Nhà đầu tư ngoại khuấy động thị trường tài chính tiêu dùng
Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang ở giai đoạn “vàng” để phát triển và đó là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều ông lớn nước ngoài - những nhà đầu tư “vàng” - muốn thâm nhập thị trường này thông qua việc mua lại các công ty tài chính Việt.

Đầu năm nay, Shinhan Card (Hàn Quốc) đã được chấp thuận việc mua lại toàn bộ Công ty Tài chính Prudential ở Việt Nam.
Nhà đầu tư “vàng” nhắm thị trường “vàng”
Xu hướng không thực sự thể hiện rõ trên số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bởi trong 2 tháng đầu năm nay, mới chỉ có 1 dự án mới và 4 lượt góp vốn, mua cổ phần trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và bảo hiểm, với tổng vốn ít ỏi 0,17 triệu USD. Song các động thái trên thị trường cho thấy, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các công ty và thị trường tài chính Việt Nam.
Mới đây nhất, Aeon (Nhật Bản) - vốn chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực bán lẻ - cũng không giấu giếm tham vọng nhảy vào thị trường tài chính Việt Nam. Ông Masaki Suzuki, Chủ tịch Công ty Dịch vụ tài chính Aeon, khi làm việc với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đã cho biết, Aeon sẽ mở rộng hoạt động sang đầu tư tài chính tại Việt Nam thông qua việc mua lại các công ty tài chính của nước ngoài, hoặc các công ty tài chính có cổ phần nhà nước.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác đã bắt đầu và sẵn sàng “gửi chân” vào thị trường tài chính Việt. Mới nhất và có lẽ cũng gây bất ngờ nhất là việc Tập đoàn Srisawad (Thái Lan) đã đề nghị mua lại Công ty Tài chính ALC I của Agribank đang làm ăn bết bát, thua lỗ lớn, thậm chí âm cả vốn chủ sở hữu. Srisawad không chỉ sẵn sàng hoàn trả 100% vốn điều lệ của ALC I cho Agribank (200 tỷ đồng), mà còn trả hết cả phần nợ gốc mà ALC I đã vay của Agribank (323 tỷ đồng) để được sở hữu hoàn toàn công ty này. Biên bản thỏa thuận giữa hai bên đã được ký kết, chỉ chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Srisawad có thể “tham chiến” trên thị trường tài chính Việt.
Đầu tháng 1 năm nay, Shinhan Card (Hàn Quốc) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại toàn bộ Công ty Tài chính Prudential ở Việt Nam. Giá trị của thương vụ khoảng 151 triệu USD, tương đương 3.400 tỷ đồng.
Tháng 8 năm ngoái, khi làm việc với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, ông Lim Yong Jin, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Shinhan Card cho biết, “luôn coi Việt Nam là thị trường nước ngoài trọng điểm để đầu tư trong tương lai”. Shinhan sẽ tập trung vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng, vốn rất có nhiều tiềm năng ở thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, có thể kể hàng loạt thương vụ nhà đầu tư mua lại các công ty tài chính ở Việt Nam. Cuối năm ngoái, Lotte Card (Hàn Quốc) đã chi một ngân khoản không nhỏ để mua lại TechcomFinance, công ty tài chính của Techcombank và bắt đầu thực hiện các hoạt động của một công ty tài chính tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam, như nhận tiền gửi của tổ chức; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; cho vay, gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng…
Trước đó, Shinsei Bank (Nhật Bản) đã mua lại 49% vốn của Công ty Tài chính MB Shinsei từ MBBank. Các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, như Credit Suisse, Deutsche Bank… cũng đã mua cổ phần của các công ty tài chính Việt, trong đó đáng chú ý có FE Credit… Các động thái này đã góp phần quan trọng thổi bùng sự sôi động của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Xu hướng mới
Không chỉ là những động thái nhỏ lẻ, theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, thì đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ là một xu hướng mới của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư vào lĩnh vực này đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2017, con số là trên 88 triệu USD, còn năm 2018 là gần 82 triệu USD, thông qua cả việc góp vốn, mua cổ phần.
Thậm chí, theo nhận định của ông Michael Dc Choi, Phó giám đốc Trung tâm M&A Hàn Quốc, Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra), tài chính - ngân hàng và fintech Việt sẽ là điểm nhấn của làn sóng đầu tư thứ tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam. Đây là một thực tế, bởi trong số các thương vụ nói trên, có thể thấy, bóng dáng của các nhà đầu tư Hàn Quốc là rất lớn. Các nhà đầu tư Hàn cũng đang rất quan tâm đến các ngân hàng Việt, cũng như các công ty chứng khoán Việt Nam.
Lý do hẳn nhiên xuất phát từ tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam, mà trong trường hợp này, là thị trường tài chính tiêu dùng Việt. Một con số được nhắc đến lâu nay, đó là với dân số gần 97 triệu người, thu nhập ngày càng tăng, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có thể đạt con số 1 triệu tỷ đồng trong năm 2019 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Hiện tại, tổng tín dụng tiêu dùng của Việt Nam, gồm cả tín dụng liên quan đến nhà ở, chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ của nền kinh tế, nếu trừ tín dụng nhà ở, thì chỉ còn khoảng 12%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở ASEAN là khoảng 34%, ở Trung Quốc khoảng 21%.
Thậm chí, ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc FE Credit còn cho rằng, tín dụng tiêu dùng trên tổng dư nợ của nền kinh tế ở các nước phát triển còn lên tới 40-50%. Do vậy, “tiềm năng khai thác thị trường vẫn còn rất lớn”.
Có lẽ, vì tiềm năng lớn, nên không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, mà rất nhiều ngân hàng Việt cũng chạy đua mở các công ty tài chính. Các công ty này thậm chí còn trở thành các “con gà đẻ trứng vàng” cho các ngân hàng mẹ. Vì thế, không quá khó hiểu khi các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách nhanh chân nhảy vào thị trường Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, khi trao đổi với báo giới, cũng khẳng định điều này. Theo ông Lực, các nhà đầu tư nước ngoài đều nhìn thấy các cơ hội lớn ở thị trường Việt Nam.
Ngăn chặn tín dụng đen sẽ tạo cơ hội để thị trường tài chính tiêu dùng tiếp tục phát triển
Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam liên tục tăng mạnh, ước tính tăng từ 646.000 tỷ đồng vào năm 2016 lên tới 1.000.000 tỷ đồng vào năm 2019. Trên thị trường hiện có 18 công ty tài chính đang hoạt động, trong đó có 6 công ty nước ngoài. Việc Chính phủ Việt Nam gần đây quyết tâm mạnh tay ngăn chặn tín dụng đen được cho là sẽ tạo cơ hội để thị trường tài chính tiêu dùng tiếp tục phát triển.
Theo Báo Đầu tư
- Cùng chuyên mục
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.
Tài chính - 25/03/2025 14:42
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.
Tài chính - 25/03/2025 12:58
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.
Tài chính - 25/03/2025 10:11
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX
Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.
Tài chính - 25/03/2025 09:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago