'Đội bóng' Sacombank trước 'giờ G'

Nhàđầutư
"Giờ G" sắp điểm đối với ngân hàng Sacombank khi ĐHĐCĐ thường niên 2017 được tổ chức vào hôm nay 30/6. Nếu ví hội đồng quản trị như một "đội bóng" thì đội bóng của Sacombank tới đây rồi sẽ ra sao là điều mà các cổ đông của ngân hàng đang nóng lòng chờ đợi.
NGUYỄN THOAN
29, Tháng 06, 2017 | 21:34

Nhàđầutư
"Giờ G" sắp điểm đối với ngân hàng Sacombank khi ĐHĐCĐ thường niên 2017 được tổ chức vào hôm nay 30/6. Nếu ví hội đồng quản trị như một "đội bóng" thì đội bóng của Sacombank tới đây rồi sẽ ra sao là điều mà các cổ đông của ngân hàng đang nóng lòng chờ đợi.

anh ghep 4.2

 "Đội bóng" Sacombank tới đây rồi sẽ ra sao là điều mà cổ đông của ngân hàng này đang nóng lòng chờ đợi

Theo kế hoạch, ngày 30/6 tới đây Sacombank sẽ tổ chức đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017 sau hai lần phải trì hoãn. Một nội dung quan trọng của đại hội lần này là việc bầu chọn thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới.

Mới đây, danh sách ứng cử HĐQT Sacombank đã lộ diện, gồm những cái tên là: Dương Công Minh, Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch HĐQT Sacombank, Nguyễn Miên Tuấn - Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, Nguyễn Xuân Vũ - Phó Tổng giám đốc Sacombank, Nguyễn Văn Cựu - thành viên độc lập HĐQT Sacombank, Phạm Văn Phong - Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đắk Lắk và bà Lê Thị Hoa - thành viên HĐQT Vietcombank.

Trong số trên, có những cái tên đã khá quen thuộc gắn liền với Sacombank trong nhiều năm qua.  

Chủ tịch đương nhiệm Kiều Hữu Dũng 

Thời điểm ông Dũng về Sacombank cũng là lúc tình hình nhân sự và hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đang biến động rất mạnh, sau khi Sacombank bị nhóm cổ đông gia đình ông Trầm Bê thâu tóm và chuẩn bị sáp nhập vào Ngân hàng Phương Nam. Là thành viên HĐQT độc lập của Sacombank, ông Dũng được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank sau khi ông Phạm Hữu Phú rời chiếc ghế nóng này chỉ sau 1 năm tại vị. 

Ông Kiều Hữu Dũng sinh năm 1967 tại Nghệ An, vốn xuất thân là Vụ trưởng Vụ các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giai đoạn 2004 - 2007. Ở thời điểm đang "chín" về nghề và con đường quan lộ rộng mở ông Dũng đột nhiên rời bỏ NHNN vào năm 2008 để đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán ACB.

Xuất thân là chính khách, trở thành Chủ tịch HĐQT Sacombank và sở hữu khoảng 25 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, nhiều nhận định cho rằng ông Kiều Hữu Dũng có thể sẽ tái cử vị trí "ghế nóng" Sacombank nhiệm kỳ này. Gần đây, ông Kiều Hữu Dũng cũng đã mua vào 300 ngàn cổ phiếu STB.

Ứng viên trẻ tuổi nhất

Ông Nguyễn Xuân Vũ là ứng viên trẻ tuổi nhất trong các ứng viên vào vị trí HĐQT Sacombank lần này. Tuy trẻ nhất nhưng ông Vũ đã có thời gian làm việc lâu năm tại Sacombank, từ thời ông Đặng Văn Thành vẫn còn là Chủ tịch HĐQT. Ở thời điểm đó, ông Vũ là trợ lý cho ông Thành.

Hiện ông Vũ đang giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Sacombank, nắm giữ chỉ 833 cổ phần tại ngân hàng này. Theo bản tiểu sử của ông Vũ được nêu tại tiểu sử của Ban điều hành Sacombank, ông Nguyễn Xuân Vũ sinh năm 1981 và là Thạc sĩ tài chính – ngân hàng, có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.

Người cũ Nguyễn Miên Tuấn 

Sở dĩ có thể gọi ông Nguyễn Miên Tuấn là người cũ là bởi ông đã đi cùng ngân hàng này một quãng thời gian dài. Năm nay ở tuổi 40, ông Tuấn hiện là Phó Chủ tịch Sacombank. Ông có bằng Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế TP.HCM.

Ông Tuấn cũng có 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân hàng, chứng khoán và thị trường vốn ở Việt Nam. Ông từng là thành viên HĐQT Sacombank, thành viên HĐQT CTCK Rồng Việt, thành viên HĐQT CTCP Pymepharco, chuyên viên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM…

Là Phó chủ tịch Sacombank, tuy nhiên hiện "số phiếu" của dư luận dành cho ông Tuấn ở vị trí dành cho vị trí Chủ tịch HĐQT Sacombank là không cao.

Tống cựu nghênh tân, ai mới là chủ nhân thật sự của Sacombank?

anh ghep

Ông Dương Công Minh và ông Đặng Văn Thành 

Ông Dương Công Minh (nhân tố mới) và ông Đặng Văn Thành - nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Sacombank, là những cái tên được nhắc đến nhiều hơn cả khi công luận đề cập tới vấn đề HĐQT của Sacombank.

Có nhiều đồn đoán rằng, cờ đã về tay ông Dương Công Minh sau khi Tập đoàn Him Lam của ông thoái hết vốn tại LienvietPostbank. Đây là một động thái được dư luận đánh giá là dọn đường cho việc ông Minh tiến tới tham gia sở hữu và điều hành Sacombank, bởi chỉ khi Him Lam thoái toàn bộ phần vốn cổ phần tại LienvietPostbank thì tập đoàn này mới có thể tham gia góp vốn cổ phần tại Sacombank mà không vi phạm qui định về sở hữu chéo của NHNN.

Một điểm dễ thấy nữa là với bao công sức gây dựng nên đế chế LienvietPostbank, không dễ gì để ông Minh, thông qua Tập đoàn Him Lam, từ bỏ quyền sở hữu tại LienvietPostbank. 

Ông Dương Công Minh là một trong những "đại gia" vào loại kín tiếng của làng tài chính Việt Nam - ít nhất là trong con mắt công luận. Là người đồng sáng lập LienvietPostbank cùng với ông Nguyễn Đức Hưởng, trái ngược với thái độ khá cởi mở đối với giới truyền thông của ông Hưởng, ông Minh rất hiếm khi xuất hiện trước báo giới.  

Quê gốc Bắc Ninh, ông Minh được biết đến với biệt danh Minh Xoài vì khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh xoài xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm đầu thập niên 1990. Trong một lần hiếm hoi chia sẻ trước công luận, ông kể, trong một vụ làm ăn thua lỗ, ông đã phải bán nhà để trả nợ. Tuy nhiên, chính trong lúc lo thủ tục giấy tờ bán nhà ông Minh nhận thấy những cơ hội làm giàu từ bất động sản. Đó là nguyên do để ông bắt tay gây dựng Tập đoàn Him Lam với những dự án bất động sản đình đám, trong đó được công luận chú ý nhiều nhất trong thời gian gần đây là sân golf Tân Sơn Nhất.

Với ông Đặng Văn Thành, gần đây ông đã từng tâm sự với báo giới rằng: "Nghề ngân hàng vẫn nằm trong máu tôi" và ông cũng gợi mở "tới thời điểm thích hợp sẽ quay trở lại ngành này". Bởi thế, trước khi danh sách ứng viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ tới được công bố, dư luận vẫn bán tin bán nghi về việc "trở về" của ông Đặng Văn Thành.

Nay mặc dù không nằm trong danh sách ứng cử HĐQT Sacombank, nhiều người vẫn cho rằng ông Thành không dễ gì từ bỏ "đứa con" mà mình dứt ruột đẻ ra, đặc biệt sau những biến cố lớn xảy ra với ông và Sacombank.

Ông Thành sinh năm 1960, là cử nhân Quản trị kinh doanh và Quản trị ngân hàng. Là sáng lập viên của ngân hàng này, ông bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank từ năm 1994. Ông chính thức tuyên bố rời chức Chủ tịch HĐQT Sacombank vào ngày 5/11/2012. Đó là một bất ngờ lớn với giới ngân hàng và cũng là cú sốc với bản thân ông tại thời điểm đó. 

Sau khi rời Sacombank, ông tập trung sức lực và tâm huyết cùng các thành viên trong gia đình xây dựng đế chế Thành Thành Công, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mía đường. Cho đến thời điểm hiện tại Thành Thành Công đã có tới 20 công ty thành viên, với số vốn chủ sở hữu trên 11.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên 1 tỷ USD. Từ lĩnh vực mía đường, giờ đây tập đoàn này đã vươn sang các lĩnh vực khác như du lịch, năng lượng và giáo dục. 

Theo BCTC quý I/2017 của Thành Thành công, tập đoàn có những khoản vay rất lớn với các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, không có khoản vay nào từ Sacombank.

Liệu trong thời gian tới có sự hợp tác lớn nào giữa Thành Thành Công của ông Đặng Văn Thành với Sacombank? Và nếu chưa chính thức quay trở lại Sacombank thì ông Đặng Văn Thành có bằng cách nào đó để chi phối ngân hàng này không? Để trả lời cho những câu hỏi này, chỉ có ông Thành là người hiểu rõ nhất.   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ