Kiều hối năm 2020 sẽ giảm mạnh

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây về di cư và dòng kiều hối, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối sẽ giảm mạnh khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19.
ĐÌNH VŨ
23, Tháng 04, 2020 | 15:28

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây về di cư và dòng kiều hối, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối sẽ giảm mạnh khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19.

kieu-hoi

WB dự báo dòng kiều hối sẽ giảm mạnh năm 2020 với mức giảm khoảng 20%

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Di cư và Kiều hối với dự báo dòng kiều hối sẽ giảm mạnh khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19 và nhiều hoat động bị đình trệ.

Theo đó, dòng kiều hối chảy vào Châu Âu và Trung Á giảm 27,5%, tiếp theo là Châu Phi cận Sahara (23,1%), Nam Á (22,1%), Trung Đông và Bắc Phi ( 19,6%), Mỹ Latinh và Caribê (19,3%) và Đông Á và Thái Bình Dương (13%).

Báo cáo cho biết, dòng kiều hối chảy về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được dự đoán sẽ giảm 19,7% xuống còn 445 tỷ USD. Tuy nhiên, theo WB, dù sụt giảm nhưng kiều hối vẫn sẽ là nguồn tài chính quốc tế quan trọng đối với các quốc gia bởi FDI dự báo còn giảm sâu hơn (trên 35%).

Năm 2019 dòng kiều hối chảy vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tăng 2,6% lên mức 147 tỷ USD, thấp hơn khoảng 4,3 điểm phần trăm so với mức tăng của năm 2018. 

Năm 2020, dòng kiều hối dự kiến sẽ giảm 13%. Đây là hậu quả do sự sụt giảm dòng tiền từ Hoa Kỳ, nguồn kiều hối lớn nhất của khu vực này. Một số quốc gia phụ thuộc vào kiều hối như các quốc gia ở Quần đảo Thái Bình Dương sẽ gặp khó khăn bởi thu nhập từ kiều hối sẽ sụt giảm trong giai đoạn này. Dự báo lượng kiều hồi sẽ hồi phục và tăng 7,5% vào năm 2021.

Trong năm 2020 lượng kiều hối chảy vào khu vực Nam Á được dự báo sẽ giảm 22% xuống còn 109 tỷ USD. Đây là hậu quả của suy giảm kinh tế toàn cầu do bùng phát dịch bệnh COVID-19 và sụt giảm giá dầu. Suy thoái kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền từ Mỹ, Anh và các nước EU sang Nam Á. Giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền từ các nước GCC và Malaysia.

Theo các nghiên cứu, kiều hối đóng vai trò trong việc hỗ trợ giảm nghèo ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chi tiêu cho giáo dục và hạn chế lao động trẻ em đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch WB, ông David Malpass nhấn mạnh: "Kiều hối là một nguồn thu nhập quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Suy thoái kinh tế do hậu quả của COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lao động di cư gửi tiền về nhà, bởi vậy việc rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế ở các nước phát triển lại càng trở nên quan trọng". 

WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của COVID-19 đối với tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ