Những dự án giao thông lớn phía Nam triển khai trong năm 2022

Nhàđầutư
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương, Cầu Rạch Miễu 2, đường nối QL91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên và đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa là những dự án giao thông lớn ở phía Nam dự kiến khởi công trong năm 2022.
ĐÌNH NGUYÊN
02, Tháng 01, 2022 | 15:46

Nhàđầutư
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương, Cầu Rạch Miễu 2, đường nối QL91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên và đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa là những dự án giao thông lớn ở phía Nam dự kiến khởi công trong năm 2022.

cao-toc

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo sớm khởi công đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương trong năm 2022.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương tổng chiều dài hơn 200 km, được chia thành 3 đoạn để đầu tư. Tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 đoạn huyện Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Còn đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ GTVT phụ trách.

Trong cuộc họp hồi cuối tháng 12/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đối tác liên quan triển khai nhanh nhất các thủ tục pháp lý sớm khởi công 2 dự án qua tỉnh Lâm Đồng trong năm 2022. Riêng đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu khởi công vào tháng 10/2022.

Đối với tuyến Tân Phú - Bảo Lộc dài 66 km, trong đó có 11 km đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai. Tính toán ban đầu, kinh phí thực hiện dự án là hơn 16.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 6.500 tỷ đồng, hoàn vốn trong hơn 20 năm.

Đối với tuyến Bảo Lộc - Liên Khương dài 73,5 km sẽ được đầu tư với 4 làn xe, chiều rộng 17m ở giai đoạn 1, giai đoạn hoàn thiện nền đường tuyến cao tốc sẽ tăng lên 24,7m.

Ở giai đoạn 1, toàn dự án hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương chiếm khoảng 1.500 tỷ đồng để thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng. Dự án dự kiến hoàn vốn sau 20 năm.

Cả 2 đoạn này đều được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cầu Rạch Miễu 2

Cầu Rạch Miễu 2 kết nối Tiền Giang và Bến Tre nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia và quy hoạch của các địa phương đã được phê duyệt. Việc xây dựng cầu nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao trên tuyến QL60, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung.

Dự án có chiều dài 17,6 km, điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa QL1 với ĐT870) thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Điểm cuối tại Km16+660 QL60, cách mố phía Bắc cầu Hàm Luông khoảng 0,71 km thuộc địa phận TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Cầu Rạch Miễu 2 bao gồm cầu vượt luồng chính sông Tiền và cầu vượt sông Mỹ Tho. Bề rộng cầu thiết kế 4 làn xe cơ giới. Phần đường thiết kế tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi công xây dựng vào quý I/2022, thực hiện theo hình thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Tổng mức đầu tư hơn 5.175 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 1.279 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.000 tỷ đồng; còn lại là chi phí quản lý dự án, dự phòng và chi phí khác...

Đường nối An Giang với Cần Thơ

Dự án đường nối QL91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên đi qua địa phận tỉnh An Giang và Cần Thơ đã lựa chọn được đơn vị tư vấn; ký hợp đồng triển khai 1 trong 3 gói thầu xây lắp. Dự kiến, dự án khởi công đầu năm 2022 và hoàn thành vào cuối năm 2023.

Tháng 11/2018, dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, rộng 12 m, 2 làn xe, tốc độ 80 km/h. Trên tuyến xây dựng 19 cầu vượt sông, kênh rạch, quốc lộ, tỉnh lộ.

Dự án này đi qua địa phận tỉnh An Giang và TP. Cần Thơ với chiều dài tuyến xây dựng mới là 15,3 km và đoạn nâng cấp cải tạo QL80 có chiều dài khoảng 2km, trong đó chiều dài tuyến đi qua địa phận tỉnh An Giang hơn 14 km.

Điểm đầu tuyến kết nối với đường nối ra QL80 của nút giao Lộ Tẻ (đường dẫn cầu Vàm Cống), điểm kết thúc tại lý trình Km 65+000 QL91, thuộc địa phận TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ban QLDA Mỹ Thuận là đơn vị quản lý, thực hiện dự án.

Giảm ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất

Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách TP.HCM dự kiến khởi công trong quý II/2022. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.

Tháng 12/2021, TP.HCM đã phê duyệt đầu tư dự án này với mục tiêu dự án nhằm kết nối đồng bộ với nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất, cải thiện tình trạng giao thông khu vực xung quanh sân bay.

Dự án bao gồm nhiều hạng mục gồm phần đường, phần cầu (trước nhà ga T3), hầm chui, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh.

Trong đó, phần đường toàn tuyến có chiều dài 4 km điểm đầu tuyến giao đường Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện, điểm cuối tuyến giao đường C12 - Cộng Hòa - Trường Chinh. Phần cầu gồm xây dựng cầu cạn dọc trên tuyến, chiều dài gần 1 km, 4 làn xe.

Ngoài ra, dự án xây dựng 2 hầm chui gồm hầm chui tại nút giao đường Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn, chiều dài 42 m, 2 làn xe và hầm chui tại nút giao đường Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý, chiều dài 35 m, 2 làn xe. Song song với phần đường, cầu và hầm chui, dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa, chiếu sáng, cây xanh…

Năm 2016, TP.HCM đã có quyết định đầu tư dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa với quy mô 4 làn xe, tổng vốn hơn 1.400 tỷ đồng nhưng chưa triển khai. Sau khi Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất đến năm 2030, nâng công suất sân bay lên 50 triệu khách/năm, TP.HCM điều chỉnh quy mô dự án đường nối để đồng bộ hạ tầng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ