Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Với sứ mệnh hỗ trợ cộng đồng SMEs

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nỗ lực tham gia tích cực vào quá trình đó với nhiều hoạt động thiết thực, nhất là cung cấp nguồn vốn "giá rẻ" cho các SMEs.
PHẠM XUÂN KIÊN (Chủ tịch HĐTV Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa)
21, Tháng 06, 2023 | 14:01

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nỗ lực tham gia tích cực vào quá trình đó với nhiều hoạt động thiết thực, nhất là cung cấp nguồn vốn "giá rẻ" cho các SMEs.

Trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để tồn tại và phát triển việc thực thi kịp thời và hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Chính phủ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nỗ lực tham gia tích cực vào quá trình đó với nhiều hoạt động thiết thực, nhất là cung cấp nguồn vốn "giá rẻ" cho các SMEs.

doanh-nghiep

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nỗ lực tham gia tích cực vào quá trình đó với nhiều hoạt động thiết thực, nhất là cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Bảo Anh

Kinh tế nước ta bước vào năm 2023 trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia, khu vực; lạm phát tang cao và chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh hơn tới doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu; nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao, rủi ro tăng trở lại… đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta.

pham-xuan-kien-1

 

SMEs thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để phát triển hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID các doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, cạn kiệt vốn và chi phí sản xuất tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể.

Ông Phạm Xuân Kiên - Chủ tịch HĐTV Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ KH&ĐT

Trong nước, nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, kịp thời từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát (CPI bình quân 5 tháng tăng 3,55%), các cân đối lớn được bảo đảm. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất cho vay giảm; thu ngân sách nhà nước đạt khá (5 tháng đầu năm đạt 48% dự toán);…

Tuy nhiên, do những khó khăn, thách thức chung của thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về dòng tiền, thị trường và đơn hàng; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai,…

Doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để tồn tại, duy trì sản xuất kinh doanh, chờ đợi cơ hội tích cực hơn từ thị trường; tập trung vào một số khó khăn, thách thức chính, như:

(i) Khó khăn về dòng tiền, khả năng tiếp cận vốn vay, nhất là vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Dư nợ tín dụng đến ngày 29/5/2023 chỉ tăng 3,08% (cùng kỳ năm 2022 tăng 7,93%). Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng vay hoặc chưa muốn vay do sản xuất kinh doanh đình trệ, không có lãi. Mặt bằng lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng chậm.

(ii) Khó khăn về thị trường, nhất là các nhóm hàng chủ lực như điện tử, điện thoại, dệt may, da giày, đồ gỗ.    

(iii) Thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhiều nhưng chưa thông thoáng, làm tăng chi phí cho sản xuất kinh doanh. Trong một số trường hợp, chính sách, quy định mới ban hành lại xuất hiện rào cản mới, thủ tục mới; vướng mắc pháp lý của dự án đầu tư chậm được tháo gỡ...

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách về tài khóa, tiền tệ, như: giảm thuế, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đáng chú ý, hiện nay, cả nước có khoảng trên 870 nghìn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm trên 98%. Những năm qua, khu vực SMEs đã và đang khẳng định vai trò động lực quan trọng để phát triển kinh tế của các địa phương, sự phát triển của SMEs đã tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động và cả về nội lực của khu vực SMEs có tác động to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, SMEs thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để phát triển hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID các doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, cạn kiệt vốn và chi phí sản xuất tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể.

Nhận thức được tầm quan trọng của SMEs, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của SMEs, tạo nguồn hỗ trợ, phát triển SMEs; nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước hỗ trợ SMEs, góp phần tạo nên một cộng đồng SMEs Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát triển; làm gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động,… đang triển khai nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá chính sách, đối tượng cho vay của Quỹ, chủ động đưa nguồn vốn tín dụng “giá rẻ” đến với cộng đồng SMEs, phối hợp với các ngân hàng thương mại để rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ cho vay nhằm hỗ trợ tối đa với thời gian nhanh nhất để đưa nguồn vốn tín dụng đến với cộng đồng SMEs.

Theo quy định, đối tượng hỗ trợ của Quỹ là SMEs hoạt động trong lĩnh vực: khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và tham gia chuỗi giá trị. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là việc SMEs được vay vốn của Quỹ với mức lãi suất ưu đãi luôn thấp hơn các ngân hàng thương mại Nhà nước và được giữ cố định hoặc giảm nếu chính sách thay đổi trong suốt thời gian vay (Hiện nay, lãi suất cho vay của Quỹ ngắn hạn là 2,16%/năm, trung và dài hạn là và 4,0%/năm).

Hiện Quỹ đã ký hợp đồng khung hoạt động cho vay gián tiếp với các ngân hàng: BIDV, MBbank, SHB, Sacombank, Bắc Á Bank, HDBank và dự kiến tiếp tục mở rộng thêm với một số ngân hàng thương mại khác. Nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ, nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh của SMEs được cấp vốn, góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, xây dựng cộng đồng SMEs ngày càng lớn mạnh (tính đến nay, tổng số vốn được Quỹ chấp thuận cho vay DNNVV đạt 424 tỷ đồng, riêng trong tháng 5/2023, Quỹ đã chấp thuận giải ngân 4 dự án với tổng vốn giải ngân là 145 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, Quỹ đã và đang triển khai các chương trình đào tạo và hướng dẫn về quản lý tài chính, lập kế hoạch kinh doanh và phân tích rủi ro khi tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Quỹ cũng xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để cung cấp thêm nguồn lực và thông tin hỗ trợ cho SMEs. Sự hỗ trợ và định hướng từ Quỹ cũng giúp SMEs tăng cường khả năng quản lý, thích ứng với môi trường kinh doanh biến đổi nhanh như hiện nay và đạt được sự thành công bền vững.

Trong thời gian tới, với sứ mệnh là hỗ trợ cho cộng đồng SMEs phát triển, Quỹ sẽ tiếp tục chủ động hơn nữa trong việc đưa nguồn vốn và các nguồn lực hỗ trợ khác đến với doanh nghiệp; đẩy mạnh phối hợp với các ngân hàng thương mại, Bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, theo đúng tôn chỉ, mục đích đề ra trong Nghị định số 39/2019NĐ-CP ngày 10/5/2019 và tinh thần Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ