Nợ xấu dềnh lên, ngân hàng tăng chi phí dự phòng

THUỲ VINH
14:27 04/03/2019

Trong khi tỷ lệ nợ xấu chung toàn ngành giảm, thì nợ xấu của nhiều ngân hàng lại có dấu hiệu tăng lên do các khoản nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) quay về.

no-xau-denh-len-ngan-hang-tang-chi-phi-du-phong1551663230

Mục tiêu của ngành ngân hàng năm 2019 là đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Ảnh: Dũng Minh

Nợ xấu tăng

Ngân hàng OCB cho biết, kết thúc năm 2018, lãi trước thuế tăng gấp đôi, đạt hơn 2.200 tỷ đồng, nhưng nợ xấu tăng. Cụ thể, Ngân hàng có 1.288 tỷ đồng nợ xấu, tăng 49% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng từ 1,79% lên mức 2,28%, trong đó có một phần nợ xấu do Ngân hàng đã mua lại từ VAMC sau thời gian bán 5 năm chưa xử lý được.

Dù tín dụng VietinBank tăng chậm hơn trong quý cuối năm 2018, nhưng chất lượng nợ của Ngân hàng lại đi xuống. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay thị trường 1 của VietinBank tăng lên mức 1,56%, thay vì 1,13% vào cuối năm 2017. Tổng cộng nợ xấu của VietinBank lên đến 13.516 tỷ đồng, tăng thêm hơn 4.500 tỷ đồng so với đầu năm và 70% là nợ có khả năng không thu hồi được.

Tại VPBank, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 đều cao tính đến cuối năm 2018. Ngân hàng này duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% suốt giai đoạn 2011 - 2016, đến năm 2017 tăng lên 3,39% và năm 2018 đạt 3,51%. Tuy nhiên, xét riêng ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,41%.

Trong khi đó, một số ngân hàng khác đã nỗ lực xử lý được khá nhiều nợ xấu, song vẫn có tỷ lệ nợ xấu khá cao. Tỷ lệ nợ xấu tại Sacombank là 2,11%, NCB là 2,12% và SHB là 2,4%.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, lộ trình xử lý nợ xấu của ngân hàng này đang diễn ra nhanh hơn so với đề án tái cơ cấu sau sáp nhập. Trên thực tế, Sacombank đã liên tục phát mãi tài sản đảm bảo bằng bất động sản để đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu, nhưng có những tài sản không thể phát mãi ngay lần đầu mà đến 2 - 3 năm mới có thể bán được tài sản.

Lấp bằng dự phòng

Dự phòng trái phiếu VAMC của Sacombank tính đến cuối năm 2018 đạt 2.570 tỷ đồng, tăng 54% so với thời điểm 30/6/2017, nhưng tài sản có không sinh lời giảm 17%. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại Ngân hàng đạt 3.523 tỷ đồng, tăng 45% so với thời điểm 30/6/2017.

Nợ xấu tăng khiến OCB đã phải tăng chi phí dự phòng rủi ro hơn 10 lần so với cùng kỳ, lên mức 397 tỷ đồng trong quý IV/2019. Lũy kế cả năm 2018, chi phí dự phòng rủi ro tăng 3,7 lần, lên 945 tỷ đồng.

Vietcombank và ACB tiếp tục đứng đầu hệ thống xét về năng lực xử lý nợ xấu trong năm qua, với tỷ lệ trích lập dự phòng cao tới 150 - 160% so với nợ xấu. Với mức trích lập này, trong trường hợp tệ nhất là 100% nợ xấu không thu hồi được, họ vẫn còn lại phần 50-60% để hoàn nhập dự phòng.

Việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua.

BIDV là ngân hàng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất trong năm 2018, đạt hơn 28.300 tỷ đồng, cao hơn cả Vietcombank (25.679 tỷ đồng). Song do phải trích cho chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong hệ thống, lên hơn 18.800 tỷ đồng, nên đã “ngốn” đến 2/3 lợi nhuận của ngân hàng này trong năm 2018. Theo đó, lợi nhuận trước thuế sau dự phòng của BIDV chỉ còn hơn 9.400 tỷ đồng.

MBB, TPBank và VietinBank cũng là những cái tên xếp hạng cao về năng lực xử lý nợ xấu, mức bao nợ xấu (số dư dự phòng/nợ xấu) quanh 100%, với số dự phòng đã trích vừa bằng mức tổn thất nếu toàn bộ nợ xấu không thể thu hồi. Techcombank, BIDV, HDBank thể hiện khả năng xử lý nợ xấu đáng kể với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu xấp xỉ 70 - 90%.

Theo TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc gia tăng dự phòng rủi ro của các ngân hàng là nguồn dự trữ đủ lớn để có thể đối phó với trường hợp xấu nhất mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Đây cũng chính là “của để dành” cho những năm khó khăn trong tương lai.

Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm

Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý 149.220 tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay và đã nằm sâu dưới ngưỡng 2% - ngưỡng mục tiêu trong Nghị quyết số 01/NQ-CP 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, mục tiêu của ngành năm 2019 là đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 5%; tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu...

Theo Báo Đầu tư

  • Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29