Thế giới đang lên Basel IV, Việt Nam loay hoay Basel II

TRÍ DŨNG
11:04 30/09/2019

Áp dụng Basel cơ bản sẽ cho phép các ngân hàng đo lường rủi ro, chủ động trong việc quản lý rủi ro. Tính theo cấp độ, Basel III được triển khai từ năm 2015 và Basel IV đang được xây dựng. Nhưng đến thời điểm này Việt Nam vẫn loay hoay triển khai Basel II tại 10 ngân hàng thương mại (NHTM).

Thế giới đang thảo luận Basel IV

Ủy ban Basel về giám sát NH (BCBS) được thành lập năm 1974 bởi NHTW các nước G10, với mục đích xây dựng cấu trúc tài chính quốc tế mới, thay thế hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ. Hiện nay BCBS gồm NHTW của 27 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU). BCBS đã xây dựng một loạt khuyến nghị chính sách có ảnh hưởng lớn, gọi là Hiệp ước Basel.

Basel II được đưa ra tháng 6-2004 để giải quyết những thiếu sót của Basel I, với những thay đổi, như hệ số rủi ro phải phù hợp với xếp hạng rủi ro chứ không cố định; tăng các loại hình bảo đảm (như tài sản đảm bảo), thí dụ tiền mặt, bên bảo đảm; các thay đổi trong hạch toán dự phòng… Basel II có 3 trụ cột: (i) Phân bổ vốn kinh tế của các ngân hàng; (ii) Cơ quan quản lý có quyền định đoạt trong các vấn đề phức tạp và quan liêu hơn; (iii) Tiêu chuẩn công bố thị trường (rủi ro và phân bổ vốn).Hiệp ước Basel nhằm nhiều mục đích, đáng chú ý là mục xác định vốn NH và tỷ lệ vốn, bao gồm: cấp 1 là vốn tự có cơ bản (vốn cổ phần và dự phòng tổn thất cho vay); cấp 2 gồm thu nhập từ đầu tư, các khoản nợ dài hạn với kỳ hạn trên 5 năm và dự trữ ẩn; cấp 3 là tổng vốn vào RWA (tài sản có trọng số rủi ro) không dưới 8%.

Theo ông Peter Verhoeven, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn tài chính 6 Sigma, hiện nay các nước phát triển NH đã sẵn sàng cho IFRS 9 (chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế được công bố bởi Ủy ban Chuẩn mực kế toán Quốc tế). IFRS 9 giải quyết các kế toán cho công cụ tài chính, chứa 3 chủ đề chính: phân loại, đo lường các công cụ tài chính, suy giảm tài sản tài chính và kế toán phòng ngừa rủi ro, do đó được xếp hạng tốt hơn, tăng giá trị cho cổ đông.

photo-1-15698063490221477237024

Hiện nay Basel II đã được triển khai rất rộng rãi trên toàn cầu và Basel III triển khai từ 1-1-2015, với yêu cầu thắt chặt tỷ lệ an toàn vốn CAR 10,5%… Còn Basel IV đang được xây dựng, dự kiến sẽ là bản hợp nhất của Basel III sửa đổi và IFRS 9.

Việt Nam vẫn loay hoay Basel II

Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội và và Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ, yêu cầu đến 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên). Thực hiện chỉ đạo này, NHNN xây dựng kế hoạch thực hiện Basel II cho toàn ngành, trên cơ sở đánh giá khả năng sẵn sàng của hệ thống NH, nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định về chuẩn mực an toàn vốn, đánh giá nội bộ mức đủ vốn theo chuẩn Basel II…

Về phía các NHTM đã thành lập Ban Quản lý dự án triển khai Basel II; xây dựng kế hoạch triển khai Basel II; ban hành các quy định nội bộ về quản lý rủi ro để triển khai chuẩn mực an toàn vốn Basel II phù hợp với lộ trình; cải thiện quản lý và chất lượng dữ liệu, nâng cấp hệ thống thông tin; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức nhằm phân tách nhiệm vụ của các phòng, ban theo 3 tuyến phòng thủ.

Từ năm 2018 đến nay, nhiều NHTM tuyển cán bộ với chức danh Quản lý dự án tính toán tài sản có rủi ro (RWA), với yêu cầu cao, ưu tiên các cấp quản lý đã từng tham gia các dự án Basel II và những ứng viên cấp quản lý có kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý tín dụng, giám sát tín dụng. Bởi yêu cầu trong chuẩn mực Basel II rất phức tạp vì được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm và phù hợp với thị trường tài chính NH phát triển.

Trong khi đó, trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn thấp. Việc triển khai chuẩn mực vốn Basel II đòi hỏi nguồn tài chính lớn 10-15 triệu USD, tùy thuộc tính chất, quy mô của NH. Đây cũng là thách thức với các NH quy mô trung bình. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, quản trị thông tin của các NHTM còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực, nhận thức của người điều hành cấp cao về quản lý rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu theo thông lệ quốc tế.

Đến nay đã có 17 NHTM (15 NH trong nước và 2 NH 100% vốn nước ngoài) đăng ký áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn (quy định về chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II về yêu cầu vốn tối thiểu và nguyên tắc thị trường). 10 NH gồm Vietcombank, MBB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank và VPBank, đã được Thống đốc có quyết định áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn.

Kể từ 1-1-2020, tất cả NH, chi nhánh NH nước ngoài phải tuân thủ quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn tại Thông tư 41. Từ năm 2021, các NH áp dụng quy trình đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn (ICAAP) theo Basel II. Từ năm 2023, một số NH áp dụng chuẩn mực an toàn vốn theo phương pháp nâng cao cơ bản (FIRB) của Basel II.

(Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính)

  • Cùng chuyên mục
Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15