Ông Đặng Văn Thành đang làm gì khi Sacombank 'nóng' ĐHĐCĐ?

Nhàđầutư
Rời Sacombank kể từ 2012, ông Đặng Văn Thành rút lui về tập trung vào phát triển đế chế Tập đoàn Thành Thành Công và đang chuẩn bị có cuộc chơi mới trong lĩnh vực hứa hẹn đầy tiềm năng.
HỒ MAI
30, Tháng 06, 2017 | 11:11

Nhàđầutư
Rời Sacombank kể từ 2012, ông Đặng Văn Thành rút lui về tập trung vào phát triển đế chế Tập đoàn Thành Thành Công và đang chuẩn bị có cuộc chơi mới trong lĩnh vực hứa hẹn đầy tiềm năng.

Không tái xuất Sacombank?

Sau 5 năm đầy biến động thời kỳ “hậu Đặng Văn Thành”, hôm nay 30/6, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường tín (Sacombank) đang tổ chức ĐHĐCĐ để chọn ra ứng cử viên cho chiếc "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT.

Dù có nhiều đồn đoán cho rằng ông Đặng Văn Thành sẽ trở lại Sacombank nhưng vị đại gia này đã rút lui và không có tên trong danh sách ứng viên cho nhiệm kỳ tới.

Mặc dù vậy, giới đầu tư từng xôn xao với sự xuất hiện ông Đặng Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank trong một nhóm nhà đầu tư với đề xuất bơm hàng chục ngàn tỷ đồng vào Sacombank.

dang van thanh

Ông Đặng Văn Thành là người gây dựng lên Sacombank 

Một nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước bao gồm Evercore Group, Redsun Capital Limited và ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã có văn bản đề xuất tái cơ cấu Sacombank gửi đến NHNN.

Evercore Group là một công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư có trụ sở tại New York. Redsun Capital Limited là một công ty tư vấn chuyên về M&A. 

Theo đó, nhóm Evercore - Đặng Văn Thành đã đề xuất tăng ròng vốn điều lệ của Sacombank thêm 20,6 nghìn tỷ đồng để cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động. Sau đó, Sacombank sẽ thành lập một hội đồng xử lý nợ để giải quyết nợ xấu.

Không rõ ông Thành có những bước đi khác hay không nhưng với việc danh sách 'ghế nóng' Sacombank lần này vắng tên ông thì có lẽ cựu Chủ tịch Sacombank sẽ không ra mặt tái xuất, trở lại với ngân hàng mà ông đã gây dựng trọng vòng 20 năm.

Cuộc chơi mới

Tuy vậy, đế chế Thành Thành Công (TTC) của gia đình ông Đặng Văn Thành vẫn đang lớn mạnh và tiếp tục củng cố vị thế thống trị của mình về mía đường và đang mở rộng hoạt động sang lĩnh vực khác.

Hiện, TTC đang sở hữu 2 doanh nghiệp nổi tiếng của ngành đường Việt Nam là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) và Công ty Cổ phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT), cùng gần 10 công ty thành viên khác cũng khá “đình đám” trong ngành mía đường Việt Nam như: SEC Gia Lai, Mía đường Phan Rang, Đường Nước Trong, Đường La Ngà,...

Hệ thống các doanh nghiệp mía đường được ông Đặng Văn Thành gây dựng nên qua một quá trình M&A bền bỉ trong một thời gian dài. Gia đình ông Đặng Văn Thành đã thâu tóm toàn bộ mảng mía đường của ông Đoàn Nguyên Đức (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai).

Tại ĐHCĐ cũng đang diễn ra ngày hôm nay của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG), đại diện HNG xác nhận đã hoàn tất việc bán mảng mía đường cho TTC vào ngày 23/6.

mia duong

Thành Thành Công thâu tóm mảng mía đường của Hoàng Anh Gia Lai

Sau khi nhận chuyển nhượng mảng mía đường từ Hoàng Anh Gia Lai, TTC lại có thêm kế hoạch đầu tư mới đầy tham vọng - 1 tỷ USD làm dự án điện mặt trời. Đây được xem là dự án năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay.

Ông Thái Văn Chuyện - Tổng Giám đốc TTC cho biết, năng lượng mặt trời đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm. “Hiện, ngành năng lượng mặt trời đang phát triển mạnh mẽ, bởi giá điện do Chính phủ quy định hợp lý, chi phí xây dựng cũng thấp hơn trong khi nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam là rất lớn để phục vụ sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế”, ông Chuyện nói.

Chia sẻ với Nhadautu.vn về kế hoạch này, TTC cho hay khi xây dựng kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào ngành năng lượng sạch, công ty đã cân nhắc theo thông tư của Chính phủ về bảo hộ ngành năng lượng xanh sạch, đồng thời cũng dựa vào giá điện mặt trời mà Chính phủ vừa quy định.

mat troi

Thành Thành Công có thêm kế hoạch đầu tư mới đầy tham vọng - 1 tỷ USD làm dự án điện mặt trời

Cụ thể, theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, từ ngày 1/6/2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh). Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2017 - 30/6/2019.

Mặc dù mức giá điện mặt trời mà Chính phủ đưa ra thấp hơn so với kỳ vọng của một số nhà đầu tư có ý định đầu tư năng lượng sạch tại Việt Nam, song nếu so sánh với một số quốc gia khác như Ấn Độ thì giá điện mặt trời của Việt Nam đã cao hơn gấp hai lần. Không chỉ cao hơn Ấn Độ mà giá điện mặt trời của Việt Nam cũng cao hơn một số quốc gia, lãnh thổ khác như cao hơn 3 lần so với Chile, Dubai.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu với mức giá 2.086 đồng/kWh mà Chính phủ quy định EVN có trách nhiệm mua lại từ các dự án điện mặt trời thì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của TTC khi triển khai dự án này cụ thể là bao nhiêu?

TTC cho biết, theo kế hoạch dự án sẽ được đầu tư với kinh phí 1 tỷ USD và với thông tư mới của Nhà nước, chi phí đầu tư sẽ giảm hẳn so với trước. Tuy nhiên, TTC chưa tiết lộ doanh thu, lợi nhuận dự kiến và cho biết con số này sẽ phụ thuộc vào tương lai, khi dự án được triển khai ổn định rồi sẽ có công bố.

Trước đó, theo chia sẻ từ lãnh đạo TTC, đối với dự án năng lượng mặt trời 1 tỷ USD, Tập đoàn này đang tìm kiếm các nhà đầu tư mới cho 10 - 20 dự án năng lượng mặt trời được dự kiến đi vào hoạt động năm 2018. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ đầu tư 30% vào dự án và đang đàm phán với các ngân hàng, tổ chức tài chính để tìm kiếm nguồn vốn còn lại. Công suất sau khi hoàn thành của các dự án này là 1.000MW.

Thông tin từ TTC cho biết, Tập đoàn sẽ hợp tác với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ năng lượng sạch Armstrong về nguồn vốn để triển khai dự án này, đồng thời hợp tác với một số hãng công nghệ nước ngoài nhằm cung cấp nguyên vật liệu.

IFC và Quỹ năng lượng sạch Armstrong hồi tháng 6/2016 đã công bố đầu tư 36% vào Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) - thuộc Tập đoàn Thành Thành Công. IFC đầu tư 16% cổ phần và Armstrong đầu tư 20% cổ phần tại GEC.

Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) có vốn điều lệ gần 745 tỷ đồng, hiện vận hành nhà máy thuỷ điện lòng sông qui mô nhỏ tại Pleiku.

Có thể thấy, Thành Thành Công không chỉ tham vọng xây dựng TTC thành đế chế mía đường lớn nhất Việt Nam mà còn mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực năng lượng cho dự án điện mặt trời cũng lớn nhất Việt Nam. 

Không biết ông Thành có thực sự "từ giã biệt ly" Sacombank hay không nhưng đại gia ngân hàng nổi tiếng một thời chắc chắn có những bước đi vững chắc cho những cuộc chơi lớn của mình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ