Dệt may thiếu đơn hàng năm 2020

Lượng đơn hàng năm sau của nhiều doanh nghiệp hiện mới bằng 80% so với cùng kỳ, một số đơn vị chỉ có đơn ngắn hạn theo tháng, quý.
ANH MINH
08, Tháng 12, 2019 | 08:32

Lượng đơn hàng năm sau của nhiều doanh nghiệp hiện mới bằng 80% so với cùng kỳ, một số đơn vị chỉ có đơn ngắn hạn theo tháng, quý.

Số liệu thống kê 11 tháng của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt khoảng 30 tỷ USD, tăng xấp xỉ 8% so với cùng kỳ.

Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư gần đây, ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Công ty Đầu tư và thương mại TNG (thương hiệu thời trang TNG) cho biết đã có đủ đơn hàng đến hết năm sau, với khách hàng chủ yếu từ EU, Mỹ. Ông nói thêm, với đơn hàng đã nhận, ước tính có thể đạt lợi nhuận sau thuế 220 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch năm và tăng 22% so với năm trước.

Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp báo đã kín đơn cho năm sau như vậy. Theo quy luật, cuối quý IV là "chốt" đơn hàng năm sau, song thực tế lượng đơn hàng ở một số đơn vị chỉ bằng 80% so với cùng kỳ. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng dài hạn mà chỉ ngắn hạn theo tháng, quý.

det-may-May-10-3936-1575737883

Sản xuất áo sơ mi tại Công ty May 10. Ảnh: May 10

Giải thích nguyên nhân của tình trạng trên, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, dòng chuyển dịch đơn hàng sang một số quốc gia mới nổi ở châu Phi khiến dệt may Việt Nam gặp khó khăn. Chưa kể, cuộc cạnh tranh với các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... ngày một khốc liệt.

"Đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như Bangladesh, Campuchia", đại diện Vitas nói.

Vị này phân tích, giá bông thường xuyên giữ ở mức thấp trong khi việc sử dụng bông tại các quốc gia như Bangladesh, Việt Nam, Trung Quốc đang chậm lại. Cả thương nhân và người mua cuối cùng đều giữ nhu cầu ở mức tối thiểu và tránh tích lũy hàng tồn kho", đại diện Vitas chia sẻ.

Không riêng doanh nghiệp sản xuất, gia công may mặc, các đơn vị ngành sợi cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp FDI và các đối thủ Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia...

Những tháng đầu năm, nhiều nhận định đưa ra cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và việc ký thêm các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp tăng đơn hàng từ Việt Nam, song thực tế ngược lại. Việc doanh nghiệp dệt may khan hiếm đơn hàng năm sau đã được dự báo từ giữa năm. 

Hai lý do được đưa ra, là "sức khoẻ" kinh tế thế giới sụt giảm, ảnh hưởng tới sức mua chung; và doanh nghiệp chưa có giải pháp căn cơ vượt qua yêu cầu về quy tắc xuất xứ khi các FTA có hiệu lực. 

Ngành dệt may đang chịu sức ép về nguồn cung khi phải trả chi phí cao hơn để mua vải từ Trung Quốc, trong khi áp lực giảm giá từ các đơn hàng xuất khẩu không nhỏ. Dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế về giá nhân công so với một số nước. Ngoài ra, việc đầu tư, áp dụng khoa học - công nghệ cho ngành dệt may còn hạn chế dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh.

Trước tình hình này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến cáo, doanh nghiệp dệt may cần chuẩn hoá quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí, tích cực tìm kiếm đối tác, bạn hàng mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các FTA, cũng như tuân thủ yêu cầu của nhãn hàng về phát triển bền vững, thu hút nhiều đơn hàng trong tương lai.

(Theo VnExpress)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ