Góp ý Dự thảo Luật PPP: HoREA kiến nghị nên bỏ dự án BT khỏi phạm vi điều chỉnh của luật này

Nhàđầutư
Bên cạnh việc tán thành các nôi dung của Dự thảo Luật PPP, HoREA cũng góp ý hai vấn đề, thứ nhất là về quy định cả trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Luật PPP. Thứ hai, cần xem xét việc dự án BT có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
CHU KÝ
27, Tháng 05, 2020 | 13:25

Nhàđầutư
Bên cạnh việc tán thành các nôi dung của Dự thảo Luật PPP, HoREA cũng góp ý hai vấn đề, thứ nhất là về quy định cả trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Luật PPP. Thứ hai, cần xem xét việc dự án BT có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Nhiều bất hợp lý

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, qua nghiên cứu Dự thảo Luật PPP, Hiệp hội tán thành nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP là phải “bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng”.

“Bởi lẽ, trong dự án PPP thì Nhà nước và nhà đầu tư cùng đồng đầu tư, là đối tác bình đẳng với nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận thì cũng phải cùng chia sẻ rủi ro. Nhưng, để thực hiện hiệu quả hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, thì trước hết phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch, bình đẳng”, HoREA nhận định.

Đồng thời, HoREA cũng tán thành quan điểm của Dự thảo Luật PPP là việc chia sẻ phần giảm doanh thu trong quá trình khai thác vận hành dự án, chỉ giới hạn trong các trường hợp dự án PPP được cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.

2_203087

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm hoàn thiện, thì Dự thảo luật PPP vẫn có những điểm bất hợp lý về quy định cả trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Luật PPP.

Cụ thể, sau khi nghiên cứu tài liệu “Các mô hình lập pháp về phương thức đối tác công tư” của Ủy ban Liên Hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), HoREA nhận thấy, UNCITRAL yêu cầu dự án PPP phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư là chuẩn xác. Nhưng, nước ta đã có Luật Đấu thầu, nên hoàn toàn có thể áp dụng Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP.

Do vậy, không cần thiết quy định trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Luật PPP, mà nên bổ sung các quy phạm pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP vào Luật Đấu thầu thì hợp lý hơn.

Theo HoREA, Luật Đấu thầu là “luật hình thức, luật thủ tục”. Pháp luật về đấu thầu quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công; mua sắm sử dụng vốn nhà nước; dự án PPP; dự án có sử dụng đất… để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Trong khi đó, Luật PPP là “luật nội dung”, nên việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP áp dụng Luật Đấu thầu là phù hợp. Không nên biến Luật PPP từ “luật nội dung” thành “luật nội dung kiêm luật hình thức, luật thủ tục.

Kiến nghị dự án BT không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật PPP

Theo HoREA, vấn đề cần được quan tâm xem xé trong Dự thảo Luật PPP, đó là “Dự án Xây dựng-Chuyển giao” (dự án BT) có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật PPP, mà chịu sự điều chỉnh của Luật Quản lý sử dụng tài sản công.

Theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công việc “sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao” (Hợp đồng BT) và “Việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”.

Hiệp hội cho rằng, dự án BT là dự án thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, bằng hình thức Hợp đồng BT, nhưng hoàn toàn khác biệt với các loại hợp đồng PPP khác. Dự án PPP được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân.

Cụ thể, dự án BT được thực hiện trên cơ sở nhà đầu tư xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Cơ quan ký kết hợp đồng và được Cơ quan ký kết hợp đồng thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện dự án khác.

Bên cạnh đó, trong dự án BT, nhà đầu tư bỏ tiền ra trước để thực hiện công trình BT và được Nhà nước thanh toán lại sau, khi công trình BT được nghiệm thu bàn giao, tương tự như kiểu “Hợp đồng nhận thầu trọn gói; Hợp đồng nhận thầu khoán gọn”.

Đồng thời, dự án BT chỉ có yếu tố “thanh toán”, mà không có yếu tố “hợp tác” như trong dự án PPP. Nhà nước thanh toán giá trị Hợp đồng BT cho nhà đầu tư theo nguyên tắc “ngang giá”, theo kiểu “mua đứt bán đoạn”. Nhà đầu tư dự án BT bán công trình BT cho Nhà nước; Nhà nước mua công trình BT và thanh toán cho nhà đầu tư bằng tài sản công, theo phương thức trao đổi hàng hóa thô sơ “vật đổi vật, hàng đổi hàng”.

Đối với dự án PPP, HoREA nhận định, Nhà nước và nhà đầu tư là hai đối tác bình đẳng, hợp tác có thời hạn để thực hiện dự án PPP, theo nguyên tắc “bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng”, cùng chia lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro, nhất là trong trường hợp dự án bị giảm doanh thu trong quá trình khai thác, quản lý vận hành.

Đồng thời, Nhà nước và nhà đầu tư cùng thống nhất thành lập công ty dự án để thực hiện và quản lý vận hành dự án PPP, hoàn toàn khác với cơ chế thực hiện và quản lý vận hành dự án BT.

Do đó, HoREA đề nghị Quốc hội xem xét bỏ Khoản 3 Điều 45 quy định về loại “Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)” trong Dự thảo Luật PPP. Việc điều chỉnh “Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)” thực hiện theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ