chân tới như Úc, Canada, Newzealand thì nay đã có khá nhiều đơn hàng. Cùng với đó, là có sự chuyển dịch đầu tư của các nước trong khu vực vào Việt Nam vì thấy được tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

"Vì thấy được Việt Nam có thể đáp ứng được những đơn hàng nhỏ, khó của các nước trong khu vực CPTPP, nên có sự chuyển dịch đầu tư từ các nước trong khu vực vào Việt Nam một cách rõ rệt và mạnh mẽ", ông Giang nói.

Ông Giang cho biết, hiện các doanh nghiệp dệt may tỏ ra hết sức lạc quan vào sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn bỏ ra những khoản đầu tư lớn để phát triển nhà máy.

Thách thức từ những tiêu chuẩn mới

Tuy nhiên, cùng với những kỳ vọng và cơ hội lớn đang mở ra từ các hiệp định thương mại tự do, ông Giang cho rằng vẫn còn những thách thức lớn mà ngành dệt may đang phải đối mặt. "Nếu những thách thức này không được tháo gỡ thì rất khó biến các cơ hội từ FTA trở thành hiện thực".

Cụ thể, thách thức đầu tiên với ngành dệt may là việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư từ thành phố lớn về vùng sâu vùng xa. Người lao động nông thôn không được đào tạo nên khi doanh nghiệp đi trước, phải gánh áp lực về đào tạo công nhân. Trong khi đó Luật Lao động của Việt Nam quy định sau 1 tháng tuyển dụng dù lao động chưa có tay nghề, doanh nghiệp vẫn phải trả lương tối thiểu vùng, ký hợp đồng lao động. Đó là một trong những thách thức lớn mà doanh nghiệp đã phản ảnh với VITAS.

Tiếp theo là thách thức về thiếu hụt nguồn cung. Theo ông Giang, hiện nay ngành dệt may còn thiếu một quy hoạch về phát triển ngành, thiếu những khu công nghiệp để phát triển công nghiệp sợi, công nghiệp hoá nhuộm. Vì thế, ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu khoảng trên 50% nguyên phụ liệu.

"Các hiệp định thương mại sẽ không hiệu quả nếu không làm được điều này. Bởi ngành da dày và dệt may không có đủ phụ liệu sẽ không thể đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ để được hưởng ưu đãi miễn thuế theo hiệp định CPTPP và EVFTA khi 2 hiệp định này đều đưa yêu cầu đòi hỏi xuất xứ ở Việt Nam từ vải, rồi từ sợi", ông Giang nói.

Theo đó, ông Giang đề xuất cần có một quy hoạch tổng thể ngành và xác định vùng phát triển cụ thể. Ví dụ, phát triển dệt may ở vùng phía bắc thì cụ thể là quy hoạch ở tỉnh nào? Miền trung là tỉnh nào? Miền tây là đâu? Để từ đó có đầu tư phát triển bù đắp vào nguồn cung thiếu hụt.

Khó khăn tiếp theo được Chủ tịch VITAS đưa ra là yêu cầu về phát triển xanh hoá ngành dệt may. Theo đó, hiện nay doanh nghiệp phải tự đầu tư mà chưa có sự hỗ trợ của chính phủ từ khâu hoạch định chính sách tới tài chính. Trong khi đó đòi hỏi của các nhà phân phối trên thế giới thì ngày càng khắt khe hơn.

"Doanh nghiệp sản xuất dệt may hiện nay phải chịu rất nhiều áp lực. Các nhà phân phối toàn cầu đặt ra những yêu cầu rất cao về nguồn gốc xuất xứ, thiết kế của sản phẩm. Câu hỏi đầu tiên họ đặt ra là anh có nhà máy để làm sản phẩm không? Có thì họ đặt còn không họ sẽ chọn đơn vị cung cấp khác", ông Giang nêu.

Theo đó, để đầu tư được nhà máy đúng tiêu chuẩn của các nước trên thế giới thì cũng không hề đơn giản. Không chỉ yêu cầu về quy mô mà các nhà máy còn phải đáp ứng yêu cầu về môi trường làm việc, xanh, sạch, làm đúng các quy định về tiền lương, giờ làm thêm. Nếu không đạt tiêu chuẩn nhà máy sẽ không có đơn hàng.

"Để đạt được những tiêu chuẩn mới, các nhà máy phải có sự đầu tư rất lớn về tài chính. Đây là khó khăn không nhỏ với doanh nghiệp", ông Giang nhấn mạnh.

Thách thức cuối cùng được ông Giang nêu ra là cần một tầm nhìn chiến lược gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu. Không thể một mình ngành dệt may làm được điều này, mà nó cần có sự đồng hành của chính phủ. Bản thân, ngành thiết kế thời trang cũng cần có sự chủ động để nắm bắt xu hướng thế giới, từ đó cùng hỗ trợ phát triển ngành dệt may.

Chia sẻ thêm về chiến lược phát triển ngành dệt may trong 10-20 năm tới, ông Gian cho biết, mục tiêu ngành dệt may năm 2025-2030 đạt mức xuất khẩu 59-60 tỷ USD, năm 2025-2030 là 85-90 tỷ USD. Ngành dệt may cũng kỳ vọng tạo ra sân chơi có tình toàn cầu thu hút công nghệ vào Việt Nam để nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Ngành dệt may Việt Nam cũng hướng tới xanh hoá, tiết kiệm năng lượng nguồn nước, đảm bảo môi trường xanh sạch cho người lao động. Theo ông Giang chia sẻ, hiện nay nhiều nhà máy đã bắt đầu đầu tư sử dụng năng lượng mặt trời, đầu tư Robot để sản xuất quần Jean, Kaki, nhuộm không cần nước mà bằng khí ozon.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ