Tài chính tiêu dùng phát triển sẽ hạn chế tín dụng đen

NHUỆ MẪN
10:08 15/03/2019

Để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của thị trường Việt Nam một cách lành mạnh và hợp pháp, việc phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.

zzzzxl-tdung_nvow

Các công ty TCTD đã và đang tích cực góp phần giải quyết nhu cầu về vốn an toàn cho người dân.

Thực trạng tín dụng tiêu dùng

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (gấp 6 lần năm 2012), chiếm khoảng 19,4% tổng dư nợ của nền kinh tế (theo Ngân hàng Nhà nước - NHNN).

Tuy nhiên, nếu bóc tách phần tín dụng tiêu dùng nhưng chủ yếu phục vụ mua nhà, sửa nhà (chiếm khoảng 40% tổng tín dụng tiêu dùng), thì dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đến cuối năm 2018 chỉ chiếm khoảng 12% tổng dư nợ nền kinh tế (so với tỷ lệ 21% của Trung Quốc hay 34,6% của ASEAN-5).

Trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng tính đến cuối năm 2018, dư nợ của các công ty TCTD chiếm khoảng 8% (tương đương 110.000 tỷ đồng), còn lại là tín dụng tiêu dùng từ các ngân hàng thương mại (chiếm 88%) và các tổ chức tài chính khác như FinTech, tài chính vi mô, cho vay ngang hàng… (4%).

Hiện tại, có 3 công ty tài chính lớn chi phối thị trường TCTD là FE Credit (chiếm khoảng 48% thị phần), Home Credit (17%) và HD Saison (10%) (theo Stockplus 2018). Các công ty khác như Prudential Finance, Toyota Finance. JACCS, Mirae Asset, McCredit… cũng tích cực tham gia thị trường này.

Thứ Sáu, 15/3/2019 07:00

Chia sẻ

Tài chính tiêu dùng phát triển sẽ hạn chế tín dụng đen

Các công ty TCTD đã và đang tích cực góp phần giải quyết nhu cầu về vốn an toàn cho người dân.

(ĐTCK) Để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của thị trường Việt Nam một cách lành mạnh và hợp pháp, việc phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.

Thực trạng tín dụng tiêu dùng

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng (gấp 6 lần năm 2012), chiếm khoảng 19,4% tổng dư nợ của nền kinh tế (theo Ngân hàng Nhà nước - NHNN).

Tuy nhiên, nếu bóc tách phần tín dụng tiêu dùng nhưng chủ yếu phục vụ mua nhà, sửa nhà (chiếm khoảng 40% tổng tín dụng tiêu dùng), thì dư nợ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đến cuối năm 2018 chỉ chiếm khoảng 12% tổng dư nợ nền kinh tế (so với tỷ lệ 21% của Trung Quốc hay 34,6% của ASEAN-5).

Trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng tính đến cuối năm 2018, dư nợ của các công ty TCTD chiếm khoảng 8% (tương đương 110.000 tỷ đồng), còn lại là tín dụng tiêu dùng từ các ngân hàng thương mại (chiếm 88%) và các tổ chức tài chính khác như FinTech, tài chính vi mô, cho vay ngang hàng… (4%).

Hiện tại, có 3 công ty tài chính lớn chi phối thị trường TCTD là FE Credit (chiếm khoảng 48% thị phần), Home Credit (17%) và HD Saison (10%) (theo Stockplus 2018). Các công ty khác như Prudential Finance, Toyota Finance. JACCS, Mirae Asset, McCredit… cũng tích cực tham gia thị trường này.

ADVERTISEMENT

“Với quy mô dân số hơn 95 triệu người, thu nhập đi lên theo tăng trưởng của nền kinh tế, cùng với xu hướng sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống và khả năng tiếp cận các khoản vay một cách dễ dàng hơn, thị trường tín dụng tiêu dùng còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai”, bà Trần Kim Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho rằng, tín dụng tiêu dùng sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới do sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu; cũng như tiềm năng kinh tế trung hạn của Việt Nam được đánh giá rất tốt. Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các nhà cung cấp tín dụng tiêu dùng, một phần nhờ sự phát triển của lĩnh vực FinTech.

Vì sao người dân vẫn lao vào tín dụng đen?

Lĩnh vực dịch vụ TCTD đang ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân. Tuy nhiên, sức mạnh của TCTD chưa đủ sức đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen. Về tình trạng này, ông Tú Anh nhận định: “Khách hàng của các tổ chức TCTD thường là những người yếu thế. Khả năng đánh giá và quản lý rủi ro của họ thấp, trong khi “khát vọng đổi đời” cao. Điều này làm cho họ dễ bị rơi vào bẫy nợ nần”.

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty luật Basico nêu quan điểm, không phủ nhận thực tế, tín dụng đen mạnh hơn tín dụng hợp pháp về khả năng giải quyết nhu cầu vay vốn: Nhu cầu vay của người dân luôn tồn tại, nơi có chức năng đáp ứng nguồn cung về tín dụng rõ ràng nhất là các ngân hàng, công ty tài chính. Tuy nhiên, các quy định hiện nay tại Thông tư số 39 về hoạt động cho vay nói chung của tổ chức tín dụng và Thông tư số 43 về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đều đang đặt ra những cản trở rõ ràng về đáp ứng nhu cầu cho vay.

Theo các văn bản này, thì tổ chức tín dụng chỉ được giới hạn cho vay tiêu dùng với các nhu cầu được các Thông tư cho phép. Vậy là rất nhiều các mục đích vay vốn tiêu dùng thực tế khó có thể đáp ứng. Ví dụ: Một người vay tiền cá nhân từ người khác để mua một chiếc xe máy, nay có nhu cầu vay để trả nợ nốt một phần tiền còn lại của khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp này, giới tài chính ngân hàng không thể cho vay, bởi nhu cầu này không nằm trong sự cho phép của Thông tư số 39, Thông tư số 43.

“Trong khi đó, tín dụng đen đáp ứng mọi nhu cầu của người vay. Thậm chí, người vay không cần nêu rõ nhu cầu vay. Đây là điểm mạnh vượt trội của tín dụng đen và cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhiều người vay trên thị trường tìm đến tín dụng đen”, luật sư Hải nói.

Cũng theo ông Hải, một điểm hấp dẫn khác của tín dụng đen là tự do hơn tín dụng hợp pháp về điều kiện, giới hạn, thủ tục, quy trình cho vay. Theo đó, các tổ chức tín dụng bị đặt ra nghĩa vụ phải bảo đảm có đủ hồ sơ chứng minh về quá trình cho vay với khách hàng, với rất nhiều nghĩa vụ quy trình rườm rà đến từ quy định bắt buộc phải tuân thủ.

Ví dụ phải có chứng từ chứng minh mục đích vay vốn của khách hàng, phải có hồ sơ chứng minh thu nhập, khả năng thanh toán nợ của khách hàng… Đây là điều hoàn toàn không phù hợp với phân khúc thị trường TCTD khi so sánh với tín dụng doanh nghiệp. Người đi vay tín dụng đen không gặp bất cập nêu trên và điều đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng tín dụng đen phát triển.

“Khi người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp thì sẽ tạo môi trường để tín dụng đen tồn tại, phát triển”, luật sư Hải nhấn mạnh.

Cần thiết phát triển hệ thống tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Ông Nguyễn Thanh Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty FE Credit cho rằng, thực tế không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không thị trường tài chính nào có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tín dụng tiêu dùng của người dân, nếu chỉ có hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu vay tiêu dùng nhỏ lẻ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của thị trường Việt Nam một cách lành mạnh và hợp pháp, việc phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.

Tuy nhiên, theo ông Phúc, hoạt động của các TCTD thường bị đánh đồng với “tín dụng đen”, lãi suất vay cắt cổ, cho vay kiểu xã hội đen… cho thấy, xã hội chưa có đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng tiêu dùng để nhìn nhận, đánh giá đa chiều, toàn diện về hoạt động này. Trong khi đây là TCTD được thành lập theo quy định của pháp luật, được cấp giấy phép thành lập và hoạt động rõ ràng; chịu sự quản lý, giám sát của NHNN.

Hợp đồng cho vay của TCTD là rõ ràng, minh bạch. Nếu một TCTD cho vay với lãi suất không đúng quy định, hoặc chưa thực sự minh bạch khi không giải thích rõ cho khách hàng biết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vay vốn; hay áp dụng các biện pháp thu hồi nợ không đúng theo quy định của pháp luật… thì sẽ bị chế tài từ các cơ quan quản lý. Trong khi đó, “tín dụng đen” thường cho vay không có hợp đồng hoặc không phải hợp đồng vay với lãi suất rất cao trái quy định của pháp luật, không thực hiện đăng ký kinh doanh; hoạt động bất hợp pháp.

“Hơn nữa, các tổ chức TCTD tính toán cấu trúc khoản trả nợ của khách hàng dựa trên thu nhập, khả năng tài chính của khách hàng nên không gây áp lực trong việc việc trả nợ, cũng như không có việc “lãi chồng lãi”, ông Phúc nói.

Ông Trịnh Bá Việt Xô, Trưởng phòng Quản lý đối tác chiến lược, Công ty tài chính Home Credit Việt Nam nêu quan điểm, để đẩy lùi tín dụng đen cần nỗ lực từ nhiều phía, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Không chỉ đơn thuần cung cấp các khoản vay với thủ tục nhanh chóng, mang lại cho người dân một lựa chọn tốt, các công ty TCTD còn tham gia tích cực vào các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân về tín dụng an toàn, có trách nhiệm với khoản vay.

“Có thể thấy, các công ty TCTD đã và đang tích cực góp phần giải quyết nhu cầu về vốn an toàn cho người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, phòng tránh những bất ổn trong xã hội do tín dụng đen gây ra, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam”, ông Việt Xô nói.

Theo ĐTCK

  • Cùng chuyên mục
Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.

Tài chính - 19/05/2025 14:23

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 19/05/2025 06:45

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.

Tài chính - 18/05/2025 09:18

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.

Tài chính - 18/05/2025 08:36

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.

Tài chính - 18/05/2025 06:45

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.

Tài chính - 17/05/2025 15:57

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.

Tài chính - 17/05/2025 07:40

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 16/05/2025 14:58

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.

Tài chính - 16/05/2025 10:34

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.

Tài chính - 16/05/2025 07:37

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.

Tài chính - 16/05/2025 06:45

Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất

Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất

Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Tài chính - 15/05/2025 17:54

Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD

Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD

Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.

Tài chính - 15/05/2025 15:23

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy

Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.

Tài chính - 15/05/2025 13:17

Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?

Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?

Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.

Tài chính - 15/05/2025 07:23

Vận hạn của Tập đoàn KIDO

Vận hạn của Tập đoàn KIDO

Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.

Tài chính - 15/05/2025 06:45