Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Nhàđầutư
Với những quy định ràng buộc, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng mong muốn thành phố sẽ tạo điều kiện để tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ vốn vay, ưu đãi để phục hồi sản xuất trong thời gian tới.
THÀNH VÂN
07, Tháng 11, 2021 | 14:16

Nhàđầutư
Với những quy định ràng buộc, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng mong muốn thành phố sẽ tạo điều kiện để tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ vốn vay, ưu đãi để phục hồi sản xuất trong thời gian tới.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động. Theo thống kê, trong 10 tháng năm 2021, TP. Đà Nẵng đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 561 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và có 2.430 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Nắm bắt được những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra đối với cộng đồng doanh nghiệp, Quỹ Đầu tư phát triển TP. Đà Nẵng đã hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn vay vốn lãi suất thấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng cho rằng, để thụ hưởng được chính sách này các doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các quy định về hồ sơ tài chính minh bạch, dự án phải khả thi, có khả năng thu hồi vốn và đặc biệt là phải có tài sản để thế chấp. Điều này khiến doanh nghiệp còn khó trong tiếp cận vốn vay của thành phố.

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng cho biết, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng là doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ. Thời gian qua, có hơn 90% trong số đó “kiệt sức” do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ngoài sự tự lực của doanh nghiệp để phục hồi thì sự hỗ trợ từ phía Trung ương và địa phương là rất cần thiết để doanh nghiệp có thể vực dậy. Trong đó, thiết thực và cần thiết nhất đối với doanh nghiêp là phải có vốn để tái khởi động sản xuất, kinh doanh.

doanh-nghie-san-xuat

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, đa phần các doanh nghiệp đều vay ngân hàng để phục vụ sản xuất – kinh doanh, tài sản cũng đã thế chấp ngân hàng. Vì vậy, đối với quy định phải có tài sản thế chấp để tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của thành phố đối với doanh nghiệp hiện tại là rất khó.

“Với những quy định ràng buộc khiến doanh nghiệp còn khó trong tiếp cận vốn vay của thành phố mặc dù nguồn vốn khá dồi dào. Hiện mới chỉ có 2/450 hội viên của Hiệp hội tiếp cận được chính sách với tổng vốn vay 20 tỷ đồng gồm một doanh ngiệp dạy nghề và một doanh nghiệp dệt may”, ông Bình thông tin. 

Tương tự, ông Lê Trường Kỹ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Đà Nẵng cho biết, nhiều doanh nghiệp tại thành phố đã trải qua 3 - 4 tháng gần đây không có doanh thu do phải ngừng sản xuất vì dịch COVID-19, tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn phải lo trả lãi ngân hàng. Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ, nhất là vay vốn hiện còn chưa đến thực chất với doanh nghiệp, nhiều rào cản.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tài, đại diện Hội Doanh nghiệp huyện Hoà Vang cho rằng, hiện nay, đã có chính sách cụ thể là Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về vay không lãi suất cho doanh nghiệp nhưng mới chỉ cho vay trả lương cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc và trả lương phục vụ sản xuất với tổng thời gian không quá 3 tháng.

“Tuy nhiên, hồ sơ khá phức tạp, đòi hỏi phải là lao động tham gia bảo hiểm xã hội, xác nhận của bảo hiểm xã hội, phương án kinh doanh phục hồi sản xuất... điều này gây cản trở lớn đến đối tượng thực sự cần hỗ trợ nhất, đó là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ”, bà Tài nói.

Theo bà Tài, doanh nghiệp mong muốn thành phố đơn giản hóa thủ tục về hồ sơ vay trả lương ngừng việc, trả lương cho người lao động phục hồi sản xuất cho cả Người lao động có làm việc tại công ty nhưng chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Tổng số tháng được vay nâng lên thành 6 tháng, thay vì 3 tháng như hiện nay. Đồng thời, có chính sách về vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mục đích tái đầu tư sản xuất như vay sửa chữa máy móc thiết bị lâu ngày, phục hồi khách hàng…

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Đà Nẵng cho biết, hiện ngân hàng đã có chính sách cho vay tối đa 2 tỷ đồng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm cho người lao động. Điều kiện tiếp cận gói là doanh nghiệp có phương án tái sản xuất thông qua đầu tư máy móc, linh kiện, tạo việc làm cho người lao động.

Theo bà Hoa, một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp tiếp cận gói vay không lãi suất để trả lương cho người lao động và phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đó là đã bỏ tới 2/3 điều kiện, chỉ còn điều kiện người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội nên các doanh nghiệp có thể tham khảo, nộp hồ sơ để được hỗ trợ trả lương cho người lao động.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, hiện Quỹ Đầu tư phát triển thành phố đã mở rộng lĩnh vực cho vay với lãi suất ưu đãi, có phương án cơ cấu gia hạn nợ lên 24 tháng và UBND thành phố đang xin ý kiến của NHNN Việt Nam. Đồng thời Quỹ Đầu tư phát triển đã có tờ trình HĐND thành phố về chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để phục hồi sản xuất sau đại dịch. 

Được biết, để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi sau dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng dự kiến có chính sách cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ được vay Quỹ Đầu tư phát triển với lãi suất 0% trong 24 tháng; hỗ trợ 30% lãi suất đối với các khoản vay tín dụng vốn lưu động trong thời gian 3 tháng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, vận tải, logistics, công nghiệp – nông nghiệp công nghệ cao... 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ