Sacombank và chi phí cơ hội

HẢI LÝ
07:30 12/06/2017

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 đã kiểm toán sau một thời gian dài chờ đợi. Bức tranh thật Sacombank lần đầu tiên được hiện rõ một cách công khai và đi kèm với đó là chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư muốn tham gia tái cấu trúc.

Sacombank 2

Bức tranh thật về tình hình tài chính của Sacombank hiện giờ lần đầu tiên được công khai mới đây

Thu nhập lãi thuần từ huy động - cho vay giảm mạnh

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2016 đã kiểm toán đến ngày 31-12-2016 tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại Sacombank là 291.653 tỉ đồng (trang 50), trong khi dư nợ cho vay khách hàng và cho thuê tài chính là 198.860 tỉ đồng (trang 36). Như vậy tỷ lệ cho vay trên huy động là 68,2%, khá thấp so với mức bình quân 85-95% của hệ thống tổ chức tín dụng nói chung. Sacombank có 92.793 tỉ đồng để đảm bảo thanh khoản và dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Đây là số tiền thuộc loại lớn nhất hệ thống đối với một ngân hàng. Để đạt hiệu quả kinh doanh, không ngân hàng nào để vốn huy động dư thừa với quy mô như vậy. NHNN cho phép các tổ chức tín dụng huy động được 10 đồng vốn được cho vay tới 8 đồng.

Nếu ở trường hợp tương tự Sacombank, các ngân hàng sẽ ngay lập tức hạ lãi suất đầu vào để giảm vốn huy động, không để vốn “nằm không”. Sacombank đã không làm như vậy. Sacombank ngược lại duy trì lãi suất tiền gửi để duy trì số dư vốn huy động cao. Hậu quả tất yếu thu nhập từ nghiệp vụ chính huy động - cho vay giảm. Tại trang 62, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đến cuối năm ngoái ghi nhận 17.868 tỉ đồng, chi phí lãi và các chi phí tương tự là 13.848 tỉ đồng, tính ra lãi thuần từ tín dụng chỉ còn 4.020 tỉ đồng so với mức 6.575 tỉ đồng của năm 2015. Sự sụt giảm lãi thuần từ nghiệp vụ chính này chắc chắn thuộc hàng cao trong các ngân hàng!

Nợ thật

Không khó để hiểu vì sao Sacombank để lượng vốn lớn “nằm không” một khi nhìn vào những chỉ số tài chính khác của ngân hàng. Ở trang 35, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (tức nợ xấu) của Sacombank tổng cộng 13.745 tỉ đồng. Tại trang 41-42 (trong mục chứng khoán đầu tư) Sacombank có 37.300 tỉ đồng trái phiếu đặc biêt do VAMC phát hành tức ngân hàng đã bán cho VAMC ít nhất chừng ấy nợ (giá mua nợ của VAMC tối đa bằng giá trị khoản nợ và trong không ít trường hợp là thấp hơn - NV). Trang này chỉ rõ năm 2015 Sacombank bán cho VAMC 7.619 tỉ đồng nợ, nhưng giá trị bán năm 2016 tăng vọt lên 23.471 tỉ đồng, gấp 3,1 lần.

Để so sánh cụ thể, tổng số nợ VAMC mua vào cả năm 2016 từ các ngân hàng chỉ hơn 30.000 tỉ đồng, nghĩa là phần lớn nợ VAMC mua năm ngoái là từ Sacombank. Tính cả số bán cho VAMC và nợ xấu hiện hành, tổng nợ xấu của Sacombank tới 51.045 tỉ đồng.

Một chỉ số khác không nằm ngoài sự chú ý của giới đầu tư, cổ đông và cơ quan quản lý được trình bày ở trang 49-50, theo đó Sacombank có các khoản phải thu trị giá 16.504 tỉ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính tại đây ghi hai khoản to nhất là “tài sản nhận cấn trừ nợ” gần 8.000 tỉ đồng và “các khoản phải thu từ các hợp đồng mua và cam kết bán lại chứng khoán” trị giá hơn 4.500 tỉ đồng.

Về các khoản lãi, phí phải thu đến cuối năm ngoái Sacombank còn 25.336 tỉ đồng (trang 50). Báo cáo tài chính giải thích chi tiết trong số trên “bao gồm lãi dự thu cho vay khách hàng đến ngày 31-12-2016 là 20.387 tỉ đồng, được NHNN cho phép khoanh lại và phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo năng lực tài chính trong thời hạn tối đa 10 năm theo đề án tái cơ cấu do ngân hàng xây dựng”. Lãi dự thu mà chưa thu được lớn tới chừng ấy, thử hỏi nợ gốc chưa thu được là bao nhiêu và bao nhiêu phần trăm nợ gốc đã thành nợ xấu?

Mặc dù nợ xấu, các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu cao như vậy, nhưng số dư trích lập dự phòng rủi ro chung tín dụng cuối năm ngoái của Sacombank có 4.238 tỉ đồng (trang 38) trong đó dự phòng cho trái phiếu của VAMC là 1.650 tỉ đồng. Ở trang 40 người đọc có thể nhìn thấy mục “tình hình trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành” với số trích lập 1.170 tỉ đồng năm 2015 và chỉ có 271 tỉ đồng cho năm 2016.

Ở trang 44 có một chi tiết không thể bỏ qua, đó là khoản mục “14.1: đầu tư dài hạn khác” vào các tổ chức kinh tế đã niêm yết, chưa niêm yết tổng cộng 880 tỉ đồng và đã trích lập dự phòng giảm giá 360 tỉ đồng, nên giá trị còn lại là 520 tỉ đồng. Theo thuyết minh, đây là hai khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phương Nam và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh.

Khoản đầu tư gốc vào Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) trị giá gốc 439 tỉ đồng, tương đương 13% vốn điều lệ công ty. Sacombank đã trích lập đầy đủ dự phòng khoản đầu tư này. BCI là doanh nghiệp niêm yết trên sàn TPHCM, vốn là công ty nơi trước đây ông Trầm Bê tham gia vào hội đồng quản trị. Vì sao Sacombank không thoái vốn khoản này qua sàn hay bán thỏa thuận (đấu giá) căn cứ vào giá trên sàn để có nguồn giảm bớt nợ xấu mà lại để đầu tư dài hạn?

Liệu những khoản đầu tư dài hạn ngoài ngành vào lĩnh vực bất động sản như thế có thực sự cần thiết cho một ngân hàng nơi nợ xấu đang ở mức cao?

Chi phí cơ hội

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của Sacombank lại được dời sang ngày 30-6-2017 như thông báo mới đây của ngân hàng trên trang web. Khi đề án tái cơ cấu đã được cơ quan quản lý chấp thuận, mấu chốt còn lại ở Sacombank là cơ cấu nhân sự hội đồng quản trị.

Trao đổi với người viết về nhân sự của Sacombank, một quan chức cấp cao NHNN đề cập hai ý. Thứ nhất, những ai có vi phạm sẽ phải ra đi (rời hội đồng quản trị - NV). Thứ hai, quan trọng là phải tìm được những người thay thế có khả năng và kinh nghiệm xử lý tài sản (tài sản thế chấp các khoản vay, chủ yếu là bất động sản và một tỷ lệ không nhỏ là cổ phiếu như trường hợp BCI nói trên) dưới sự giám sát của cơ quan quản lý.

Cho đến nay các nhóm nhà đầu tư cả trong và ngoài nước muốn được tham gia tái cấu trúc Sacombank vẫn đang “xếp hàng” chờ đợi. Đại diện NHNN đề cập đến khó khăn trong việc xác minh nguồn vốn đầu tư. Nhà đầu tư trong nước liệu có được bao nhiêu tiền tươi thóc thật trong khi nguồn vốn mà Sacombank cần để thực hiện tái cơ cấu không phải chỉ mấy ngàn tỉ đồng, mà phải nhiều hơn? Xác minh vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng không dễ. Đối tác là các tập đoàn Âu, Mỹ đấy, nhưng liệu vốn của họ có huy động từ châu Âu, châu Mỹ hay là tiền ủy thác đầu tư của ai đó cho họ? Nếu là vốn ủy thác đầu tư, vài năm sau họ chuyển nhượng lại cho đối tác khác, khi đó giải quyết thế nào? Câu hỏi hóc búa!

Và cốt yếu hơn, điểm yếu nợ xấu nhiều lại đồng thời là điểm mạnh của Sacombank. Với những ngân hàng khác, chủ cũ chuyển nhượng cổ phần, có được cục tiền mang ra, chủ mới trả một cục tiền, tiếp quản ngân hàng, có thể phải bỏ thêm tiền nữa để tái cơ cấu. Sacombank không như vậy. Những người chủ hiện hành, kể cả VAMC hiện nay, khi chuyển nhượng cổ phần cho dù tỷ lệ cao thấp, không được lấy tiền ra, mà phải trả cho ngân hàng để xử lý nợ. Xử lý sở hữu chéo cũng phải để giảm nợ xấu, bán cổ phần cũng phải để trừ nợ, thanh lý tài sản phải để thu hồi nợ... Sacombank phải ưu tiên giải quyết nợ trước. Do đó người mua, hay những người chủ mới của Sacombank bỏ tiền ra, nhưng tiền ấy lại nằm lại ở Sacombank và tiền ấy được sử dụng cho tái cấu trúc. Người mua trở thành ông chủ ngân hàng mà tiền bỏ ra mua không mất đi, vẫn ở ngân hàng. Họ không mất gì ngoài chi phí cơ hội của đồng vốn đầu tư. Chi phí cơ hội ấy là thay vì sinh lợi ngay, đồng vốn bỏ ra có thể 3-4 năm hoặc 5-7 năm sau mới mang lại lợi nhuận tùy vào biến động thị trường mà lộ trình xử lý nợ xấu tại Sacombank phụ thuộc rất lớn.

Sacombank sẽ còn là tâm điểm của thị trường mà phạm vi một bài viết không cho phép đưa vào quá nhiều thông tin!

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cùng chuyên mục
Những thách thức của ngành ngân hàng năm 2025

Những thách thức của ngành ngân hàng năm 2025

Trước những thay đổi trong môi trường tài chính và sự chuyển mình về công nghệ, các tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để giữ vững sự phát triển bền vững.

Ngân hàng - 04/02/2025 07:24

BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững

BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ghi nhận sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.

Ngân hàng - 21/01/2025 18:01

BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi

BAOVIET Bank ưu đãi mừng sinh nhật 16 tuổi

Nhân kỷ niệm 16 năm thành lập (14/1/2009 – 14/1/2025), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chuỗi chương trình “Sinh nhật linh đình - Ngàn quà siêu đỉnh” nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng ngân hàng trong thời gian qua.

Ngân hàng - 02/01/2025 14:52

Dư nợ tín dụng tại Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng tại Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng

Tính đến nay, dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 196.000 tỷ đồng, dự kiến dư nợ tín dụng của các ngân hàng đến hết tháng 12/2024 đạt 199.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Ngân hàng - 27/11/2024 10:08

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

BAOVIET Bank ưu đãi doanh nghiệp vay mua ô tô lãi suất chỉ từ 5,99%/năm

BAOVIET Bank ưu đãi doanh nghiệp vay mua ô tô lãi suất chỉ từ 5,99%/năm

Nhằm tri ân khách hàng hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình “Combo ôtô alo Bảo Việt” dành cho KHDN vay mua xe ô tô +++ năm 2024.

Ngân hàng - 29/10/2024 09:00

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt, thận trọng.

Ngân hàng - 22/10/2024 19:50

Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.

Ngân hàng - 21/10/2024 18:36

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.

Ngân hàng - 21/09/2024 07:00

BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi)

BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi)

Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái cùng chung tay giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (Yagi), BAOVIET Bank đã ủng hộ 1,28 tỷ đồng nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng - 17/09/2024 16:53

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.

Ngân hàng - 10/09/2024 10:06

BaoViet Bank ưu đãi lãi vay từ 3% cho khách hàng cá nhân

BaoViet Bank ưu đãi lãi vay từ 3% cho khách hàng cá nhân

BaoViet Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất từ 3% một năm, từ nay đến hết ngày 31/12.

Ngân hàng - 21/08/2024 08:00

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi  8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi  8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững. 

Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56

Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng

Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.

Tài chính - 28/07/2024 16:14

Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.

Tài chính - 28/07/2024 15:48