Dự thảo Luật PPP vẫn chưa làm yên lòng nhà đầu tư
Dù đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2, tuy nhiên vẫn còn nhiều “lấn cấn” của chuyên gia và nhà đầu tư về các quy định trong dự thảo Luật PPP.

Phát triển hạ tầng nhà máy điện liệu có được đầu tư theo hình thức PPP?
Chọn đúng dự án chứ không phải chọn đúng lĩnh vực
Tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), qua thảo luận, đang nổi lên 2 luồng quan điểm chính. Đó là quy định lĩnh vực nào cần làm PPP (chọn cho), thu hẹp, chỉ tập trung làm dự án PPP quy mô lớn, thiết yếu, có khả năng lan tỏa. Loại ý kiến thứ 2 theo hướng chọn bỏ, đề nghị cấm lĩnh vực nào không được làm trong luật (ví dụ liên quan đến an ninh, quốc phòng, lĩnh vực cấm hoặc hạn chế đầu tư), còn lại được làm để bảo đảm tính linh hoạt.
Thông tin mới nhất về vấn đề này, phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến về đầu tư theo hình thức PPP do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức, ông Phạm Ngọc Lâm, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội cho biết, do lo ngại mở rộng cơ chế đầu tư PPP có khả năng dẫn đến rủi ro ở cấp độ quốc gia, nên các ý kiến thảo luận đang nghiêng về phương án tiếp cận theo hướng chọn cho.
Thậm chí, với 5 lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đã được quy định trong dự thảo Luật, có ý kiến cho rằng vẫn rộng, đề nghị bỏ lĩnh vực về lưới điện, nhà máy điện, cung cấp nước sạch vì tư nhân hoàn toàn có thể đầu tư 100%, hoặc giao DNNN như EVN, PVN, TKV làm mà không cần sự tham gia của nhà nước theo hợp đồng PPP.
Phát biểu về vấn đề này, ông Đoàn Giang, Chuyên gia PPP quốc tế thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhìn nhận, các lĩnh vực PPP đang càng ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, phải làm rõ mục tiêu của Chính phủ trong xây dựng danh mục này là gì?
“Cần tập trung nguồn lực vào lĩnh vực ưu tiên, nhưng đặt ngược vấn đề, liệu Chính phủ có bỏ sót lĩnh vực mà nhà đầu tư mong muốn, quan tâm, như điện, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch hay không?”, ông Giang nói.
Đồng tình với việc Chính phủ cố gắng tập trung ưu tiên vào một số dự án, khi PPP còn non trẻ. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng dự thảo Luật nên mở ra hướng để khi có các dự án khác hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân thì cơ sở pháp lý vẫn cho phép thực hiện.
“Tôi hiểu Chính phủ muốn tập trung một số lĩnh vực để bảo đảm thành công nhưng thực hiện PPP có thành công hay không phụ thuộc có chọn đúng dự án chứ không phải chọn đúng lĩnh vực”, ông Giang nêu ý kiến.
Có cùng quan điểm trên, Ông Đào Việt Dũng, chuyên gia cao cấp về quản lý nhà nước và PPP, Ngân hàng ADB cho biết, nhiều nước quy định linh hoạt lĩnh vực đầu tư PPP dựa trên từng thời kỳ nên ưu tiên hướng chọn bỏ. Trong khi đó Việt Nam chủ trương thu hẹp lại, cụ thể hóa từng lĩnh vực tạo ra sự xơ cứng, không linh hoạt. Theo ông Dũng, khi quy định lĩnh vực đầu tư, Luật nên để mở, linh hoạt hơn, để Chính phủ quy định cụ thể tùy thuộc điều kiện từng dự án trong từng thời kỳ.
Tiếp cận một cách cụ thể hơn, ông Đặng Chi Liêu, chuyên gia của công ty Luật Baker Mc Kenzie đề nghị cần làm rõ từ ngữ trong dự thảo luật, ví dụ như lĩnh vực “nhà máy điện”, vậy thì hạ tầng nhà máy điện có được đầu tư theo hình thức PPP không?
“Hiện có 2 xu hướng đầu tư năng lượng khá rõ trong thời gian tới. Thứ nhất là LNG, không chỉ nhà máy điện mà còn nhập khẩu, tái hóa khí, điện, khi nói nhà máy điện thì có bao gồm các cấu phần khác hay không? Thứ hai là năng lượng tái tạo. Đấu thầu điện mặt trời chúng tôi đề xuất Nhà nước hoặc bên thứ 3 phát triển hạ tầng, sau đó nhà đầu tư vào đầu tư trong khu đó. Vậy phát triển hạ tầng nhà máy điện như vậy cũng nên áp dụng PPP”, ông Liêu nêu vấn đề.
Chưa có sự bình đẳng giữa Nhà nước và nhà đầu tư
Về công tác giám sát đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, có ý kiến lo ngại dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, thời gian kéo dài hàng chục năm thì quy định thanh tra, kiểm tra, giám sát phải thông thoáng, tạo điều kiện huy động vốn tối đa.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng dự án mục đích công, trách nhiệm cuối cùng vẫn là nhà nước, người sử dụng vẫn phải trả phí dù trực tiếp hay gián tiếp thì phải giám sát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, nhưng đồng thời phải có mức giá, phí hợp lý để không ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của người sử dụng dịch vụ.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Ngọc Lâm cho biết, dự thảo Luật đã quy định khá cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ giám sát của các cơ quan, tổ chức tùy theo từng giai đoạn.
Theo đó, tinh thần là chặt chẽ nhưng không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình thực hiện dự án PPP; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP.
Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Dương Đăng Huệ, cố vấn pháp luật của VARSI đánh giá, quy định của dự thảo luật chưa thể hiện thái độ bình đẳng, công bằng trong ghi nhận quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp dự án.
Theo ông Huệ, Điều 97, Bộ Luật Dân sự 2015 tuyên bố: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.
Đặc điểm của PPP một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, một bên là doanh nghiệp thông thường. Nhưng Điều 61 và 67 trong dự thảo Luật PPP đang phá vỡ nguyên tắc của Điều 97 nói trên khi đều nói về quyền của cơ quan ký hợp đồng mà không có chiều ngược lại, không tìm thấy quyền của doanh nghiệp dự án. Doanh nghiệp dự án chịu quyền giám sát của cơ quan nhà nước là đúng, nhưng tại sao lại không có quyền giám sát ngược lại.
“Trong triển khai dự án, công tác giải phóng mặt bằng thuộc về nhà nước và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm tiến độ cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác giải phóng mặt bằng thường không đảm bảo được điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp dự án, vậy chủ đầu tư có quyền kiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?”, ông Huệ đặt câu hỏi.
- Cùng chuyên mục
Vì sao Khu Kinh tế Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính mới?
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai mới dự kiến sẽ đưa trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (thuộc Bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định hiện nay) với kỳ vọng tạo cú hích cho khu vực này.
Đầu tư - 13/05/2025 18:06
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
CTCP Đầu tư Hacom Holdings đề xuất xây dựng 6.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2026 – 2030 thuộc dự án khu đô thị phường Hưng Dũng, TP. Vinh.
Đầu tư - 13/05/2025 18:05
Hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ
Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 100 doanh nghiệp (DN) trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ - SelectUSA Investment Summit 2025 đang có hoạt động giao lưu, đối thoại tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đầu tư - 13/05/2025 15:40
Tháng 5 khởi sắc: Sóng cổ phiếu ngành dẫn dắt đang hình thành
Cơ hội đầu tư đang mở ra khi sóng tăng mới dần hình thành trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 13/05/2025 12:27
Đà Nẵng tiếp tục chi hơn 100 tỷ nâng cấp khu phố Tây
Dự án Khu phố du lịch An Thượng - giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng; nơi đây sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, mua sắm cả ngày lẫn đêm cho du khách...
Đầu tư - 13/05/2025 11:09
Vĩnh Phúc muốn hãng luật Hàn Quốc kéo thêm nhiều doanh nghiệp đồng hương đến đầu tư
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa đề nghị một công ty luật của Hàn Quốc tư vấn để đưa thêm nhiều doanh nghiệp từ xứ sở kim chi đến đầu tư tại đây.
Đầu tư - 13/05/2025 08:56
Nghị quyết 68: Cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản bứt phá
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho khối kinh tế tư nhân, đồng thời cũng mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản trong trung và dài hạn.
Đầu tư - 13/05/2025 07:34
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.
Đầu tư - 12/05/2025 16:00
Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên
Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD
Đầu tư - 12/05/2025 15:59
'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'
Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.
Đầu tư - 12/05/2025 15:31
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư - 12/05/2025 09:22
Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'
Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Đầu tư - 12/05/2025 07:32
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam
Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago