Soi kho tiền của VEAM giữa 'bão' tố tụng

Nhàđầutư
Từ năm 2019 đến nay, hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo của VEAM liên tục bị khởi tố, truy tố, xét xử trong nhiều vụ án hình sự liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn được coi là thành công nhiều phương diện với khoản lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm.
TƯỜNG NHƯ
06, Tháng 10, 2023 | 11:00

Nhàđầutư
Từ năm 2019 đến nay, hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo của VEAM liên tục bị khởi tố, truy tố, xét xử trong nhiều vụ án hình sự liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn được coi là thành công nhiều phương diện với khoản lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm.

veam-hinh

VEAM có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HNX hoặc HoSE, nguồn: Internet

Như Nhadautu.vn đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội vừa khởi tố, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Thanh Giang, 74 tuổi và Hồ Mạnh Tuấn, 60 tuổi, cùng nguyên là Tổng và Phó tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA) để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.

Ông Giang và Tuấn bị cáo buộc trong thời gian đương chức đã có các chỉ đạo không đúng quy định về đầu tư mua tài sản cố định của doanh nghiệp Nhà nước, gây lãng phí cho Nhà nước gần 27 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2019 cho đến 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành biện pháp tố tụng với nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo của VEAM, trong đó có ông Trần Ngọc Hà, nguyên Tổng giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Chủ tịch HĐQT VEAM; Vũ Từ Công, Phó tổng giám đốc VEAN... để điều tra sai phạm trong nhiều vụ án hình sự. 

Trong một vụ án được đưa ra xét xử hồi tháng 5/2022, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt nhiều bị cáo là lãnh đạo VEAM với hành vi sai phạm trong quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát 183 tỷ đồng. 

VEAM được thành lập từ năm 1990, là “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhắc đến VEAM, giới tài chính sẽ nhớ ngay đến một doanh nghiệp có khoản tiền nhàn rỗi khủng và khoản đầu tư vào đơn vị liên doanh, liên kết rất hiệu quả.

Trong cơ cấu lợi nhuận của VEAM, hoạt động liên doanh và liên kết đóng góp lớn nhất, tiếp đến hoạt động tài chính. Như nửa đầu năm nay, mảng liên doanh, liên kết mang về 2.746 tỷ đồng lợi nhuận, hoạt động tài chính 517 tỷ đồng và hoạt động kinh doanh chính 290 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận ròng đạt 3.148 tỷ đồng, tương đương nửa đầu năm 2022.

veam-a

 

Kinh doanh "ngồi mát ăn bát vàng"

Hoạt động liên doanh, liên kết đóng góp lợi nhuận chủ yếu cho tổng công ty, 5.000 – 7.000 tỷ đồng mỗi năm. VEAM đang đầu tư vào 8 đơn vị liên doanh, liên kết, 3 đơn vị lớn nhất là Honda Việt Nam, Ôtô Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam. Trong đó, Honda Việt Nam là đơn vị đem lại lợi nhuận lớn nhất cho tổng công ty. Lợi nhuận, cổ tức được chia từ liên doanh này đạt 4.500 – 6.000 tỷ đồng mỗi năm.

Nắm lợi thế là tổng công ty vốn nhà nước trong ngành công nghiệp máy móc, VEAM trở thành đối tác góp vốn thành lập liên doanh với các “ông lớn” ôtô đến từ Nhật và Mỹ trong giai đoạn 1995 – 1996. Cụ thể, năm 1995, tổng công ty cùng Toyota Nhật Bản, Công ty KUO Singapore lập liên doanh Toyota Việt Nam, tỷ lệ góp vốn 20%. Đến 1996, VEAM cùng Honda Nhật Bản và Honda Châu Á lập liên doanh Honda Việt Nam, góp 30% vốn. Tại Ford Việt Nam, tổng công ty thông qua công ty con – Deasel Sông Công (100% vốn) đã cùng Tập đoàn Ôtô Ford (Mỹ) lập liên doanh, vốn đầu tư 25%.

Báo cáo của VEAM thể hiện, giá gốc đầu tư vào 3 liên doanh trên chỉ hơn 1.000 tỷ đồng nhưng giá trị thuần theo phương pháp vốn chủ sở hữu tại 30/6 lên đến hơn 3.500 tỷ đồng.

Về hoạt động tài chính, doanh nghiệp chủ yếu gửi tiền tại các ngân hàng. Tính đến 30/6, tổng công ty có gần 15.000 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chiếm 50% tổng tài sản. Agribank, VietinBank, BIDV và SeaBank là những nơi được tổng công ty “chọn mặt gửi vàng”.

Việc duy trì khoản tiền gửi lớn giúp tổng công ty thu về lãi tiền gửi, cho vay 700 – 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Riêng nửa đầu năm nay, môi trường lãi suất huy động cao giúp VEAM thu về 548 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Về hoạt động kinh doanh chính, VEAM có 15 công ty con, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm động cơ và máy nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và ôtô tải. Giai đoạn trước 2019, doanh thu thuần hợp nhất đạt trên 6.000 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận gộp trên 600 tỷ đồng. Song đến năm 2019, doanh thu sụt giảm về vùng 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận gộp rơi về 65 tỷ đồng. Giai đoạn 2020 - 2022, doanh thu chưa thể phục hồi về mức trước 2019 nhưng lợi nhuận gộp có sự phục hồi đáng kể và đã vượt qua với 651 tỷ đồng (năm 2022).

Ông Phan Phạm Hà, Tổng giám đốc cho biết trong 3 lĩnh vực chính thì mảng công nghiệp hỗ trợ là mảng có hiệu quả kinh doanh cao nhất. VEAM đặt trọng tâm tiếp tục phát huy, mở rộng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Mảng động cơ và máy nông nghiệp hiệu quả chưa cao phải tái cấu trúc theo hướng tăng cường hợp tác giữa các đơn vị.

Lĩnh vực ôtô tải có sự sụt giảm sâu từ 2019 do không bắt kịp sự thay đổi của chính sách buộc các xe sử dụng động cơ xăng hay diesel phải áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 trở lên nên tổng công ty vẫn còn lượng xe tồn kho Euro 2 lớn. Từ 2019 đến nay, tổng công ty phải tập trung tiêu thu hàng tồn kho Euro 2 tại nhà máy ôtô VEAM. Ông Hà thông tin trong năm 2022, tổng công ty đã tổ chức bán đấu giá 4 lần đối với xe tồn kho nhưng không có khách đăng ký mua do dòng xe đã lỗi mốt, giá khởi điểm đấu giá cao.

Do phải tập trung cho việc xử lý hàng tồn kho nên việc sản xuất ở nhà máy ôtô VEAM bị hạn chế. Nhà máy đang phát triển dòng sản phẩm xe tải VEAM áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5, dự kiến đưa ra thị trường vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau (đã chậm nhiều so với kế hoạch đề ra).

Trong định hướng phát triển trung và dài hạn, VEAM sẽ nâng cao năng lực trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ để chiếm thị phần tương xứng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tổng công ty cũng tích cực tham gia chuỗi cung ứng toán cầu trong lĩnh vực xe máy, ôtô và nhiều loại máy móc công nghiệp khác. Doanh nghiệp tăng ường hợp tác quốc tế và nội địa hóa đối với sản phẩm ôtô tải tự sản xuất.

Ngoài ra, VEAM cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HNX hoặc HoSE. Tuy nhiên, nhiều năm nay, BCTC kiểm toán của tổng công ty luôn bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Ban lãnh đạo cho biết các nội dung ngoại trừ đều là vấn đề liên quan đến tồn tại phát sinh từ nhiều năm trước, các tồn tại này cần có thời gian để xử lý, giải quyết, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.

VEAM xác định niêm yết cổ phiếu là mục tiêu quan trọng, cần kiên trì thực hiện. Trong năm 2023, tổng công ty sẽ tập trung từng bước xử lý, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản trị, điều hành và kiểm soát để không phát sinh các ý kiến ngoại trừ mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ