Từ tin đồn về Samsung, nhìn lại chính sách thu hút và giữ chân doanh nghiệp FDI
Dù Samsung Việt Nam đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên nhưng trong làn sóng dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài khỏi Trung Quốc, một câu hỏi quan trọng đã được đặt ra: làm sao thu hút, giữ chân và có được lợi ích tổng thể từ nhà đầu tư FDI?

Nếu đặt lên bàn cân giữa hai trường hợp Việt Nam và Ấn Độ trong các nhân tố để thu hút và giữ chân FDI thì lợi thế cạnh tranh là tương đương nhau ở những khía cạnh chính. Ảnh: Tư liệu TBKTSG
Việt Nam và Ấn Độ: lợi thế cạnh tranh tương đương nhau
Các công ty đa quốc gia hay xuyên quốc gia (gọi chung là MNE) thực hiện các hoạt động đầu tư nước ngoài từ hai nguyên nhân chính: mục tiêu kinh tế (hay lợi nhuận) và mục tiêu chiến lược (hay mục tiêu dài hạn và phục vụ gián tiếp cho mục tiêu lợi nhuận). Mục tiêu kinh tế gồm chi phí nhân công thấp và kỹ năng lao động tốt, nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào và dễ tiếp cận, các ưu đãi thuế cao và có thị trường đầu ra sản phẩm tốt. Còn mục tiêu chiến lược là tiếp cận được nguồn lực khan hiếm và khả năng học hỏi cũng như mạng lưới công nghiệp dày đặc.
Trong khi đó, từ phía nước nhận đầu tư, mục tiêu cơ bản thu hút đầu tư là giải quyết vấn đề việc làm trong nước, và tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành kinh tế khác trong nước phát triển và một phần để thu thuế.
Nếu đặt lên bàn cân giữa hai trường hợp Việt Nam và Ấn Độ trong các nhân tố để thu hút và giữ chân FDI thì lợi thế cạnh tranh là tương đương nhau ở những khía cạnh chính.
Về quy mô thị trường và nguồn lao động: dân số Ấn Độ cao gấp 13 lần Việt Nam nên thị trường nội địa của Ấn Độ có quy mô rất lớn so với Việt Nam. Tuy nhiên, bù lại Việt Nam lại có thị trường ASEAN với 600 triệu dân và nhiều hiệp định thương mại tự do (như EVFTA và 12 hiệp định khác đang thực hiện) nên hàng hóa từ Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường khác với dung lượng hàng trăm triệu người và có nhu cầu chi trả cao. Thực tế, Ấn Độ đang bị thâm hụt thương mại đối với hàng hóa hữu hình (không tính dịch vụ) khi nước này hàng năm chi đến 500 tỉ đô la Mỹ cho hàng hóa nhập khẩu trong khi xuất khẩu khoảng 300 tỷ đô la.
Năm 2019, kim ngạch song phương hai nước Việt Nam - Ấn Độ đạt 11,3 tỷ đô la, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ là 6,6 tỷ đô la, tăng 2,1% so với 2018, và chiều ngược lại xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam là 4,7 tỷ đô la, tăng 8,1% so với 2018. Mặt hàng điện thoại từ Việt Nam luôn chiếm một cơ cấu cao trong danh mục mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vào Ấn Độ. Theo đó, Ấn Độ đã nhập hơn 1 tỷ đô la mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm 2019 với mức tăng hơn 60%.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Ấn Độ đã lên kế hoạch tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 50 mặt hàng bao gồm điện tử, đồ điện... với giá trị nhập khẩu khoảng 56 tỷ đô la từ Trung Quốc và các nước kể cả ASEAN. Đây là một phần trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính Ấn Độ cho giai đoạn 2020-2021 bắt đầu từ ngày 1-2, cùng với các biện pháp kích thích khác nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế mà nước này đang phải gánh chịu. Mục đích là hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu vào Ấn Độ.
Ưu đãi đột phá của của Ấn Độ
Bên cạnh các biện pháp nhập khẩu, Chính phủ Ấn Độ cũng đã nới lỏng các hạn chế và định mức thương mại để khuyến khích các nhà sản xuất di động thiết lập cơ sở tại nước này. Theo báo cáo mới nhất của tờ Economic Times của Ấn Độ, Bộ Thương mại của nước này đã quyết định dỡ bỏ một loạt các quy định và giúp các thương hiệu nhiều hơn trong việc ra quyết định cho hoạt động sản xuất tại nước này. Tất cả những điều này có khả năng sẽ thu hút những gã khổng lồ như Apple chuyển đơn vị sản xuất khỏi Trung Quốc và tìm cách thiết lập cơ sở tại Ấn Độ (hoặc các nước ASEAN) trong những năm tới.
Hiện tại có hàng loạt thương hiệu đang “xếp hàng” để nhận các ưu đãi kèm theo Chương trình liên kết sản xuất trị giá hàng tỷ đô la này. Những công ty như Vivo, Foxconn, Samsung, Wistron và Oppo là trong số những ứng viên sẽ nộp đơn cho đề xuất này. Ngay cả những thương hiệu như Xiaomi cũng có thể gia nhập hàng ngũ này.
Lợi ích chiến lược và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
Các nhân tố trên được xem là thách thức lớn cho các nước nhận đầu tư FDI như Việt Nam hay các nước Đông Nam Á. Bởi chúng có thể làm tăng lợi thế cạnh tranh của Ấn Độ trong ngắn hạn do ưu đãi cao, thị trường trực tiếp lớn. Trong khi đó, các ưu đãi trực tiếp (thuế hay các khoản ưu đãi tài chính khác) của các quốc gia khác khó có thể cao hơn do tình trạng kinh tế khó khăn
Tuy nhiên, Ấn Độ chưa hoàn toàn chiếm ưu thế về lợi ích chiến lược so với các quốc gia khác như Việt Nam. Ở mặt đầu tư chiến lược, các công ty thường chọn các quốc gia về khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng và có kỹ năng tay nghề cao, có nền tảng công nghệ thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D) tốt, đặc biệt là các quốc gia có mạng lưới các công ty cùng ngành tập trung theo địa lý để tạo nên các tổ hợp công nghiệp mà ở đó hệ thống hỗ trợ là hoàn hảo, dịch vụ hậu cần đảm bảo và một bộ phận các công ty công nghệ cao phụ trợ và học hỏi lẫn nhau.
Đây chính là yếu tố còn thiếu của các công ty Ấn Độ. Nếu quốc gia nào có thể tận dụng để phát triển các yếu tố này thì các MNE này sẽ lựa chọn quốc gia đó. Phát triển mạng lưới doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu phục vụ doanh nghiệp MNE mà còn là mục tiêu phát triển doanh nghiệp nội địa.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi thế gần các cứ điểm cung cấp đầu vào như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan - nơi có nguồn cung linh kiện dồi dào cho hoạt động sản xuất lắp ráp. Muốn vậy, cần tạo hệ thống logistic nội địa cũng như hệ thống logistic quốc tế ổn định và cạnh tranh để tạo thuận lợi cho mục tiêu giao thương này.
Phát triển mạng lưới nhà cung ứng, gia công từ kinh nghiệm của Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản rất tích cực trong việc thúc đẩy các hoạt động khác nhau nhằm thúc đẩy và khuyến khích thực hành hợp đồng phụ trong nền kinh tế quốc dân (hợp đồng phụ là hợp đồng của công ty MNE cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay còn gọi là nhà thầu phụ). Trong đó, Viện Nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản đã:
Thành lập các trung tâm trợ giúp thầu phụ trên toàn quốc để giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án;
Tăng cường thông tin công khai về cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trúng thầu các đơn hàng liên quan đến mua sắm công;
Tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về thực hành hợp đồng phụ công bằng;
Khuyến khích các dịch vụ trung gian kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm đối tác kinh doanh mới;
Thực thi nghiêm ngặt một số luật ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng phụ (ví dụ: Luật Đảm bảo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn; Luật Chống độc quyền quy định các phương thức kinh doanh không lành mạnh; Luật Khuyến khích nhà thầu phụ; Luật Phòng chống sự chậm trễ trong việc thanh toán các khoản phí hợp đồng phụ và các vấn đề liên quan).
Một phần nhờ có những quy định và chính sách trên mà Nhật Bản đã phát triển được mạng lưới nhà thầu phụ phát triển hàng đầu thế giới, cung cấp nguồn nguyên phụ kiện cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng như xuất khẩu sang các nhà máy lắp ráp khắp Đông Nam Á.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.
Đầu tư - 11/06/2025 17:14
Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.
Đầu tư - 11/06/2025 11:07
Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam
Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.
Đầu tư - 11/06/2025 06:49
Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam
Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.
Đầu tư - 11/06/2025 06:43
Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính
Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.
Đầu tư - 10/06/2025 17:05
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.
Đầu tư - 10/06/2025 10:41
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.
Đầu tư - 10/06/2025 09:12
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
- Đọc nhiều
-
1
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
-
2
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
-
3
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
-
4
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
5
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago