Thu hút vốn FDI đạt gần 20 tỷ USD sau 8 tháng

Nhàđầutư
Tính đến 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,35 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2019.
ANH PHONG
26, Tháng 08, 2020 | 12:02

Nhàđầutư
Tính đến 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,35 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2019.

FDI Vietnam

 

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song vốn góp của các nhà ĐTNN theo hình thức GVMCP vẫn tiếp tục giảm, làm giảm tổng vốn đầu tư thu hút được trong 8 tháng đầu năm.

Cụ thể, có 1.797 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 25,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD (tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019). Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD (chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký mới).

Bên cạnh đó, có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 20,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD (tăng 22,2% so với cùng kỳ). Vốn điều chỉnh trong 8 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu (Thái Lan) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.

Mặc dù số lượt dự án GVMCP chỉ giảm nhẹ (giảm 8,2% so với cùng kỳ), nhưng tổng giá trị vốn góp sụt tới gần 50% so với cùng kỳ, chỉ đạt 4,93 tỷ USD sau 8 tháng. Điều này trái ngược nhiều dự báo trước đây rằng M&A sẽ là hình thức thu hút mạnh vốn FDI trong thời gian tới. Có thể thấy rõ điều này qua cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 42% trong 8 tháng năm 2019 xuống 25,2% trong 8 tháng năm 2020.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng đánh giá, do tác động của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục giảm. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 113,3 tỷ USD, bằng 95,5% so với cùng kỳ, chiếm 65,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 112,2 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 64,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 8 tháng năm 2020.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt gần 90,8 tỷ USD, bằng 94,7% so cùng kỳ và chiếm 55,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Mặc dù giảm so với cùng kỳ, song tính chung trong 8 tháng năm 2020, khu vực ĐTNN vẫn xuất siêu gần 22,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,4 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 11,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 10,9 tỷ USD.

Trong 8 tháng, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Nếu như các vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng đầu tư trước đây thường thuộc về Hàn Quốc, Nhật Bản, thì năm nay, Singapore tạm dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,54 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,97 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,75 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,...

Tuy nhiên, nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (463 dự án); Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (256 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (196 dự án); Hồng Kông đứng thứ tư (164 dự án);…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ